Nhóm hàng hot nào được các tập đoàn thu mua quốc tế săn lùng tại Việt Nam?
Theo thông tin từ Ban tổ chức Chuỗi sự kiện “Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế” (Viet Nam International Sourcing 2024), hàng loạt đại siêu thị, nhà phân phối bán lẻ và đoàn thu mua quốc tế đang lên danh sách chi tiết mua sắm 5 nhóm hàng từ các nhà cung ứng tiềm năng Việt Nam. Bên cạnh nhóm hàng “ăn khách” là thực phẩm, năm nay các nhà mua hàng đặc biệt quan tâm đến nhóm hàng dệt may và phụ kiện thời trang; giày dép, ba lô, túi xách và phụ kiện; đồ thể thao và thiết bị; đồ gia dụng và nội thất.
Ông Tạ Hoàng Linh- Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu- châu Mỹ (Bộ Công Thương) cho biết: sức hút từ Chuỗi sự kiện năm nay được Ban tổ chức đánh giá vượt trội so với năm 2023. Ngay từ thời điểm này, chuỗi đã thu hút sự tham gia đông đảo của đại diện các hãng phân phối lớn, doanh nghiệp thu mua từ khắp nơi trên thế giới như Hoa Kỳ, Canada, Mexico, Chile, Venezuela, Pháp, Anh, Đức, Thụy Điển, Italy, Nga, Latvia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc, Hong Kong (Trung Quốc), Ấn Độ, Australia, New Zealand ... Dự kiến, trong ba ngày diễn ra Chuỗi sự kiện từ 6- 8/6 năm 2024, Viet Nam Sourcing sẽ thu hút 10.000 lượt khách tham quan, giao dịch với 300 đoàn quốc tế đến từ 30 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Theo ông Tạ Hoàng Linh, có thể kể đến hàng loạt đại siêu thị nổi tiếng toàn cầu với danh sách thu mua đa dạng và thị phần áp đảo tại rất nhiều các quốc gia phát triển, bảo chứng cho sự thành công của chuỗi sự kiện như Aeon, Uniqlo (Nhật bản), Walmart, Amazon, Safeway (Hoa Kỳ), Carrefour, Decathlon (Pháp), Falabella (Chile), Coppel (Mexico), Central Group (Thái lan), Lotte (Hàn Quốc), IKEA (Thuỵ điển), LuLu (UAE)... Đây cũng là các nhà thu mua có nhu cầu đa dạng hoá nguồn cung, đang nỗ lực xây dựng chuỗi cung ứng có khả năng chống chịu tốt trước những biến động của thị trường thế giới. Đồng thời đánh giá cao tiềm năng, lợi thế của hàng hoá Made-in-Viet Nam và khả năng đáp ứng yêu cầu nước nhập khẩu của doanh nghiệp Việt Nam.
Điểm đáng chú ý của Viet Nam Sourcing 2024 là ngoài sự tham gia của những “ông lớn” thu mua quốc tế, chuỗi sự kiện còn nhận được sự quan tâm của các nhà thu mua trung cấp. Cụ thể là chuyên gia mua hàng của hệ thống các siêu thị chuyên ngành, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng giảm giá, chuỗi siêu thị phục vụ người châu Á, công ty thương mại chuyên nhập khẩu để cung ứng theo ngành hàng riêng biệt cho chuỗi siêu thị trên toàn cầu đến từ nhiều thị trường mới, có tiêu chuẩn không quá khắt khe như Nam Mỹ, Trung Đông và Đông Âu.Đặc biệt, với đà tăng trưởng trở lại của ngành dệt may, da giày trong nước, nhu cầu tìm kiếm đối tác kinh doanh trong lĩnh vực này tại Việt Nam của doanh nghiệp quốc tế tăng vượt bậc từ đầu năm đến nay.
Theo chia sẻ từ Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ, trong tổng số hàng trăm đoàn thu mua quốc tế dự kiến “đổ bộ” vào Việt Nam trong tháng 6 tới, rất nhiều đoàn bày tỏ rõ mong muốn tìm kiếm đối tác bền vững trong lĩnh vực dệt may, da giày.
Thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu dệt may của Việt Nam trong quý I năm 2024 khởi sắc đạt 9,57 tỷ USD, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2023; trong khi đó, xuất khẩu nhóm ngành da giày, túi xách trong 3 tháng đầu năm nay cũng đạt 5,69 tỷ USD, tăng 10,5% so với quý I năm 2023.
Nhóm mặt hàng đồ thể thao và thiết bị, bao gồm cả máy chạy bộ cũng được hệ thống đại siêu thị, hãng phân phối tìm kiếm nhà cung cấp nội địa. Đây cũng là ngành hàng mà doanh nghiệp Việt Nam có nhiều lợi thế cũng như tiềm năng mở rộng sang các thị trường mới. Thông qua tham dự chuỗi sự kiện năm trước, một số doanh nghiệp sản xuất đồ dụng cụ thể thao nội địa đã ký kết được hợp đồng, đưa trực tiếp hàng hóa của mình vào hơn 100 cửa hàng của hệ thống Falabella – hãng bán lẻ lớn nhất tại khu vực Mỹ La tinh.
Cùng với đó, nhóm hàng đồ gia dụng và nội thất, bao gồm sản phẩm từ vật liệu gỗ, cao su, nhựa, hàng thủ công mỹ nghệ tiếp tục nhận được sự quan tâm ngày càng tăng từ các nhà thu mua quốc tế. Đơn cử, Tập đoàn Coppel của Mexico hiện có nhu cầu nhập khẩu số lượng lớn lên đến 500.000 lốp ô tô con hàng năm để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước. Hãng bán lẻ danh tiếng này cũng đặc biệt quan tâm đến các mặt hàng có xuất xứ từ Việt Nam như quần áo thời trang, giày dép, phụ kiện công nghệ, đồ nội thất gia dụng. Nhiều hãng phân phối đặt kỳ vọng với số lượng doanh nghiệp tham gia và quy mô tăng gần gấp đôi so với lần tổ chức đầu tiên, chuỗi sự kiện "Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế 2024" sắp tới sẽ tìm kiếm thêm được nhiều sản phẩm thế mạnh của Việt Nam để đưa vào hệ thống và xuất khẩu.
Tại cuộc toạ đàm với các nhà phân phối do Bộ Công Thương tổ chức mới đây tại Tp. Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Đức Trọng, Trưởng phòng phụ trách phát triển nhà cung ứng mới Walmart cho biết, Việt Nam đang là 1 địa điểm thu mua chiến lược của Tập đoàn, trong Top 5 trên thế giới và đứng thứ 2 tại châu Á. Hơn nữa, Việt Nam đang cung ứng lượng hàng hoá giá trị khoảng 7 tỷ USD trong năm 2023 cho hệ thống Walmart với hơn 10.500 siêu thị tại 19 nước trên thế giới, từ điện tử, dệt may, da giày, hàng nội ngoại thất, hàng gia dụng, đồ chơi đến mặt hàng thực phẩm đông lạnh…
“Định hướng của tập đoàn trong thời gian tới là ưu tiên phát triển nhà cung ứng địa phương tạo điều kiện cho họ cung cấp trực tiếp hàng vào Walmart thay vì chỉ là nhà sản xuất thứ cấp”, ông Nguyễn Đức Trọng bày tỏ.
Đối với Aeon, việc thu mua từ thị trường Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn khởi động mà còn đặt mục tiêu thu mua gấp đôi trong năm 2024 và 1 tỷ USD vào năm 2025. Tại Viet Nam Sourcing 2024, Aeon sẽ tổ chức các đoàn thu mua từ Nhật bản, Trung Quốc, Hong Kong (Trung Quốc) và Malaysia vào Việt Nam.
Ngoài kết nối giao thương trực tiếp cho các doanh nghiệp đã có kinh nghiệm xuất khẩu, Viet Nam Sourcing 2024 còn có hoạt động bên lề như hội thảo chuyên ngành, tư vấn thị trường, hướng tới nhóm doanh nghiệp có năng lực xuất khẩu, muốn đa dạng hoá thị trường, mở rộng sản phẩm sang thị trường mới, doanh nghiệp có tiềm năng nhưng chưa có kinh nghiệm xuất khẩu…Qua đó, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp này nắm bắt thông tin thị trường, nâng cao năng lực, xây dựng chiến lược phát triển xuất khẩu bền vững khi bước ra thị trường toàn cầu, tận dụng hiệu quả Hiệp định tự do thương mại (FTA) mà Việt Nam đang là thành viên.
Đặc biệt, Chuỗi sự kiện ghi nhận sự vào cuộc của hệ thống Thương vụ/chi nhánh Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài. Triển khai kế hoạch được giao, các Thương vụ, chi nhánh Thương vụ đã đồng loạt tiến hành quảng bá Viet Nam Sourcing 2024 rộng rãi tới các nhà nhập khẩu, kênh phân phối, các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài để mời các đoàn thu mua quốc tế tham dự với nhiều hình thức đa dạng phù hợp với nước sở tại (truyền thông trực tiếp hoặc điện tử, qua các kênh xúc tiến thương mại, networking, hội chợ triển lãm…).
Dưới sự chỉ đạo của Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ và Vụ thị trường châu Á – châu Phi, các Thương vụ, chi nhánh Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài đã chủ động, tích cực tìm kiếm, tiếp xúc, làm việc vận động, mời đoàn thu mua, doanh nghiệp nhập khẩu, doanh nghiệp phân phối nước sở tại vào Việt Nam tham gia sự kiện. Ngoài ra, các Thương vụ cũng thiết kế chương trình riêng cho từng nhóm doanh nghiệp thu mua theo yêu cầu, thông qua việc tổ chức hội thảo, gặp gỡ đối tác tiềm năng, kết hợp tổ chức đi thăm nhà máy, cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu, địa phương, vùng nguyên liệu... Những hoạt động này sẽ tạo ra cơ hội trao đổi, kết nối trực tiếp và xây dựng mối quan hệ đáng tin cậy giữa doanh nghiệp của cả hai phía.
Viet Nam Sourcing 2024 không chỉ là sự kiện thúc đẩy xuất khẩu, phát triển thị trường quan trọng mà còn là nơi gặp gỡ giao lưu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm của các doanh nghiệp. Thông qua chuỗi sự kiện, nhiều thoả thuận, giao dịch thương mại sẽ được ký kết thành công; gặp gỡ nhiều đối tác… để Viet Nam International Sourcing 2024 trở thành điểm hẹn kinh doanh uy tín cho doanh nghiệp, góp phần đưa hàng hóa, sản phẩm Việt Nam vươn xa trên thị trường toàn cầu.
Chuỗi sự kiện “Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế” (Viet Nam International Sourcing 2024), là sự kiện do Bộ Công Thương phối hợp với UBND Tp. Hồ Chí Minh tổ diễn ra từ ngày 6-8/6 tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm Sài Gòn (SECC) với quy mô khoảng 10.000m2 dành cho 500 doanh nghiệp đại diện các lĩnh vực khác nhau trong chuỗi cung ứng quốc tế, tập trung ngành hàng chính là thực phẩm, dệt may, giày dép, ba lô, túi xách, đồ thể thao và dã ngoại, đồ gia dụng và nội thất.Tin liên quan
-
DN cần biết
Bộ Công Thương cụ thể hóa Nghị quyết về phát triển ngành đường sắt
17:03' - 16/04/2024
Phát triển công nghiệp đường sắt đồng bộ, hiện đại gắn với các ngành công nghiệp khác. Ngoài ra, cần xác định danh mục công trình công nghiệp đường sắt được ưu đãi, mức ưu đãi hỗ trợ.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Quy mô kinh tế internet Việt Nam năm 2024 ước đạt 36 tỷ USD
15:27' - 21/11/2024
Ước tính quy mô nền kinh tế Internet Việt Nam đạt 36 tỷ USD, tăng 16% với năm 2023. Thương mại điện tử bán lẻ tiếp tục là trụ cột với 22 tỷ USD, tăng 18% và chiếm 61% tổng quy mô nền kinh tế Internet.
-
DN cần biết
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp vỏ viên nhộng cứng từ Việt Nam
14:58' - 21/11/2024
Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị doanh nghiệp theo dõi chặt chẽ diễn biến vụ việc; chủ động nghiên cứu, nắm vững quy định, trình tự, thủ tục điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp của Hoa Kỳ.
-
DN cần biết
Mở rộng tài khoản chuyên thu tại các ngân hàng thương mại
12:53' - 21/11/2024
Kho bạc Nhà nước Khánh Hòa tiếp tục mở rộng tài khoản chuyên thu tại các ngân hàng thương mại; mở rộng phạm vi địa bàn bắt buộc chi trả thanh toán cá nhân qua tài khoản tại ngân hàng.
-
DN cần biết
Hoa Kỳ áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu với xơ sợi staple nhân tạo từ polyester
21:52' - 19/11/2024
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden ban hành quyết định áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu với sản phẩm xơ sợi staple nhân tạo từ polyeste (Fine Denier Polyester Staple Fiber) nhập khẩu vào Hoa Kỳ.
-
DN cần biết
“Tự hào hàng Việt Nam” trên môi trường trực tuyến
16:16' - 19/11/2024
Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Online Friday 2024 từ ngày 25/11-1/12, trưng bày sản phẩm chất lượng cao, khẳng định cam kết của Bộ Công Thương đưa hàng Việt chinh phục mọi thị trường.
-
DN cần biết
Năm 2025, ngành dệt may đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 47 - 48 tỷ USD
10:36' - 19/11/2024
Năm 2025, ngành dệt may đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 47- 48 tỷ USD - thông tin được ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Vitas đưa ra tại buổi họp báo về Lễ kỷ niệm 25 năm thành lập VITAS.
-
DN cần biết
Công ty Nhật Bản đánh giá cao lợi thế của Việt Nam trong khu vực
22:07' - 18/11/2024
Phó Tổng Giám đốc THK cho biết Việt Nam có sức phát triển to lớn, đây là yếu tố đầu tiên thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đến Việt Nam.
-
DN cần biết
Gần 500 tỷ đồng xây dựng nhà máy sản xuất sản phẩm thời trang cao cấp
18:31' - 18/11/2024
Đơn vị vừa cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án Nhà máy sản xuất các sản phẩm thời trang TnB Việt Nam do nhà đầu tư HGQ ASIA PTE. LTD.
-
DN cần biết
Khai mạc Hội chợ đặc sản vùng miền khu vực Đồng bằng sông Cửu Long – Vĩnh Long năm 2024
15:45' - 16/11/2024
Ngày 16/11, UBND tỉnh Vĩnh Long phối hợp Bộ Công Thương tổ chức Khai mạc Hội chợ đặc sản vùng miền khu vực Đồng bằng sông Cửu Long – Vĩnh Long năm 2024.