Nhìn lại thế giới 2015: Nước Đức với vai trò đầu tàu tích cực
Tại Hội nghị an ninh Munich đầu tháng 2/2015, Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier đã nhấn mạnh những trụ cột trong chính sách đối ngoại của Đức, gồm: can dự tích cực hơn vào việc quản lý khủng hoảng và duy trì trật tự thế giới, đảm bảo an ninh châu Âu.
Chính sách này được thể hiện rõ trong các nỗ lực của Đức nhằm đạt được thỏa thuận hòa bình Minsk để giải quyết cuộc xung đột ở Ukraine, hồ sơ hạt nhân Iran, khủng hoảng nợ Hy Lạp, cuộc nội chiến Syria, tích cực tham gia cung cấp vũ khí, huấn luyện cho lực lượng người Peshmerga ngăn chặn bước tiến của tổ chức “Nhà nước Hồi giáo” (IS) tự xưng và mới đây nhất là quyết định tham gia sứ mệnh quốc tế chống IS.
Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng người di cư là bài toán gai góc gây bất đồng, chia rẽ trong chính giới Đức cũng như giữa các nước châu Âu. Cuộc khủng hoảng này sẽ còn kéo dài bởi quy mô và tính chất phức tạp của vấn đề.
Không giống như các cuộc khủng hoảng khác, cuộc khủng hoảng người di cư liên quan tới nhiều quốc gia và châu lục, từ những nước có người di cư tới những nước mà người di cư tìm tới.
Trong bối cảnh hầu hết các nước châu Âu đều tìm cách hạn chế dòng người di cư, thì Đức lại đi đầu trong việc tiếp nhận người di cư với tuyên bố không hạn chế số người di cư vào nước này.
Mới đây nhất, Berlin còn khẳng định sẽ không áp đặt mức trần tiếp nhận người di cư. Chính sách trên được người di cư cũng như dư luận quốc tế hoan nghênh, song lại gây ra những bất đồng trong chính nước Đức cũng như các quốc gia trong Liên minh châu Âu (EU).
Tâm điểm của những lời khen - chê này là nữ Thủ tướng Đức Angela Merkel. Theo quan điểm của nhà lãnh đạo Đức, trong bối cảnh rối ren như vậy, việc Đức đóng cửa với người di cư sẽ khiến tình hình phức tạp và nguy hiểm hơn, thậm chí có nguy cơ dẫn tới xung đột ở khu vực Balkan, một trong những tuyến đường chính để người di cư vào châu Âu.
Vai trò tiên phong của Đức trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng người di cư được thể hiện ở các đề xuất như tăng cường bảo vệ khu vực ngoại khối, phối hợp với Italy và Hy Lạp lập các cơ sở đăng ký và tiếp nhận tị nạn, từ đó phân bổ hạn ngạch tiếp nhận tới các nước trong khối.
Đã quá nửa nhiệm kỳ trôi qua và những thách thức vẫn đang chờ đợi Thủ tướng Merkel trong năm 2016. Cuộc chiến chống khủng bố, bài toán người di cư, đặc biệt là việc hòa nhập người tị nạn vào xã hội Đức, sẽ vẫn là những ưu tiên hàng đầu cần giải quyết của Berlin.
Khẩu hiệu "Chúng ta sẽ làm được" của “bà đầm thép” Merkel như một lời khẳng định rằng nước Đức sẽ thành công với những chính sách đối nội, đối ngoại của mình và tiếp tục khẳng định vai trò “đầu tàu” trong các vấn đề khu vực và quốc tế./.
- Từ khóa :
- Đức
- khủng hoảng di cư
- chống khủng bố
- Angela Merkel
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội bắt đầu tiêm vắc xin dịch vụ 5 trong 1
14:04' - 30/12/2015
Vào lúc 7 giờ 30 ngày 30/12, Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội số 70 Nguyễn Chí Thanh đã bắt đầu tiêm vắc xin dịch vụ 5 trong 1 cho người dân song song với việc tiêm vắc xin Quinvaxem như trước đây.
-
Kinh tế Thế giới
Năm 2015 - Năm bản lề cho sự phát triển kinh tế của ASEAN
10:50' - 30/12/2015
Các nhà quan sát Trung Quốc mới đây đã đưa ra đánh giá tổng thể tình hình kinh tế-chính trị khu vực ASEAN trong bối cảnh năm 2015 sắp kết thúc.
-
Kinh tế Thế giới
10 sự kiện kinh tế thế giới 2015
16:33' - 29/12/2015
Năm 2015 kinh tế thế giới diễn ra nhiều sự kiện lớn, tác động chung tới kinh tế toàn cầu cũng như địa chính trị của nhiều nước. Dưới đây là 10 sự kiện nổi bật nhất do BNEWS/TTXVN bình chọn.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ cảnh báo EU về việc trao MES cho Trung Quốc
14:03' - 29/12/2015
Mỹ vừa lên tiếng cảnh báo Liên minh châu Âu (EU) về việc trao quy chế kinh tế thị trường (MES) cho Trung Quốc,
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26'
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24'
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03'
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01'
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47'
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46'
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc muốn xây dựng 4 thành phố khởi nghiệp hàng đầu thế giới
12:40'
Cho đến năm 2030, Hàn Quốc sẽ thúc đẩy việc xây dựng 4 thành phố lọt vào danh sách 100 thành phố tốt nhất thế giới để khởi nghiệp.