Nhu cầu nhiên liệu tại châu Á phục hồi không đồng đều
Theo số liệu từ báo cáo giao thông Apple Mobility và các tính toán của hãng tin Bloomberg, mặc dù hoạt động tiêu thụ nhiên liệu có dấu hiệu tăng lên ở nền kinh tế lớn thứ ba châu Á cũng như ở Thái Lan, nhưng nhu cầu đang chậm lại ở Đài Loan (Trung Quốc), Việt Nam và Malaysia.
Do đó, công ty tư vấn năng lượng FGE đánh giá triển vọng tiêu thụ năng lượng của khu vực này vẫn khá trái chiều.
* Đà phục hồi không đồng đều
Giá dầu thô toàn cầu đã kéo dài đà tăng với giá dầu Brent phá ngưỡng 75 USD/thùng trong tháng này, khi các nền kinh tế đẩy mạnh tốc độ mở cửa trở lại và các hoạt động giao thông gia tăng.
Tuy nhiên, các khu vực châu Âu và Mỹ là những nơi ghi nhận tốc độ phục hồi nhanh nhất với nhu cầu xăng tại Mỹ vừa đạt mức cao nhất trong năm nay.
Trong khi đó tại châu Á, một khu vực tiêu thụ dầu quan trọng, tình hình lại diễn biến đa chiều hơn.
Như ở Ấn Độ, các nguồn thạo tin thân cận với ba nhà bán lẻ lớn nhất của quốc gia này cho hay doanh số bán xăng và dầu diesel của quốc gia đã phục hồi trong nửa đầu tháng 6/2021 sau khi làn sóng COVID-19 ảnh hưởng đến nền kinh tế vào tháng Năm.
Dữ liệu do Apple Mobility thống kê cũng cho thấy hoạt động sử dụng xe trung bình hàng ngày của Ấn Độ đã tăng 39,3 điểm phần trăm tính từ đầu tháng Sáu tới hiện tại so với cùng kỳ tháng trước.
Thái Lan cũng đảo ngược đà giảm của tháng Năm với hoạt động sử dụng xe tại đây tăng 12,9 điểm phần trăm vào cùng giai đoạn.
Nhưng ở những nơi khác như Đài Loan, Việt Nam và Malaysia, hoạt động sử dụng xe tiếp tục giảm so với tháng Năm do các hạn chế đi lại để chống dịch.
Ông Kendrick Wee, Giám đốc công ty nghiên cứu và phân tích thị trường IHS Markit, cho biết nhiều khả năng hoạt động giao thông ở Malaysia và Việt Nam, cũng như chỉ số nhà quản lý mua hàng – những chỉ dấu chính về tiêu thụ xăng và dầu của mỗi nước – đều sẽ giảm vào tháng Sáu. Cũng theo ông Wee, khả năng phục hồi nhu cầu nhiên liệu ở Việt Nam sẽ chỉ tới trong quý III/2021.
*Con đường nhiều gập ghềnh phía trước
Số liệu từ các kho dự trữ sản phẩm chưng cất nhẹ ở trung tâm phân phối của Singapore cho thấy tình trạng dư cung ngày càng tăng.
Cụ thể, lượng dự trữ bao gồm các nhiên liệu như naphtha và xăng đã đạt mức cao nhất trong chín tuần là 14,2 triệu thùng vào tuần trước.
Theo công ty tư vấn FGE, điều này một phần do hoạt động xuất khẩu nhiên liệu từ Singapore đến các khu vực khác của Đông Nam Á như Malaysia đều giảm.
Chuyên gia Wee của IHS cho biết các nhà máy lọc dầu có thể chậm hồi phục phần công suất được cho tạm nghỉ để bảo trì nhằm giảm bớt bất kỳ áp lực nào trên thị trường. Song điều này có thể dẫn tới sự tích lũy nguồn cung tiềm năng.
Ông Wee nói thêm rằng trong khi nhu cầu về xăng và dầu trong khu vực dự kiến sẽ tăng lên trong hai tháng tới khi các hạn chế về di chuyển được nới lỏng, hầu hết sự phục hồi đều xoay quanh các thị trường bên ngoài châu Á.
FGE đánh giá trong quý III/2021, nhu cầu xăng tại khu vực này sẽ phục hồi thêm khoảng 300.000 thùng/ngày so với quý II trước đó.
Công ty tư vấn này nhấn mạnh tới sự hỗ trợ từ việc các Chính phủ Nhật Bản và Hàn Quốc nới lỏng những hạn chế phòng dịch, tạo điều kiện cho hoạt động đi lại gia tăng.
Điều đó có thể khiến cán cân xăng dầu của châu Á đảo ngược từ mức thặng dư hiện tại là 70.000 thùng/ngày thành thâm hụt trong giai đoạn tới./.
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Doanh số bán nhiên liệu của Ấn Độ đang tăng trở lại
08:04' - 21/06/2021
Doanh số bán xăng và dầu diesel của Ấn Độ đã tăng trở lại trong nửa đầu tháng 6/2021, cho thấy hoạt động tiêu thụ năng lượng của nước này đang dần phục hồi sau đợt bùng phát dịch COVID-19 thứ hai.
-
Ý kiến và Bình luận
REN21: Tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch vẫn cao như 10 năm trước
10:02' - 15/06/2021
Theo mạng lưới chính sách năng lượng xanh (REN21), thị phần của nhiên liệu hóa thạch trong tổng tiêu thụ năng lượng hỗn hợp toàn cầu vẫn cao như một thập niên trước.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Xúc tiến mở rộng thị trường mới xuất khẩu hạt điều
16:43' - 14/07/2025
Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết, mục tiêu xuất khẩu hạt điều năm 2025 là 4,5 tỷ USD tăng 2,7% so với cùng kỳ 2024. Như vậy, xuất khẩu mặt hàng này 6 tháng cuối năm cần đạt khoảng 2,2 tỷ USD.
-
Thị trường
Cuộc chiến thuế quan “nhấn chìm” nhu cầu dầu mỏ trên thế giới
12:15' - 12/07/2025
Tăng trưởng nhu cầu dầu trên thế giới đang ở mức yếu, đặc biệt tại các quốc gia nằm trong tầm ngắm đe dọa thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Thị trường
Tiếp sức cho hàng Việt đứng vững trên “sân nhà”
16:19' - 11/07/2025
Thị trường nội địa Việt Nam với hơn 100 triệu dân, thay vì là vùng đất tiềm năng để hàng Việt bứt phá, thì lại đang bị bủa vây bởi hàng hóa không rõ nguồn gốc, hàng giả, hàng nhái.
-
Thị trường
Sản lượng bán hàng thép Hòa Phát đạt 2,6 triệu tấn
10:10' - 09/07/2025
Quý 2 năm 2025, Tập đoàn Hòa Phát sản xuất 2,5 triệu tấn thép thô, tương đương quý 1 và tăng 10% so với cùng kỳ 2024.
-
Thị trường
Sắp diễn ra Hội chợ Thương mại Việt Nam - Myanmar năm 2025
16:06' - 08/07/2025
Hội chợ Thương mại Việt Nam - Myanmar 2025 sẽ được tổ chức vào ngày 10-12/10/2025 tại Yangon Convention Centre với quy mô trên 100 gian hàng.
-
Thị trường
Cú sốc nguồn cung kéo lùi thị trường dầu mỏ
18:47' - 07/07/2025
Diễn biến nổi bật nhất trong nửa đầu năm là việc OPEC+ liên tục nâng sản lượng khai thác, với quyết định mới nhất là bổ sung thêm 548.000 thùng/ngày từ tháng 8/2025.
-
Thị trường
Thị trường dầu mỏ thế giới biến động mạnh trong nửa đầu năm 2025
09:30' - 07/07/2025
Theo tổng hợp của trang chuyên ngành Oilprice, giá dầu đầu năm 2025 lao dốc mạnh do Mỹ áp dụng các mức thuế quan mới và OPEC+ tăng sản lượng dầu.
-
Thị trường
Nhật Bản xem xét cải thiện điều kiện lao động để mở rộng sản xuất gạo
09:30' - 07/07/2025
Dự kiến Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản sẽ tổ chức một hội đồng chuyên gia trong tháng này để xem xét lại chế độ ngoại lệ cho ngành nông nghiệp.
-
Thị trường
Cá tra, tôm “bơi” mạnh vào thị trường nội địa
12:10' - 04/07/2025
Ngoài các thị trường xuất khẩu truyền thống, thị trường nội địa cũng đóng vai trò then chốt, là kênh tiêu thụ ổn định, góp phần nâng cao giá trị gia tăng.