Nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp xây dựng giảm
Số liệu khảo sát từ Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy, nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp xây dựng trong quý I/2020 có xu hướng giảm so với quý trước đó. Trong số các doanh nghiệp xây dựng tham gia khảo sát, có 23,6% doanh nghiệp nhận định nhu cầu sử dụng lao động tăng, 56,3% đánh giá giữ ổn định và 20,1% giảm.
Nhu cầu sử dụng lao động của ngành xây dựng cũng khác nhau giữa các loại hình doanh nghiệp. Khu vực doanh nghiệp nhà nước có 29,4% nhận định nhu cầu tăng, 56,5% giữ ổn định và 14,1% giảm. Trong khi đó, tỷ lệ này của khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước là 24,1% nhận định tăng, 55,5% giữ ổn định và 20,4% giảm. Khu vực doanh nghiệp FDI là 16,5% đánh giá tăng, 65,2% giữ ổn định và 18,3% giảm.
Các doanh nghiệp ngành xây dựng dự báo, quý II/2020, nhu cầu sử dụng lao động nói chung tiếp tục có xu hướng giảm so với quý I/2020. Điều này phản ánh rõ, trước những khó khăn về hoạt động sản xuất kinh doanh, nhiều doanh nghiệp có xu hướng thu gọn quy mô sản xuất và cắt giảm lao động để giảm chi phí sản xuất. Ngành xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng có dự báo khả quan hơn các ngành hoạt động xây dựng còn lại về nhu cầu sử dụng lao động trong quý II/2020 với 23,5% doanh nghiệp dự báo quy mô lao động tăng, 53,2% giữ ổn định và 23,3% giảm.Tỷ lệ này của các doanh nghiệp xây dựng nhà các loại lần lượt tương ứng: 22,6% tăng, 52,7% giữ ổn định và 24,7% giảm; các doanh nghiệp hoạt động xây dựng chuyên dụng có 17,9% tăng, 58,8% giữ ổn định và 23,3% giảm.
Kết quả khảo sát quý I/2020 cũng phản ánh, tỷ lệ lao động thường xuyên trong các doanh nghiệp hoạt động xây dựng có xu hướng giảm hơn so với quý IV/2019, chiếm 42,0% trong tổng số lao động sử dụng trong doanh nghiệp và có sự khác biệt giữa các loại hình doanh nghiệp. Khu vực doanh nghiệp FDI có tỷ lệ lao động thường xuyên ổn định hơn, chiếm 79,2%; tỷ lệ này của khu vực doanh nghiệp nhà nước là 60,1% và khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước là 39,8%. Doanh nghiệp hoạt động xây dựng chuyên dụng có tỷ lệ lao động thường xuyên cao nhất với 57,8%; doanh nghiệp xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng là 46,8% và doanh nghiệp xây dựng nhà các loại là 33,5%. Trong khi đó, tỷ lệ lao động thời vụ trong các doanh nghiệp xây dựng lại có xu hướng tăng, chiếm 58% trong tổng số lao động của doanh nghiệp. Khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước có tỷ lệ lao động thời vụ cao nhất với 60,2% tổng số lao động của doanh nghiệp; tỷ lệ này của khu vực doanh nghiệp nhà nước là 39,9% và khu vực doanh nghiệp FDI là 20,8%. Nhu cầu sử dụng lao động thời vụ giữa các ngành hoạt động xây dựng cũng khác nhau.Cụ thể, doanh nghiệp xây dựng nhà các loại có nhu cầu sử dụng lao động thời vụ cao hơn, chiếm 66,5% tổng số lao động; tỷ lệ này của các doanh nghiệp xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng là 53,2% và doanh nghiệp hoạt động chuyên dụng là 42,2%./.
- Từ khóa :
- doanh nghiệp
- xây dựng
- tổng cục thống kê
- lao động
Tin liên quan
-
Bất động sản
Doanh nghiệp bất động sản chuyển hướng kinh doanh
08:07' - 03/04/2020
Các chuyên gia kinh tế và một số “đại gia” bất động sản có uy tín đều bày tỏ quan ngại và đưa ra lời khuyên “phải cẩn trọng quyết định mua hay đi thuê bất động sản vào lúc này.
-
Bất động sản
Dịch COVID-19: Bất động sản có tỷ lệ doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh tăng cao nhất
16:27' - 01/04/2020
Lĩnh vực bất động sản có tỷ lệ doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh tăng cao nhất với con số 493 doanh nghiệp, tăng tới 94,1% so với cùng kỳ năm 2019.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thần tốc xây dựng pháp luật, đáp ứng yêu cầu tình hình diễn biến nhanh
10:34'
Sáng 18/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2025 thứ hai để xem xét, cho ý kiến vào 5 nội dung xây dựng pháp luật.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội thành lập cụm công nghiệp làng nghề vốn đầu tư 623 tỷ đồng
09:19'
Cụm công nghiệp có diện tích 26,3 ha, tọa lạc tại xã Nam Tiến và thị trấn Phú Minh, huyện Phú Xuyên, nơi nổi tiếng với các làng nghề truyền thống như: nghề mộc dân dụng và cơ khí.
-
Kinh tế Việt Nam
Thêm dư địa, động lực phát triển mới cho “đầu tàu kinh tế”
07:47'
Khu vực Đông Nam Bộ dự kiến thành lập hai đơn vị hành chính cấp tỉnh mới được nhận định sẽ mở ra dư địa phát triển mới, tạo thêm động lực phát triển mới cho “đầu tàu kinh tế”.
-
Kinh tế Việt Nam
Chính sách áp dụng tại Trung tâm tài chính quốc tế không rập khuôn, có chọn lọc
21:04' - 17/04/2025
Chiều 17/4, tại Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Hội nghị thượng đỉnh P4G: Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên đối thoại các nhà lãnh đạo với doanh nghiệp
20:43' - 17/04/2025
Phiên Đối thoại giữa các nhà lãnh đạo với cộng đồng doanh nghiệp với chủ đề “Hợp tác công – tư thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển bền vững” do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: CCSEZR đưa ra những khuyến nghị hữu ích cho Chính phủ Việt Nam
20:42' - 17/04/2025
Chiều 17/4, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng đã làm việc với Giáo sư Đào Nhất Đào, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đặc khu kinh tế (CCSEZR), Đại học Thâm Quyến (tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc).
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu bế mạc Hội nghị thượng đỉnh P4G lần thứ tư
20:23' - 17/04/2025
Sau bốn ngày làm việc, Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ tư năm 2025 đã kết thúc thành công tốt đẹp.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam sẵn sàng đăng cai tổ chức thành công Hội nghị Bộ trưởng UNCTAD 16
19:51' - 17/04/2025
Ngày 17/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp bà Rebeca Grynspan, Tổng Thư ký Cơ quan Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD).
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thành dứt điểm mục tiêu ổn định dân cư vùng tái định cư Thủy điện Sơn La
18:46' - 17/04/2025
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, việc phát triển, nâng cao đời sống cho đồng bào di dân nhường đất cho dự án thủy điện Sơn La là nhiệm vụ ưu tiên.