Những công cụ để Chính phủ Mỹ ứng phó lạm phát cao kỷ lục
Từ việc giảm thuế đối với hàng hóa Trung Quốc đến giải quyết tình trạng thiếu hụt bán dẫn, có nhiều biện pháp Mỹ có thể thực hiện để kiểm soát lạm phát.
Tuy nhiên, giới phân tích cảnh báo rằng hầu như không biện pháp nào có thể giúp Mỹ thoát ngay khỏi tình rạng lạm phát leo thang vốn đã phủ bóng lên nền kinh tế lớn nhất thế giới này trong năm nay trong quá trình phục hồi từ đại dịch COVID-19.
* Giảm thuế đối với hàng hóa Trung QuốcDưới thời cựu Tổng thống Donald Trump, Mỹ đã áp thuế đối với lượng hàng hóa trị giá 370 tỷ USD của Trung Quốc trong năm 2018, vì những hành vi thương mại mà Mỹ cho là không công bằng. Chính phủ của Tổng thống Biden vẫn giữ nguyên các loại thuế này, nhưng cho biết sẽ xem xét lại chiến lược thương mại đối với Trung Quốc, cũng như khởi động một quá trình để nhiều công ty Mỹ được miễn nhiều loại thuế đang làm gia tăng chi phí của họ. Trung Quốc là nhà cung cấp hàng hóa hàng đầu cho Mỹ, và Tổng thống Biden có thể lựa chọn nới lỏng quy định về thuế hơn nữa đối với nước này để giải quyết lạm phát, vốn đã lên đến 6,2% trong tháng 10/2021 so với cùng kỳ năm ngoái, theo số liệu của Bộ Lao động Mỹ. Trong một cuộc phỏng vấn mới đây với CBS, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen không đề cập đến việc thay đổi chính sách thuế quan, song thừa nhận sẽ có một số điều chỉnh. Theo bà, thuế quan thực sự có xu hướng làm tăng giá cả hàng hóa trong nước. Ông Jay Bryson, chuyên gia kinh tế trưởng phụ trách mảng ngân hàng đầu tư và doanh nghiệp của Wells Fargo, nhận định việc giảm thuế có thể phần nào xoa dịu tình hình và làm giảm giá một số mặt hàng, nhưng sẽ không giải quyết dứt điểm vấn đề lạm phát, điều mà ông Biden đang tìm kiếm. * Tháo gỡ chuỗi cung ứngKể cả khi thuế quan được giảm xuống, Mỹ vẫn phải xoay xở với tình trạng tắc nghẽn tại các cảng biển của nước này. Hàng loạt tàu chở hàng vẫn đang nằm dài dọc các bờ biển Los Angeles và Savannah, bang Georgia suốt nhiều tháng qua để chờ dỡ hàng hóa. Tình trạng này đã làm dấy lên những lo ngại về sự gián đoạn đối với mùa lễ hội mua sắm. Có nhiều lý do gây đứt gãy chuỗi cung ứng, và Tổng thống Biden đang nỗ lực để tháo gỡ chúng bằng cách hối thúc Cảng Los Angeles cung cấp dịch vụ 24 giờ, cũng như yêu cầu các công ty WalMart, FedEx và UPS tăng giờ làm việc để giải quyết tình trạng hàng tồn. Nhà Trắng cho biết dự luật đầu tư cơ sở hạ tầng trị giá 1.200 tỷ USD sẽ dành một khoản tiền cho các dự án hiện đại hóa có thể hỗ trợ cho các cảng biển. Nhưng chuyên gia cấp cao tại Mỹ của Capital Economics Andrew Hunter không chắc về điều này.Ông Hunter cảnh báo kế hoạch nâng cấp cơ sở hạ tầng này, cùng với gói 1.850 tỷ USD chi cho các dịch vụ xã hội mà ông Biden đang thúc đẩy Quốc hội thông qua, "sẽ không có tác dụng gì trong việc kiềm chế tình hình lạm phát hiện tại, và thậm chí còn có thể gia tăng lạm phát hơn nữa nếu chúng dẫn đến việc mở rộng tài khóa trong ngắn hạn, từ đó thúc đẩy nhu cầu”.
* Khuyến khích sản xuất bán dẫn Những tháng gần đây, các nhà máy của Mỹ đã “vật lộn” để đảm bảo nguồn cung bán dẫn, trong đó lĩnh vực sản xuất ô tô đặc biệt bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Sự giảm tốc trong hoạt động sản xuất ô tô mới là một yếu tố khiến giá xe ô tô đã qua sử dụng tăng mạnh, từ đó khiến lạm phát nhìn chung tăng cao hơn nữa, trong khi nỗ lực xây dựng lại đội xe của các công ty cho thuê xe cũng góp phần làm tình hình trở nên căng thẳng hơn. Trước đó trong năm nay, Tổng thống Biden đã hội kiến các giám đốc điều hành hàng đầu trong ngành bán dẫn, và tìm cách hợp tác với Liên minh châu Âu (EU) để giải quyết tình trạng thiếu hụt bán dẫn tại một hội nghị thượng đỉnh hồi tháng Chín. * Gây áp lực với Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed)Cơ quan có khả năng xử lý lạm phát tốt nhất trong Chính phủ Mỹ là Fed. Tuy nhiên, các công cụ mà ngân hàng này nắm trong tay lại không "sắc bén".
Fed có thể nâng lãi suất từ mức 0, nhưng trong bối cảnh nền kinh tế vẫn đang trên đà phục hồi từ đại dịch, thì việc này có thể gây ra một đợt suy thoái. Các quan chức hàng đầu của ngân hàng này đã phát đi thông điệp rõ ràng rằng sẽ không có đợt tăng lãi suất nào cho đến khi Fed kết thúc việc giảm dần chương trình mua tài sản hàng tháng của mình, được dự đoán sẽ khép lại vào giữa năm sau.
Ông Bryson nhận định do tình trạng lạm phát hiện tại phần lớn là do sự căng thẳng nguồn cung, nên Fed hầu như không thể làm gì trong việc này. Fed hoạt động một cách độc lập đồng nghĩa với việc kể cả khi Tổng thống Biden muốn thay đổi chính sách tiền tệ của Mỹ, thì ông cũng không phải là người đưa ra quyết định trong việc này./.Tin liên quan
-
Tài chính & Ngân hàng
Fed chờ đợi tín hiệu rõ ràng hơn về triển vọng kinh tế Mỹ
11:54' - 10/11/2021
Lạm phát ở mức cao hơn nhiều so với mục tiêu 2% của Fed, do các yếu tố đáng lẽ chỉ là tạm thời, như tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng, nhưng đang kéo dài hơn so với những dự báo trước đó.
-
Phân tích - Dự báo
Tiếng chuông cảnh báo đối với kinh tế Mỹ
05:30' - 10/11/2021
Niềm tin của người tiêu dùng Mỹ giảm mạnh những tháng gần đây. Sự thay đổi này rất giống với tình hình trước cuộc Đại suy thoái năm 2008, cho thấy kinh tế Mỹ đang ở trong tình trạng đáng báo động.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
SỰ KIỆN KINH TẾ THẾ GIỚI NỔI BẬT TUẦN QUA
08:23'
Loạt sự kiện thế giới nổi bật đầu tháng 7/2025 cho thấy nhiều chuyển biến đáng chú ý trên các mặt kinh tế, môi trường và chính sách toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Á - ASEAN: Mảnh ghép chiến lược trong định hướng hợp tác mới của Mercosur
12:27' - 05/07/2025
ASEAN, với vị thế là một trong những trung tâm sản xuất, tiêu thụ và đổi mới công nghệ của thế giới, đang nổi lên như một đối tác tiềm năng trong chiến lược mở rộng hợp tác của Mercosur.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều quốc gia dỡ bỏ hạn chế nhập khẩu thịt gà Brazil
09:30' - 05/07/2025
Brazil thông báo 7 quốc gia đã chính thức dỡ bỏ các hạn chế nhập khẩu thịt gà từ Brazil.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
07:48' - 05/07/2025
Dự cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện trị giá 4.500 tỷ USD là gói chính sách trong nhiệm kỳ thứ hai mang tính biểu tượng của Tổng thống Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan chưa đạt được thỏa thuận về thuế quan với Mỹ
07:38' - 05/07/2025
Thái Lan vẫn chưa hoàn tất đàm phán với Mỹ về thuế đối ứng, song đã có được “những hiểu biết giá trị” để định hướng việc soạn thảo một đề xuất sửa đổi.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ đề xuất áp thuế đối ứng đối với thuế ô tô của Mỹ tại WTO
07:34' - 05/07/2025
Ấn Độ đã đệ trình lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đề xuất áp thuế đối ứng đối với các thuế quan mà Mỹ áp dụng đối với ô tô và một số linh kiện ô tô.
-
Kinh tế Thế giới
Hàng không châu Âu rối loạn do hoạt động đình công
16:47' - 04/07/2025
Các cuộc đình công tại châu Âu đang gây rối loạn hoạt động hàng không tại khu vực này khiến nhiều chuyến bay bị hoãn hoặc hủy vào đúng mùa cao điểm du lịch.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Trung Quốc khẳng định giải pháp đối thoại và hợp tác
16:46' - 04/07/2025
Ngày 4/7, Bộ Thương mại Trung Quốc khẳng định đối thoại và hợp tác là con đường đúng đắn trong thảo luận thuế quan với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt mới nhắm vào hoạt động buôn bán dầu mỏ của Iran
10:27' - 04/07/2025
Bộ Tài chính Mỹ thông báo áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một mạng lưới bị cáo buộc liên quan đến hoạt động mua bán dầu của Iran.