Nhìn lại Năm Chủ tịch ASEAN 2020: Bài 1: ASEAN gắn kết vượt khó và chủ động thích ứng
Năm Chủ tịch ASEAN 2020 đã chính thức khép lại. "Thuyền trưởng" Việt Nam đã chèo lái thành công “con thuyền ASEAN” vượt qua một năm đầy thử thách, tiếp tục phát huy vai trò của mình ở khu vực và nắm bắt những cơ hội mới.
Đúng như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định tại Hội nghị tổng kết Năm Chủ tịch ASEAN 2020: “Đến hôm nay nhìn lại chúng ta cùng tự hào tuyên bố Năm Chủ tịch ASEAN 2020 đã thành công toàn diện, vang dội, trọn vẹn và thực chất; thành công về chất lượng nội dung, số lượng kỷ lục các văn kiện được thông qua, số lượng hơn 550 cuộc họp, nhiều sáng kiến, ưu tiên của Việt Nam đã trở thành tài sản chung của ASEAN; thành công trong bảo đảm an ninh, an toàn, trọng thị về lễ tân và thành công trong quảng bá hình ảnh Cộng đồng ASEAN và Việt Nam hòa bình, ổn định phát triển thịnh vượng trong tâm thức của bạn bè quốc tế”. Có thể nói thành công toàn diện, vang dội của Năm Chủ tịch ASEAN 2020 là một đỉnh cao thắng lợi mới của đường lối đối ngoại đa phương của Đảng. TTXVN giới thiệu loạt 4 bài viết, điểm lại những thành công nổi bật của Năm Chủ tịch ASEAN 2020: Bài 1: ASEAN gắn kết vượt khó và chủ động thích ứng Với tinh thần gắn kết và chủ động thích ứng, vượt qua rào cản không gian, thời gian lẫn hình thức tương tác, các nhà lãnh đạo ASEAN đã làm việc có hiệu quả, nhất trí nhiều biện pháp quyết liệt, đối phó với những thách thức, trong đó có COVID-19, đi cùng với giữ vững đà hợp tác, đưa ra những định hướng lớn cho Cộng đồng ASEAN ngày càng phát triển vững mạnh. Chung tay vượt khó do đại dịch Năm Chủ tịch ASEAN 2020 diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực chuyển biến nhanh chóng, phức tạp với các thách thức, cơ hội đan xen, nhất là đại dịch COVID-19 đã bùng phát, cướp đi sinh mạng của hàng triệu người dân, làm đảo lộn cuộc sống toàn cầu, tác động nghiêm trọng đến thành quả kinh tế-xã hội được tích lũy hàng thập kỷ qua. Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 23/12, các nước thuộc ASEAN ghi nhận thêm 11.049 ca mắc COVID-19 so với 1 ngày trước. Như vậy, các nước ASEAN hiện ghi nhận tổng cộng 1.433.503 ca mắc COVID-19 trong đó có 32.534 người tử vong và 1.232.278 bệnh nhân đã bình phục. Với tinh thần “Gắn kết và chủ động thích ứng”, ASEAN đã và đang đoàn kết, chung tay, mạnh mẽ vượt qua khó khăn do đại dịch. Ngay từ khi dịch có dấu hiệu xuất hiện trong khu vực, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã nhanh chóng tổ chức một cuộc họp trực tuyến vào đầu tháng 2/2020 để đảm bảo rằng tất cả các nước thành viên thống nhất lập trường chung trong cuộc chiến chống lại đại dịch này. Tuyên bố chung của các Bộ trưởng nêu rõ 9 ưu tiên hợp tác chung, trong đó có 2 vấn đề quan trọng nhất là tăng cường phối hợp để đảm bảo sẵn sàng ứng phó với dịch COVID-19 và tích cực trao đổi thông tin về tình hình dịch bệnh. Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế và Quốc phòng ASEAN cũng diễn ra với tuyên bố chung về hành động phối hợp chống dịch COVID-19. Trung tâm quân y ASEAN mới thành lập cũng bắt đầu thảo luận và đưa ra biện pháp để ngăn chặn dịch bệnh.Trước khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố COVID-19 là đại dịch (tháng 3/2020), Việt Nam với vai trò nước Chủ tịch ASEAN 2020 đã chủ động và kịp thời ra Tuyên bố Chủ tịch về ứng phó của ASEAN với dịch COVID-19 (14/2/2020), sớm triệu tập Hội nghị Hội đồng Điều phối ASEAN, đề xuất thành lập và họp Nhóm Công tác liên ngành (cấp Thứ trưởng) của Hội đồng Điều phối ASEAN về ứng phó với các tình huống y tế công cộng khẩn cấp.
Bên cạnh đó, Việt Nam chủ động đẩy mạnh hợp tác của ASEAN với các nước và tổ chức quốc tế nhằm nâng cao hiệu quả phòng, chống dịch. Việt Nam đã phối hợp tổ chức nhiều cuộc họp của ASEAN với các đối tác như: Trung Quốc, Nhật Bản, New Zealand, Australia, Liên minh châu Âu, Hoa Kỳ… WHO đã nhận được nhiều cam kết đóng góp tài chính cho nỗ lực chung chống đại dịch. Cụ thể, Hoa Kỳ đã hỗ trợ 87 triệu USD, Nhật Bản hỗ trợ hơn 1 triệu USD, Trung Quốc hỗ trợ hơn 1 triệu USD và Liên minh châu Âu (EU) hỗ trợ 800 triệu euro. Tổng Thư ký ASEAN Lim Jock Hoi đánh giá cao sự phối hợp giữa các nước và vai trò Chủ tịch ASEAN của Việt Nam: “Với chủ đề Việt Nam đưa ra là ‘Gắn kết và Chủ động thích ứng’ có nghĩa là gắn kết với nhau để giải quyết mọi vấn đề, trong đó có virus Corona chủng mới và thích ứng với mọi thách thức. Với việc phối hợp và giải quyết chống dịch COVID-19, tôi hy vọng đây là nền tảng để ASEAN có thể tiếp tục gắn kết và thích ứng giải quyết mọi thách thức trong tương lai, đặc biệt trong lĩnh vực y tế”. Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Don Pramudwinai khẳng định: “Hội nghị cấp cao ASEAN đặc biệt và Hội nghị cấp cao ASEAN+3 đặc biệt về COVID-19 diễn ra dưới hình thức trực tuyến đã được triệu tập kịp thời vào giữa tháng 4, sau đó là một số hội nghị trực tuyến cấp bộ trưởng giữa ASEAN và các đối tác bên ngoài. Những can dự cấp cao này không chỉ thể hiện ý chí chính trị mạnh mẽ của ASEAN và các đối tác bên ngoài để làm việc cùng nhau, mà còn là minh chứng cho sức mạnh tập thể của ASEAN”. Kết quả những nỗ lực chung của ASEAN trong 10 tháng qua là, tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37, các nhà Lãnh đạo đã thông qua nhiều sáng kiến về hợp tác ứng phó COVID-19 và các nguy cơ dịch bệnh, đưa vào triển khai Quỹ ASEAN ứng phó COVID-19, Kho dự phòng vật tư y tế khẩn cấp khu vực, Khung chiến lược ứng phó các tình huống y tế khẩn cấp của ASEAN, Trung tâm y tế ASEAN ứng phó với các tình huống y tế công cộng khẩn cấp và dịch bệnh mới nổi. ASEAN cũng thông qua Khung phục hồi tổng thể ASEAN, Thỏa thuận Hành lang đi lại ASEAN và Kế hoạch triển khai đồng bộ trên cả 3 trụ cột nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp sớm khắc phục hậu quả dịch bệnh, ổn định đời sống kinh tế-xã hội ở các quốc gia. Đại dịch cũng đã khuyến khích các thành viên ASEAN đẩy nhanh việc triển khai Cơ chế một cửa ASEAN và thông qua chứng nhận xuất xứ điện tử để khắc phục tình trạng gián đoạn thương mại do đại dịch COVID-19. Nghị định thư đầu tiên về sửa đổi Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) có hiệu lực vào tháng 9/2020 chấp nhận chữ ký/con dấu điện tử. Tháng 11/2020, Hệ thống quá cảnh hải quan ASEAN (ACTS) liên quan đến Campuchia, Lào, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam được ra mắt. Theo đó, các thương nhân có thể tiến hành vận chuyển qua các nước thành viên ASEAN tham gia hệ thống này chỉ với một xe tải, một tờ khai hải quan và một giấy bảo lãnh của ngân hàng”. Một sự kiện thể hiện sự chủ động trong ứng phó với các thách thức của ASEAN chính là việc thiết lập Mạng lưới phản ứng nhanh đối với tin giả trong khu vực ASEAN. Những kết quả tích cực trong công tác kiểm soát dịch bệnh đã củng cố niềm tin cho các nước thành viên ASEAN tiếp tục theo đuổi những mục tiêu lâu dài về xây dựng và phát triển Cộng đồng ASEAN. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lào Thongphan Savanphet cho rằng, Việt Nam đã có nhiều sáng kiến hữu ích cho ASEAN, trong đó có các sáng kiến như tăng cường gắn kết cộng đồng ASEAN, đánh giá lại các kế hoạch tổng thể cũng như việc thực hiện vai trò của ASEAN, thảo luận biện pháp để thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước ASEAN. Đặc biệt, trong giai đoạn COVID-19 lây lan, Việt Nam đã chủ động đưa ra nhiều sáng kiến để tham vấn, trao đổi kinh nghiệm với không chỉ các nước trong ASEAN mà còn với các đối tác ngoài ASEAN, về cách thức hợp tác để ngăn chặn và đối phó với dịch bệnh, khôi phục lại nền kinh tế ASEAN để tiếp tục tăng trưởng trong tương lai. Ông Thongphan Savanphet khẳng định, những đóng góp nổi bật nhất của Việt Nam trong năm Chủ tịch ASEAN 2020 là đã đưa ra được rất nhiều sáng kiến và hoàn thành tất cả các mục tiêu, kế hoạch đã đề ra trong năm. Điều này góp phần bảo vệ hòa bình, ổn định và sự phát triển của ASEAN, giúp ASEAN đoàn kết và tiếp tục giữ được vai trò trung tâm của ASEAN trong hợp tác với các nước ngoài khối, đồng thời tạo thêm sự gắn kết và đoàn kết hơn trong ASEAN. ASEAN gắn kết ngày càng bền chặt Có thể nói, đại dịch COVID-19 là một phép thử quan trọng về khả năng phục hồi của ASEAN và khả năng dẫn dắt của Việt Nam với tư cách là Chủ tịch ASEAN năm 2020. Bằng ý chí kiên cường, quyết tâm cao, hành động mạnh mẽ của cả Cộng đồng ASEAN, sự hợp tác hiệu quả của các đối tác và tay lái vững vàng của “thuyền trưởng” Việt Nam, Năm Chủ tịch ASEAN 2020 đã diễn ra một cách sôi động thay vì trầm lắng như những quan ngại ban đầu khi đại dịch COVID-19 xuất hiện. Nước Chủ tịch Việt Nam cùng các nước thành viên, các đối tác đã tổ chức tới hơn 550 cuộc họp, bằng hình thức trực tuyến-bán trực tuyến, thông qua số lượng kỷ lục các văn kiện. Riêng Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 và các Hội nghị Cấp cao liên quan đã tổ chức thành công 20 cuộc họp liên quan và hơn 80 văn kiện được thông qua. Đây là số văn kiện được thông qua cao nhất trong các kỳ họp ASEAN. Nhìn lại Năm ASEAN 2020, có thể nhận thấy 3 điểm nhấn đậm nét. Điểm nhấn đầu tiên là những tiến triển trên con đường xây dựng Cộng đồng ASEAN. Bất chấp những khó khăn của đại dịch COVID-19, các nước thành viên đã duy trì đà xây dựng Cộng đồng, thực hiện thành công các mục tiêu, ưu tiên đề ra trong năm 2020.Trong đó, đáng chú ý là hoàn tất đánh giá giữa kỳ triển khai Kế hoạch tổng thể Cộng đồng ASEAN 2025 và Kế hoạch tổng thể Kết nối ASEAN 2025, đưa ra Tuyên bố Hà Nội về Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN sau 2025, xây dựng nền tảng vững chắc cho con đường phát triển phía trước của Cộng đồng ASEAN.
ASEAN đã thúc đẩy công tác chuẩn bị cho rà soát triển khai Hiến chương ASEAN; gắn kết hợp tác phát triển tiểu vùng với tiến trình phát triển chung của ASEAN để mọi người dân có được cơ hội đóng góp cho cộng đồng; nâng cao hình ảnh và hiện diện của Cộng đồng ASEAN, theo đó khuyến khích treo cờ ASEAN và sử dụng bài hát ASEAN, đưa hình ảnh ASEAN gần với người dân và cộng đồng. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: "Khó khăn không chùn bước, thách thức chẳng sờn lòng, dịch COVID-19 đã không thể cản trở tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN”, tinh thần gắn kết và chủ động thích ứng đã trở thành động lực thúc đẩy tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN. Điểm nhấn thứ hai của năm ASEAN 2020 chính là nỗ lực chung của toàn khối nhanh chóng, chủ động và kịp thời có phản ứng tập thể trước tác động nặng nề của COVID-19 với nhiều kết quả quan trọng, trên tinh thần đặt lợi ích người dân lên hàng đầu, để không ai bị bỏ lại phía sau. Thông qua hợp tác chống COVID-19 và phục hồi kinh tế, sự gắn kết trong ASEAN càng bền chặt. Điểm nhấn thứ ba đó là phát huy vai trò trung tâm của ASEAN và nâng tầm vai trò, vị thế ASEAN ở khu vực và quốc tế. Trên tinh thần “gắn kết và chủ động thích ứng”, ASEAN đã biến năm 2020 của mình trở thành một năm sôi động với những nỗ lực liên kết khu vực không mệt mỏi, cùng sự hỗ trợ của các nền tảng kết nối số. “Trái ngọt” của những nỗ lực kết nối này chính là việc ký kết Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37 hồi tháng 11. Tổng thư ký ASEAN Lim Jock Hoi nhận định việc ký kết RCEP là một “minh chứng cho sức mạnh hiệu triệu và vai trò lãnh đạo của khu vực trong việc thúc đẩy một cấu trúc kinh tế mở, toàn diện và dựa trên các quy tắc”. ASEAN cũng thúc đẩy các tiếp cận cân bằng trong quan hệ với các đối tác như thông qua Tuyên bố của các Bộ trưởng Ngoại giao dịp 53 năm thành lập ASEAN, gửi đi thông điệp về một ASEAN hòa bình, an ninh, trung lập và ổn định, mong muốn tăng cường các giá trị hướng tới hòa bình trong khu vực phù hợp với luật pháp quốc tế.Chuyên gia Hoo Chiew Ping, giảng viên cấp cao về nghiên cứu chiến lược và quan hệ quốc tế thuộc Đại học Quốc gia Malaysia nhận định, ASEAN đã và đang đặt nền móng cho cấu trúc an ninh khu vực dựa trên các nền tảng của ASEAN, qua đó vai trò trung tâm của ASEAN tiếp tục được khẳng định.
Đánh giá về những thành quả mà ASEAN đã đạt được trong năm 2020, Tổng thư ký ASEAN Lim Jock Hoi cho rằng, đó là những thành tựu “độc nhất vô nhị và đáng khen ngợi”. Ông đánh giá, trong năm 2020, các quốc gia thành viên ASEAN đã xuất sắc trong việc tiếp tục công việc của mình bất chấp các biện pháp phong tỏa và cách ly chống dịch. Những thành tựu trong một năm 2020 đầy khó khăn, cùng tinh thần “gắn kết” và “chủ động thích ứng”, trở thành chìa khóa, nền tảng cơ bản và là “thương hiệu” để giúp ASEAN vững vàng tiến bước vào năm 2021, cũng được dự báo đầy rẫy những thách thức, chông gai./. >> Bài 2: RCEP- Mảng màu sáng trong bức tranh kinh tế thế giớiTin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Chuyên gia Nhật Bản: Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc vai trò Chủ tịch ASEAN 2020
13:06' - 24/12/2020
Việt Nam đã ghi dấu ấn lớn trên trường quốc tế khi đảm nhiệm vai trò chủ tịch luân phiên ASEAN dù năm 2020 có nhiều khó khăn và thách thức, chủ yếu do tác động của đại dịch COVID-19.
-
Kinh tế Việt Nam
Năm Chủ tịch ASEAN 2020 thành công toàn diện, vang dội, trọn vẹn và thực chất
21:35' - 11/12/2020
Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị Tổng kết năm Việt Nam Chủ tịch ASEAN 2020
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Du lịch Huế - Đà Nẵng: Đổi mới để tăng sức hút
19:09'
Với vị trí trung tâm di sản văn hóa Huế và trung tâm kết nối Đà Nẵng, miền Trung không chỉ là điểm đến thu hút du khách mà đang có những bước đi mới nhằm tăng sức hút trong phát triển du lịch.
-
Kinh tế Việt Nam
Thúc đẩy hợp tác chiến lược toàn diện Trung-Việt chất lượng và sâu sắc hơn
18:25'
Theo Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, lãnh đạo hai Đảng, hai nước VIệt Nam và Trung Quốc nhất trí sẽ thúc đẩy hợp tác chiến lược toàn diện Trung-Việt lên tầm cao mới, chất lượng và sâu sắc hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Tăng cường hợp tác công - tư thúc đẩy tăng trưởng xanh
18:25'
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Quốc Phương, sự hợp tác giữa khu vực công và khu vực tư giúp thực hiện các mục tiêu cao cả hơn, đặc biệt là mục tiêu phát triển bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Nghiên cứu ứng dụng AI trong giao thông xanh
18:02'
AI đang trở thành xu thế toàn cầu, làm thay đổi mọi mặt, bao gồm lĩnh vực giao thông và đô thị xanh phát triển bền vững.
-
Kinh tế Việt Nam
Hải Dương khởi công đường 394B và thông xe đường trục Đông -Tây
17:28'
Ngày 19/4, tỉnh Hải Dương tổ chức khởi công xây dựng đường tỉnh 394B (đoạn nối từ đường tỉnh 395 đến trục Bắc - Nam, huyện Thanh Miện) và thông xe kỹ thuật đường trục Đông - Tây, tỉnh Hải Dương.
-
Kinh tế Việt Nam
Thông xe, khánh thành nhiều dự án giao thông trọng điểm
17:00'
Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), sáng 19/4, nhiều tỉnh, thành trên cả nước đã tổ chức khánh thành, thông xe nhiều dự án giao thông quan trọng.
-
Kinh tế Việt Nam
Thái Bình dự kiến giảm 73% đơn vị hành chính cấp xã
16:58'
Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XX, Kỳ họp thứ 42, ngày 19/4, Tỉnh ủy Thái Bình đã thống nhất Đề án, phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã từ 242 đơn vị thành 5 phường và 60 xã.
-
Kinh tế Việt Nam
Tham vấn người dân vùng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận về thu hồi đất
16:57'
Cơ quan chức năng tỉnh Ninh Thuận vừa tham vấn ý kiến người dân vùng dự án về giá cả đền bù, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất thực hiện dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2.
-
Kinh tế Việt Nam
Kích hoạt vị thế Thương vụ bảo vệ thị trường xuất khẩu
15:38'
Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài vào chiều 28/4 tới đây được kỳ vọng sẽ đề ra được các chính sách nhằm bảo vệ xuất khẩu trước thuế đối ứng của Mỹ.