Những điểm đáng chú ý từ báo cáo Triển vọng kinh tế châu Á-Thái Bình Dương
Trong buổi họp báo diễn ra ở trụ sở Viện đào tạo khu vực của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Singapore ngày 30/4, tổ chức này đã nâng dự báo tăng trưởng khu vực châu Á trong năm 2024 lên 4,5%, tăng 0,3 điểm phần trăm so với dự báo đưa ra vào sáu tháng trước. Đây được coi là động thái phản ánh sự nâng cấp kỳ vọng của IMF đối với Trung Quốc, nền kinh tế lớn nhất châu Á.
Báo cáo Triển vọng kinh tế châu Á-Thái Bình Dương của IMF nêu rõ các biện pháp kích thích chính sách của Bắc Kinh sẽ hỗ trợ tăng trưởng không chỉ cho Trung Quốc mà còn hỗ trợ toàn khu vực. Ngoài ra, IMF kỳ vọng Ấn Độ, nơi nguồn đầu tư công vẫn là động lực quan trọng, sẽ nhanh chóng trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới.
Theo IMF, trong bối cảnh môi trường bên ngoài tiếp tục ảm đạm, tiêu dùng tư nhân mạnh mẽ sẽ vẫn là động lực tăng trưởng chính ở các nền kinh tế thị trường mới nổi khác ở châu Á. Nhưng các chuyên gia của IMF đã nhất trí giữ nguyên dự báo tăng trưởng toàn khu vực châu Á trong năm 2025, ở mức 4,3%.Các chuyên gia nhận định nguy cơ giảm phát toàn cầu và triển vọng hạ lãi suất của ngân hàng trung ương đã giúp cho kỳ vọng “hạ cánh nhẹ nhàng” của các nền kinh tế lớn có nhiều khả năng xảy ra hơn. Do đó rủi ro đối với triển vọng ngắn hạn hiện đã được cân bằng trên diện rộng.
Tăng trưởng kinh tế châu Á - Thái Bình DươngTriển vọng tăng trưởng khu vực châu Á đã được củng cố khi áp lực giá cả giảm bớt, mặc dù sự điều chỉnh của thị trường bất động sản Trung Quốc và sự phân mảnh địa kinh tế vẫn là những rủi ro chính. Triển vọng lạm phát và tăng trưởng của châu Á được cải thiện nhưng rủi ro vẫn còn.Tăng trưởng ở châu Á-Thái Bình Dương đã tăng vượt kỳ vọng trong nửa cuối năm 2023, đạt 5,0% cho cả năm 2023, cao hơn đáng kể so với kết quả năm 2022 (3,9%) và cao hơn 0,4 điểm phần trăm so với dự kiến mà IMF đưa ra vào tháng 10/2023.Các nền kinh tế mới nổi ở châu Á chiếm phần lớn trong số những bất ngờ về tăng trưởng tích cực, bao gồm Malaysia, Philippines, Việt Nam và đáng chú ý nhất là Ấn Độ. Ngược lại, kết quả tăng trưởng ở các nền kinh tế tiên tiến trong khu vực hầu hết phù hợp với dự báo đã đưa ra trước đó, ngoại trừ ở New Zealand, nền kinh tế đã bước vào suy thoái kỹ thuật (hai quý tăng trưởng âm liên tiếp).
Bối cảnh lạm phát không đồng đềuBất chấp nhu cầu tăng trưởng mạnh mẽ, lạm phát ở châu Á vẫn tiếp tục giảm. Tác động của chính sách thắt chặt tiền tệ trước đó, sự sụt giảm của giá cả hàng hóa toàn cầu cũng như tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng giảm bớt sau đại dịch COVID-19 đều góp phần dẫn đến kết quả này. IMF nhận định quá trình giảm phát đã diễn ra không đồng đều trong toàn bộ khu vực.
Ở một số nền kinh tế tiên tiến, đặc biệt là New Zealand, Australia và Hàn Quốc, lạm phát dịch vụ dai dẳng đã khiến lạm phát tổng thể vượt mục tiêu. Ngược lại, ở Thái Lan và Trung Quốc, giá tiêu dùng lại giảm. Lạm phát, không bao gồm lương thực và năng lượng, ở mức thấp. Tại Trung Quốc, điều này phản ánh một số vấn đề còn sót lại từ đại dịch và sự điều chỉnh trong lĩnh vực bất động sản. Ở những nơi khác, lạm phát gần đạt mục tiêu.
Các chuyên gia IMF cho rằng các quốc gia cần có chính sách riêng. Ở những nền kinh tế mà lạm phát vẫn tăng cao, các ngân hàng trung ương có thể cần phải giữ lãi suất cao hơn trong thời gian dài hơn. Nhưng ở những nền kinh tế có lạm phát cơ bản bằng hoặc gần đạt mức mục tiêu, dư địa để giảm lãi suất có thể xuất hiện vào cuối năm nay. Ngược lại, khi lạm phát thấp đến mức không mong muốn thì cần phải có quan điểm phù hợp.Các ngân hàng trung ương nên tập trung vào các điều kiện trong nước và tránh đưa ra các quyết định phụ thuộc quá mức vào diễn biến lãi suất dự kiến của Mỹ. IMF lưu ý mặc dù điều hướng chính sách đi theo các quyết định của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có thể hạn chế biến động tỷ giá hối đoái, nhưng chúng lại dẫn đến nguy cơ khiến các ngân hàng trung ương tụt lại phía sau (hoặc đi trước) đường cong lãi suất và làm mất ổn định kỳ vọng lạm phát.Đã đến lúc giải quyết thâm hụt côngCác chính phủ châu Á cũng cần theo đuổi các chính sách giảm nợ và thâm hụt một cách cấp bách hơn. Tiến độ năm ngoái đã tụt hậu so với những gì IMF dự kiến ban đầu. Dự báo của IMF cho thấy rằng trong các kế hoạch tài chính hiện tại, tỷ lệ nợ sẽ ổn định ở hầu hết các nền kinh tế, miễn là các chính phủ củng cố những kế hoạch này bằng các chính sách cụ thể và thực hiện theo kế hoạch. Nhưng ngay cả khi đó, nợ công sẽ vẫn cao hơn đáng kể so với trước đại dịch COVID-19.Để giảm mức nợ và cắt giảm chi phí trả nợ, các chính phủ cần hợp lý hóa chi tiêu và đặc biệt là tăng thêm doanh thu. Việc phải trả ít nợ hơn cuối cùng sẽ có thêm dư địa trong ngân sách để chi tiêu cho các nhu cầu phát triển, mạng lưới an sinh xã hội cũng như giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu.Sự điều chỉnh trong lĩnh vực bất động sản của Trung QuốcTại Trung Quốc, tình trạng suy giảm của lĩnh vực bất động sản đã cản trở sự phục hồi kinh tế, sau khi nước này mở cửa trở lại với thế giới sau đại dịch COVID-19 vào đầu năm 2023. Mặc dù vậy, nền kinh tế Trung Quốc vẫn đạt mức tăng trưởng 5,2% cho cả năm 2023, cao hơn mức IMF dự báo.Chính sách tăng cường kích thích tài chính được Bắc Kinh ban hành vào năm ngoái đã giúp giảm thiểu tác động tiêu cực từ sự suy giảm trong hoạt động sản xuất và lĩnh vực dịch vụ trì trệ. IMF đã nâng ước tính tăng trưởng cho năm nay của Trung Quốc lên 4,6%, tăng 0,4 điểm phần trăm so với dự báo đưa ra trước đó, dựa trên số liệu tăng trưởng quý I/2024 của Trung Quốc đã mạnh hơn dự kiến.
Điều này cho thấy rủi ro chính đối với nền kinh tế lớn nhất châu Á vẫn là sự điều chỉnh kéo dài trong lĩnh vực bất động sản, yếu tố gây suy yếu nhu cầu và có thể làm tăng nguy cơ giảm phát kéo dài. Ảnh hưởng của chính sách đối với lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc có thể mở rộng ra khu vực, thể hiện thông qua tác động lan tỏa thương mại trực tiếp (được đề cập trong Báo cáo Triển vọng Kinh tế Khu vực tháng 10/2023).Một nguyên nhân khác là giá xuất khẩu giảm của Trung Quốc gây áp lực lên tỷ suất lợi nhuận của các đối thủ cạnh tranh của nước này: Phân tích gần đây của IMF cho thấy giá xuất khẩu của Trung Quốc giảm làm giảm cả giá và số lượng xuất khẩu của các nền kinh tế châu Á khác, đặc biệt là những nền kinh tế có cơ cấu xuất khẩu tương tự.
Điều này cho thấy phản ứng chính sách của Trung Quốc có ý nghĩa quan trọng đối với chính nước này và toàn bộ khu vực. Một gói chính sách nhằm đẩy nhanh “sự ra đi” của các nhà phát triển bất động sản không khả thi, thúc đẩy hoàn thành các dự án nhà ở và quản lý rủi ro nợ của chính quyền địa phương sẽ thúc đẩy niềm tin, hỗ trợ nhu cầu và giúp nền kinh tế phục hồi và do đó cải thiện triển vọng tăng trưởng cho cả Trung Quốc và các nước láng giềng. Ngược lại, các chính sách thúc đẩy nguồn cung- chẳng hạn như trợ cấp đầu tư cho các công ty và ngành cụ thể- sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng dư thừa công suất, củng cố áp lực giảm phát và có khả năng gây ra xung đột thương mại.Rủi ro đối với thương mạiXung đột gia tăng sẽ là một kết quả tồi tệ đối với một khu vực đã được hưởng lợi rất nhiều từ việc mở cửa thương mại khi ngày càng có nhiều chính sách hạn chế thương mại được thực thi, cả ở châu Á và các nơi khác. Một kết quả là việc kéo dài chuỗi cung ứng không hiệu quả vì thương mại được chuyển qua các nước thứ ba.Xung đột toàn cầu đặt ra những rủi ro bổ sung cho thương mại, bằng chứng là việc định tuyến lại các tuyến đường biển chạy quanh châu Phi để tránh đi qua Biển Đỏ, làm tăng chi phí vận chuyển. Các quốc đảo Thái Bình Dương đặc biệt bị ảnh hưởng vì họ phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu và kém hội nhập vào mạng lưới vận tải toàn cầu.Đối với các nền kinh tế châu Á, đây là những diễn biến đáng tiếc vì nhiều nước trong số đó đã hội nhập sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu và được hưởng lợi lớn từ thương mại. Do đó, các nhà hoạch định chính sách nên thận trọng để không làm trầm trọng thêm xung đột thương mại. Ví dụ, theo quan sát, xu hướng thực hiện các biện pháp chính sách công nghiệp ngày càng tăng.Mặc dù các biện pháp này theo đuổi nhiều mục tiêu khác nhau nhưng chúng thường bao gồm các yếu tố bóp méo thương mại. Cần phải thiết kế cẩn thận để tránh những tác dụng phụ ngoài ý muốn- đặc biệt là sự phân mảnh lớn hơn- và để duy trì sự nhất quán với các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Bên cạnh đó, tình trạng già hóa dân số, tốc độ tăng năng suất chậm lại và các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI) đang đặt ra những thách thức quan trọng cho các nhà hoạch định chính sách ở châu Á. Mặc dù các phản ứng chính sách cần được điều chỉnh phù hợp với hoàn cảnh của từng quốc gia, nhưng vẫn có nhu cầu chung là đầu tư vào vốn, cơ sở hạ tầng kỹ thuật số và kỹ năng của lực lượng lao động để duy trì vai trò của châu Á là động lực tăng trưởng của nền kinh tế thế giới.Các yếu tố định hình triển vọngGiống như phần còn lại của thế giới, các nền kinh tế ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương dự kiến sẽ được hưởng lợi từ tình trạng giảm phát tiếp tục trong thời gian tới, cũng như từ các điều kiện tài chính và tiền tệ dần dần phù hợp hơn.Trong trung hạn, tăng trưởng ở châu Á-Thái Bình Dương dự kiến sẽ chậm lại, phản ánh dân số già đi và tăng trưởng năng suất chậm lại. Tại Trung Quốc, mức điều chỉnh tăng 0,4 điểm phần trăm cũng phản ánh các biện pháp kích thích được công bố vào tháng 10/2023, với dự báo chi tiêu công sẽ đóng góp đáng kể vào tăng trưởng.
Đầu tư vẫn là động lực tăng trưởng quan trọng ở Ấn Độ. Tại các nước châu Á mới nổi ngoài Trung Quốc, tăng trưởng dự kiến sẽ chủ yếu được thúc đẩy bởi tiêu dùng cá nhân. Triển vọng xuất khẩu chỉ được cải thiện dần dần do sự chuyển dịch nhu cầu từ hàng hóa thương mại sang dịch vụ sản xuất trong nước sau đại dịch COVID-19 gây hạn chế thương mại. Vào năm 2025, tốc độ tăng trưởng trong khu vực được dự đoán là 4,3% - không thay đổi so với dự báo tháng 10/2023.Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
“Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài cuối: Tương lai thương mại toàn cầu
06:30'
Nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Trump có thể ủng hộ lập trường thương mại "Nước Mỹ trên hết", do đó một số quốc gia sẽ phải đối mặt với một hành động cân bằng phức tạp.
-
Phân tích - Dự báo
“Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài 2: Viễn cảnh u ám tại châu Âu
05:30'
Chính sách của ông Trump đã được người kế nhiệm là ông Joe Biden tiếp tục duy trì. Tuy nhiên, lần này, quy mô của những gì ông dự định làm có thể sẽ lớn chưa từng có.
-
Phân tích - Dự báo
"Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài 1: Đông Nam Á vượt qua thế nào?
06:30' - 24/11/2024
Chênh lệch lớn về thuế suất sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ cho "kỹ thuật áp thuế", nghĩa là sắp xếp lại chuỗi cung ứng với mục đích duy nhất là đủ điều kiện để được hưởng mức thuế suất thấp hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Lý do Trung Quốc tăng cường đầu tư vào Nam Mỹ
05:30' - 24/11/2024
Theo tạp chí La Tribune, việc Chủ tịch Trung Quốc khánh thành một siêu cảng ở Chancay, miền Bắc Peru, cho thấy chính sách tăng cường đầu tư của Bắc Kinh vào khu vực Nam Mỹ.
-
Phân tích - Dự báo
Yếu tố quyết định sự phục hồi kinh tế Thái Lan
06:30' - 23/11/2024
Tăng trưởng kinh tế của Thái Lan có thể đối mặt với rủi ro suy giảm nếu Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump theo đuổi các chính sách thương mại quyết liệt mà ông đã đưa ra trong chiến dịch tranh cử.
-
Phân tích - Dự báo
"Chảy máu” vốn vì cơn sốt tiền điện tử và cổ phiếu Mỹ
05:30' - 23/11/2024
Thị trường tiền điện tử ở Hàn Quốc đã nổi lên như một kênh đầu tư thay thế hấp dẫn so với các sàn giao dịch chứng khoán nội địa đang đi xuống.
-
Phân tích - Dự báo
Hy vọng mới cho lĩnh vực bán lẻ của Trung Quốc
06:30' - 22/11/2024
Tại Trung Quốc, trong khi người dân tại các đô thị lớn đang phải “thắt lưng buộc bụng” do triển vọng kinh tế không chắc chắn, một câu chuyện lạc quan hơn đang diễn ra ở các thành phố cấp 3 và cấp 4.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ Latinh và bài toán tận dụng tối ưu nguồn vốn FDI
05:30' - 22/11/2024
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có ý nghĩa to lớn đối với các nước Mỹ Latinh trong việc hoạch định các chính sách kinh tế và chiến lược hỗ trợ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế.
-
Phân tích - Dự báo
Thế khó của OPEC+ trong việc cân bằng thị trường dầu mỏ
16:04' - 21/11/2024
Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác do Nga dẫn đầu, còn được gọi là OPEC+, sẽ có rất ít khả năng điều chỉnh chính sách dầu mỏ khi nhóm họp vào tháng 12 tới.