Những dấu mốc chính trong lộ trình đàm phán TPP
TPP là hiệp định thương mại tự do đa phương theo cơ chế mở, bao gồm không chỉ các vấn đề mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ mà còn cả những lĩnh vực phi thương mại khác. Theo ước tính, sau khi có hiệu lực, TPP sẽ trở thành khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới với 800 triệu dân. Sau đây là một số dấu mốc chính trong lộ trình đàm phán TPP:
- Ngày 3/6/2005: Hiệp định hợp tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (còn gọi là P4) được ký kết giữa Brunei, Chile, Singapore và New Zealand. Điểm nổi bật của P4 là tự do hóa rất mạnh về hàng hóa; thuế nhập khẩu được xóa bỏ hoàn toàn và phần lớn được xóa bỏ ngay từ khi hiệp định có hiệu lực.
- Tháng 9/2008: Mỹ tuyên bố tham gia đàm phán TPP
- Tháng 11/2008: Australia và Peru tham gia đàm phán TPP. Tại buổi họp báo công bố sự tham gia của Australia và Peru, đại diện các bên khẳng định sẽ đàm phán để thiết lập một khuôn khổ mới cho TPP. Kể từ đó, các vòng đàm phán TPP được lên lịch và diễn ra cho đến nay.
- Đầu năm 2009, Việt Nam quyết định tham gia TPP với tư cách thành viên liên kết. Tháng 11/2010, sau khi tham gia 3 phiên đàm phán TPP với tư cách này, Việt Nam đã chính thức tham gia đàm phán TPP.
- Tháng 10/2010: tại vòng đàm phán thứ ba diễn ra ở Brunei, Malaysia chính thức tham gia đàm phán TPP, nâng tổng số nước tham gia đàm phán lên 9 nước.
- Tháng 6/2012: Canada và Mexico tham gia đàm phán.
- Tháng 7/2013: Nhật Bản tham gia đàm phán và trở thành thành viên thứ 12 tại vòng đàm phán thứ 18 diễn ra ở Malaysia.
- Tháng 12/2013: Bộ trưởng 12 nước từ bỏ mục tiêu hoàn tất văn kiện này trong năm 2013 sau khi không thu hẹp được bất đồng tại cuộc họp kéo dài 4 ngày ở Singapore.
- Tháng 2/2014: Cuộc họp cấp bộ trưởng tai Singapore kết thúc mà không đạt mục tiêu mong muốn.
- Tháng 4/2014: Nhật Bản và Mỹ khép lại các cuộc đàm phán marathon tại Tokyo, nhưng vẫn chưa thu hẹp được bất đồng.
- Tháng 11/2014: Thủ tướng Nhật Bản và Tổng thống Mỹ cùng lãnh đạo 10 nước đàm phán TPP còn lại nhóm họp bên lề Diễn dàn hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dương (APEC) tại Bắc Kinh (Trung Quốc) nhất trí sớm kết thúc đàm phán, nhưng không đưa ra mốc cụ thể.
- Tháng 4/2015: Nghị sĩ Mỹ trình Quốc hội dự luật Quyền đàm phán nhanh để thúc đẩy đàm phán TPP
- Tháng 6/2015: Tổng thống Mỹ ký ban hành luật Quyền đàm phán nhanh.
- Tháng 7/2015: Bộ trưởng 12 nước đàm phán TPP họp tại Hawaii (Mỹ), nhưng vẫn không khai thông được bất đồng.
- Ngày 30/9/2015: Bộ trưởng 12 nước bắt đầu đàm phán tại Atlanta ( Mỹ) với mục tiêu hoàn tất thỏa thuận. Cuộc họp căng thẳng kéo dài 5 ngày và đến ngày 5/10, các nước chính thức đạt thỏa thuận cuối cùng về TPP./.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Canada hưởng lợi gì từ chính sách mở cửa trở lại của Trung Quốc?
16:44'
Việc Trung Quốc sớm mở cửa trở lại sẽ thúc đẩy nhu cầu với hàng hóa do Canada sản xuất và giúp nền kinh tế này tránh suy thoái nếu chính sách này không gây ra lạm phát và khiến lãi suất tăng cao hơn.
-
Kinh tế Thế giới
Vai trò của ngân hàng xanh trong việc chống biến đổi khí hậu toàn cầu
15:07'
Fintechnews.sg nhận định biến đổi khí hậu và các nỗ lực phát triển bền vững đang trở thành trào lưu toàn cầu đối với các công ty tài chính công nghệ (Fintech) cũng như nhiều doanh nghiệp.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ trưởng Tài chính Mỹ: Sẽ không có nguy cơ suy thoái kinh tế
12:45'
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen nhận định sẽ không có suy thoái kinh tế trong bối cảnh tình trạng lạm phát giảm đáng kể và nền kinh tế Mỹ vẫn vững chắc, nhờ sức mạnh của thị trường lao động.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống J.Biden: Sự cố khinh khí cầu không ảnh hưởng tới quan hệ Mỹ- Trung
11:47'
Ngày 6/2, Tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định quan hệ Washington và Bắc Kinh không suy yếu sau vụ Mỹ bắn rơi 1 khinh khí cầu Trung Quốc vào cuối tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Canada vẫn có khả năng đạt kịch bản "hạ cánh mềm"
11:37'
Giới quan sát cho rằng các nền kinh tế lớn, trong đó có Mỹ và Canada, có khả năng sẽ thoát được nguy cơ suy thoái nghiêm trọng trong năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
Việt Nam và Singapore hướng đến các thỏa thuận kinh tế xanh và kinh tế số
11:36'
Sáng 7/2, báo Straits Times đưa tin Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ có chuyến thăm Singapore 3 ngày, bắt đầu từ 8/2, khi hai bên hướng tới hợp tác hơn nữa trong các nền kinh tế xanh và kỹ thuật số.
-
Kinh tế Thế giới
Động đất mạnh tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria: Các nước hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai
11:12'
Thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ nêu rõ hai ngoại trưởng đã thảo luận về các phương cách mà Mỹ và các đối tác có thể hỗ trợ tốt nhất cho Thổ Nhĩ Kỳ.
-
Kinh tế Thế giới
Đức tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng năng lượng gió
08:33'
Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết chính phủ đang lên kế hoạch đẩy nhanh việc xây dựng các tua-bin gió ở nước này, đến năm 2030, khoảng 2% diện tích đất của Đức sẽ được dùng để đặt tua-bin gió.
-
Kinh tế Thế giới
Động đất mạnh tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria: Số người thiệt mạng lên tới hơn 3.800 người
07:58'
Một ngày sau trận động đất kinh hoàng tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, các cơ quan viện trợ của Liên hợp quốc (LHQ) đã đồng loạt triển khai các nỗ lực nhằm giúp đỡ hàng nghìn nạn nhân tại hai quốc gia này.