Những dấu ấn của kinh tế Trung Quốc năm 2017
Trong ba quý I, II, III/2017, kinh tế Trung Quốc tăng 6,9% so với cùng kỳ năm ngoái, vượt mục tiêu mà chính phủ đặt ra cho năm nay là 6,5%. Theo ông Pan Jiancheng thuộc Tổng cục Thống kê Trung Quốc, dưới sức ép cải cách cơ cấu, Trung Quốc đã duy trì được tốc độ tăng trưởng cao vừa với ít biến động. Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã điều chỉnh tăng dự báo tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc lần thứ tư trong năm nay, lên 6,8% năm 2017 và 6,5% năm 2018.
Kinh tế Trung Quốc đạt được tốc độ tăng trưởng như hiện nay là nhờ chính sách tiền tệ thận trọng cũng như chính sách tài khóa chủ động và hiệu quả. Thay vì điều chỉnh lãi suất hay tỷ lệ dữ trữ bắt buộc, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã tập trung nhiều hơn vào các hoạt động thị trường mở trong năm nay để quản lý thanh khoản.Động lực kinh tế mạnh đã giúp dòng chảy vốn qua biên giới ổn định và cân bằng hơn, nhờ đó dự trữ ngoại hối tăng tháng thứ 10 liên tiếp, đạt 3.119,3 tỷ USD vào cuối tháng 11.
Trong khi đó, Trung Quốc đang chuyển dịch nền kinh tế từ dựa vào đầu tư sang dựa vào tiêu dùng. Nhà kinh tế trưởng Wang Tao của UBS China ước tính tiêu dùng sẽ tăng trưởng hàng năm 7% ít nhất trong hai năm tới nhờ thu nhập và nhu cầu cho chất lượng cuộc sống cao hơn tăng. Để đáp ứng nhu cầu, “công xưởng của thế giới” đã nâng cao chất lượng sản phẩm.Việc sản xuất hàng tiêu dùng có giá trị gia tăng thấp đang dần được thay thế bằng hàng chế tạo giá trị cao. Trung Quốc cũng đạt tiến triển trong việc giải quyết tính trạng dư thừa công suất, một trong bốn nhiệm vụ then chốt trong tiến trình cải cách cơ cấu phía nguồn cung đang được thực hiện. Trung Quốc đã hoàn thành kế hoạch giảm công suất sản xuất khoảng 50 triệu tấn thép và ít nhất 150 triệu tấn than trong năm nay.
Một trong những thành tích nổi bật của Trung Quốc trong năm 2017 không phải là ở tốc độ tăng trưởng mà ở việc thực hiện thắt chặt quy định nhằm kiểm soát rủi ro. Các nhà chức trách Trung Quốc đã tăng cường giám sát các hoạt động liên ngân hàng và các sản phẩm quản lý tài sản (WMP) ngoài bảng cân đối kế toán và thông qua hay tăng cường hạn chế với các hoạt động mua nhà nhằm kiểm soát bong bóng bất động sản.Với các biện pháp này, tăng trưởng WMP chậm lại đáng kể so với năm trước, trong khi cơn số nhà ở cũng hạ nhiệt ở một số thành phố, với cả giá nhà mới và đã qua sử dụng ở các thành phố loại một đều tăng chậm lại tháng thứ 13 liên tiếp trong tháng 10.
Trong khi đó, Trung Quốc đang nỗ lực để giảm nợ, đặt ra trần nợ cho các chính quyền địa phương và thực hiện chương trình đổi nợ lấy trái phiếu. Theo cơ quan xếp hạng tín nhiệm Moody's, hoạt động kinh tế và tài chính của các chính quyền địa phương ổn định trong ba quý I, II, III của năm nay và mục tiêu cả năm sẽ đạt được.
- Từ khóa :
- kinh tế trung quốc
- trung quốc
- tiền tệ
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Trung Quốc chú trọng "chất lượng" hơn "tốc độ"
10:15' - 21/12/2017
Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương của Trung Quốc lần đầu tiên đưa ra khái niệm “Tư tưởng của Tập Cận Bình về nền kinh tế xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới”.
-
Kinh tế Thế giới
CASS: Kinh tế Trung Quốc có thể giảm tốc trong năm 2018
18:36' - 20/12/2017
Viện Khoa học xã hội Trung Quốc (CASS) cho biết, đà tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ cải thiện trong năm 2017 song sẽ giảm tốc trong năm 2018.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc ban hành điều lệ về hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp tư nhân
15:54' - 19/12/2017
Trung Quốc đã ban hành điều lệ về hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các công ty tư nhân trong bối cảnh chính phủ nước này đang nỗ lực ngăn chặn những hoạt động đầu tư rủi ro.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thông báo áp thuế bổ sung 34% đối với tất cả hàng hóa Mỹ
18:15'
Trang mạng tiếng Anh của Tân Hoa xã ngày 4/4 đưa tin nước này sẽ áp thuế bổ sung 34% đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ, có hiệu lực từ ngày 10/4.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế ô tô của Mỹ có thể khiến các nhà sản xuất Nhật Bản thiệt hại hàng chục tỷ USD
17:40'
Mỹ đã áp thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu vào nước này vào ngày 3/4. Các chuyên gia dự đoán rằng điều này sẽ có tác động tiêu cực rất lớn đến ngành ô tô và nền kinh tế của Nhật Bản và Hàn Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Người tiêu dùng châu Âu hưởng lợi từ thuế quan của Mỹ?
17:35'
Thông báo của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc áp thuế quan đối ứng trên diện rộng, với mức cao hơn nhiều so với dự đoán, đã gây ra làn sóng phản đối toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách thuế của Mỹ: "Đám mây đen" bao trùm ngành công nghệ
17:16'
Dù mặt hàng bán dẫn không bị áp thuế trong đợt công bố chính sách này, Chính phủ Mỹ vẫn có kế hoạch áp thuế lên chip điện tử trong tương lai.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng trưởng kinh tế Nhật Bản có thể giảm 2% vì thuế đối ứng của Mỹ
16:02'
Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của Nhật Bản có thể giảm tới 2% trong những năm tới vì chính sách thuế quan "nặng tay" của Tổng thống Mỹ Donald Trump, đặc biệt là thuế đánh vào ô tô nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Các nước ứng phó với chính sách thuế quan mới của Mỹ
15:19'
Nhiều nước trên thế giới như Pháp, Italy, Brazil...đã thực thi các quyết sách mới nhằm ứng phó với "bão" thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ sẵn sàng đàm phán mức thuế đối ứng
15:04'
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông sẵn sàng đàm phán về các mức thuế đối ứng đã công bố, sau khi thị trường chứng khoán Phố Wall trải qua phiên giao dịch tồi tệ nhất kể từ năm 2020.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực thi nhiều chính sách thu hút khách du lịch
15:03'
Trung Quốc đang triển khai nhiều chính sách nhằm thu hút khách du lịch quốc tế và thúc đẩy du lịch nội địa.
-
Kinh tế Thế giới
Người Mỹ phải mua hàng thiết yếu với giá cao hơn do thuế nhập khẩu tăng
14:30'
Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải trả nhiều tiền hơn cho cà phê, chuối, vani và giấy vệ sinh trong những tuần tới, do chính quyền Tổng thống Donald Trump áp dụng thuế quan mới.