Fed chờ đợi tín hiệu rõ ràng hơn về triển vọng kinh tế Mỹ
Hai trong số các nhà hoạch định chính sách ôn hòa nhất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed, ngân hàng trung ương nước này) ngày 9/11 bày tỏ hy vọng có thể hiểu rõ về triển vọng kinh tế hậu đại dịch hơn vào mùa Hè năm sau, khi Fed dự kiến sẽ kết thúc hoạt động mua tài sản.
Tuy nhiên, liệu sự rõ ràng đó có đủ thuyết phục được hai nhà hoạch định chính sách này rằng lãi suất nên giữ ở mức gần 0% hiện tại trong một hoặc nhiều hơn một năm hay không, hay họ sẽ “gia nhập” với nhóm các nhà hoạch định chính sách khác của Fed, mà ủng hộ việc tăng lãi suất ngay lập tức.Điều này sẽ phụ thuộc vào hai yếu tốc chính là đó là lạm phát bắt đầu giảm và thị trường lao động quay trở lại mức như họ mong đợi.
Chủ tịch chi nhánh Fed tại Minneapolis Neel Kashkari, nhà hoạch định chính sách duy nhất của Fed kêu gọi giữ lãi suất gần 0% cho đến năm 2024 hồi tháng 9/2021, cho biết ông vẫn giữ “quan điểm cởi mở” về chính sách tiền tệ.Tại một sự kiện ở trường Đại học Wisconsin-Eau Claire, ông Kashkari cho biết mặc dù sự gia tăng số ca mắc COVID-19 mới tại Mỹ đang giảm dần, song vẫn tác động đến các nền kinh tế trên toàn cầu.
Lạm phát ở mức cao hơn nhiều so với mục tiêu 2% của Fed, do các yếu tố đáng lẽ chỉ là tạm thời, như tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng, cũng như nhu cầu tăng vọt khi nền kinh tế mở cửa trở lại, nhưng đang kéo dài hơn so với những dự báo trước đó. Ông Kashkari lạc quan rằng thị trường sẽ có thêm rất nhiều thông tin trong ba, sáu, chín tháng tới. Trước đó vào ngày 3/11, Chủ tịch chi nhánh Fed tại San Francisco, Mary Daly, cũng đã đề ra mốc thời gian của riêng mình là vào giữa năm 2022. Phát biểu tại một cuộc họp trực tuyến của Hiệp hội Kinh tế Kinh doanh Quốc gia Mỹ (NABE), bà Mary Daly nói rằng "hãy kiên nhẫn" về chính sách và chờ xem liệu lạm phát có giảm như dự báo hay không. Theo bà Mary Daly, việc tăng lãi suất quá sớm sẽ khiến lạm phát giảm rất ít, còn tốc độ tăng trưởng việc làm “hoàn toàn biến mất”. Như vậy sẽ có quá nhiều rủi ro khi chúng ta không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy đây là xu hướng kéo dài. Bà Mary Daly cho rằng nên chờ đợi đến giữa năm 2022 để xem lạm phát có tiếp tục kéo dài sau đại dịch và thị trường lao động có thật sự tốt như nhiều người nhận định hoặc ít nhất khi mức lương cao hơn và môi trường sức khỏe cộng đồng được cải thiện giúp đưa nhiều người quay trở lại thị trường việc làm hơn. Trong khi chờ đợi điều đó, đây có thể là một "thời gian đầy thử thách" vì người tiêu dùng phải trả nhiều tiền hơn cho xăng dầu, thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác. Ngày 8/11, Chủ tịch chi nhánh Fed tại Chicago Charles Evans cũng bày tỏ quan điểm rằng lạm phát, đang bị tác động bởi tình trạng thiếu hụt nguồn cung do dịch COVID-19 gây ra, sẽ giảm dần. Ông Charles Evans cũng đưa ra mốc thời gian để minh chứng cho những kỳ vọng của mình là vào mùa Xuân 2022./.>>>Người tiêu dùng Mỹ dự báo lạm phát tăng lên mức cao mới
Tin liên quan
-
Tài chính
Fed dự báo lạm phát tiêu dùng đạt mức cao kỷ lục
08:35' - 09/11/2021
Tỷ lệ lạm phát một năm do người tiêu dùng dự đoán đã tăng 0,4 điểm phần trăm kể từ tháng 9/2021 và đạt mức cao nhất kể từ khi cuộc khảo sát bắt đầu vào năm 2013.
-
Ngân hàng
Đồng ringgit sẽ dao động trong phạm vi hẹp sau quyết định của Fed
11:25' - 06/11/2021
Theo chuyên gia kinh tế trưởng Mohd Afzanizam Abdul Rashid, đồng ringgit (RM) của nước này sự kiến sẽ dao động quanh mức 4,15 – 4,16 RM đổi 1 USD sau quyết định mới nhất của Fed.
-
Giá vàng
Giá vàng thế giới tăng hơn 1% sau khi Fed và BoE không nâng lãi suất
07:50' - 05/11/2021
Giá vàng thế giới đi lên trong phiên giao dịch 4/11, khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và Ngân hàng trung ương Anh (BoE) phát đi tín hiệu sẽ không vội vàng nâng lãi suất.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Các nước Trung Đông tìm kiếm nguồn vốn vay tại châu Á-Thái Bình Dương
08:00'
Chỉ trong vài tuần gần đây, các tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn từ Trung Đông đã thực hiện các khoản vay trị giá hơn 2 tỷ USD nhằm tiếp cận thanh khoản từ những ngân hàng châu Á.
-
Tài chính & Ngân hàng
Từ hôm nay, chính thức "khai tử" thẻ từ, bắt buộc xác thực sinh trắc học với doanh nghiệp
14:32' - 01/07/2025
Từ hôm nay 1/7, các ngân hàng sẽ chấm dứt sử dụng thẻ từ, bắt buộc xác thực sinh trắc học với người đại diện tổ chức và triển khai cơ chế thử nghiệm có kiểm soát cho các giải pháp công nghệ tài chính.
-
Tài chính & Ngân hàng
Các cơ quan quản lý Mỹ đề xuất nới lỏng quy định vốn ngân hàng
08:14' - 01/07/2025
Hiện tại, những ngân hàng lớn và quan trọng nhất nước Mỹ như JPMorgan Chase, Bank of America, Goldman Sachs Group và Morgan Stanley phải giữ tỷ lệ eSLR ở mức 5%.
-
Tài chính & Ngân hàng
Từ bếp ăn đến tài khoản ngân hàng: Người Việt học cách làm chủ tài chính
17:00' - 30/06/2025
Từ góc bếp nhỏ đến những diễn đàn đầu tư lớn, mọi người đều đang chia sẻ về cách họ đang vật lộn với chi phí sinh hoạt tăng cao, tìm kiếm những giải pháp tài chính thông minh hơn.
-
Tài chính & Ngân hàng
Căng thẳng địa chính trị định hình lại dòng vốn toàn cầu
21:12' - 29/06/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, căng thẳng địa chính trị và chiến tranh thương mại bắt đầu ảnh hưởng rõ rệt đến dòng chảy đầu tư toàn cầu.
-
Tài chính & Ngân hàng
Hàn Quốc rút bớt đầu tư nước ngoài, FDI bất động sản lao dốc
07:26' - 29/06/2025
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các công ty Hàn Quốc đạt tổng cộng 15,13 tỷ USD trong giai đoạn từ tháng 1-3/2025, giảm 8,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Tài chính & Ngân hàng
Hải quan dừng tiếp nhận tờ khai từ 22 giờ ngày 30/6 đến 5 giờ ngày 1/7
21:55' - 28/06/2025
Để chuẩn bị triển khai hệ thống mới, Cục Hải quan sẽ tạm dừng tiếp nhận khai hải quan trong thời gian nói trên.
-
Tài chính & Ngân hàng
Fed: Các ngân hàng lớn của Mỹ đủ sức trụ vững trước suy thoái
16:19' - 28/06/2025
Theo Fed, các ngân hàng đã vượt qua bài sát hạch với mức độ vốn vững chắc, kể cả khi chịu thiệt hại giả định lên tới hơn 550 tỷ USD.
-
Tài chính & Ngân hàng
EU tăng cường vùng đệm tài chính cho các ngân hàng nhỏ
07:45' - 28/06/2025
Liên minh châu Âu (EU) đã đạt được đồng thuận về quy định nhằm hỗ trợ các ngân hàng nhỏ đang gặp khó khăn. Đây là một phần trong nỗ lực nhằm liên kết lĩnh vực ngân hàng của các quốc gia thành viên.