Những điều cần biết về bệnh truyền nhiễm nguy hiểm Whitmore
Whitmore nguy hiểm như thế nào?
Whitmore là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây nên. Vi khuẩn này có trong đất, bùn và đường lây nhiễm chủ yếu do vùng da tổn thương tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn hoặc hít phải các hạt bụi đất chứa vi khuẩn này.
Tại Việt Nam, bệnh được phát hiện từ những năm 50 của thế kỷ trước và lưu hành lẻ tẻ tại một số tỉnh phía Nam. Bệnh được xếp vào bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhưng lại bị “lãng quên.” Gần đây các ca bệnh được báo cáo có xu hướng gia tăng, cao điểm của các ca bệnh thường xảy ra vào mùa mưa tập trung từ tháng 7-11.
Vi khuẩn whitmore có thể gây bệnh ở hầu hết các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt có thể gây bệnh cấp tính ở phổi, rất nguy hiểm. Người bệnh tiểu đường, bệnh phổi và bệnh thận mạn tính có nguy cơ dễ mắc bệnh này với các biểu hiện lâm sàng đa dạng như sốt cao, đau cơ, có các ổ nhiễm khuẩn trên da, áp xe cơ, áp xe gan lách, viêm phổi...
Bệnh nhân có thể bị sốc nhiễm khuẩn, tỷ lệ sốc nhiễm khuẩn ở bệnh nhân viêm phổi do whitmore khá cao, thường tử vong trong vòng 48 giờ nhập viện. Đối với các trường hợp khác, bệnh cũng có thể gây tử vong nhanh nếu không được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời.
Có xu hướng gia tăng
Tháng 8 vừa qua, Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai đã lần đầu tiên tiếp nhận một nữ bệnh nhân mắc Whitmore khá hy hữu, với tình trạng vi khuẩn Whitmore ăn cánh mũi.
Các bác sỹ đã phải điều trị bằng phác đồ đặc hiệu với kháng sinh phối hợp. Sau khi tình trạng toàn thân ổn định, bệnh nhân tiếp tục được điều trị kháng sinh kéo dài kết hợp với các liệu pháp điều trị của chuyên khoa tai mũi họng rửa vết thương, kiểm soát và xử lý các tổn thương tại mũi-họng.
Thời gian gần đây, số bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh Whitmore có xu hướng gia tăng. Theo Phó Giáo sư, Tiến sỹ Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, nếu như trước đây, 5-10 năm mới có 20 ca mắc Whitmore, thì từ đầu năm 2019 đến nay, tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai đã ghi nhận tới 20 ca mắc căn bệnh nguy hiểm này, trong đó riêng tháng 8 ghi nhận 12 ca Whitmore nặng được chuyển đến chủ yếu từ các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ.
Bệnh cảnh lâm sàng đa dạng phức tạp, bệnh nhân được nhập viện từ chuyên khoa khác nhau như hô hấp, cơ-xương-khớp, nội tiết, da liễu, ngoại khoa... Do bệnh cảnh lâm sàng đa dạng nên bệnh nhân thường bị chẩn đoán nhầm với các bệnh khác như viêm phổi, lao phổi, áp xe cơ, nhiễm trùng huyết do các vi khuẩn khác như tụ cầu, liên cầu…
Tuy nhiên, theo Phó giáo sư, tiến sỹ Đỗ Duy Cường, ngay cả khi được khẳng định chẩn đoán bệnh Whitmore, việc điều trị cũng hết sức khó khăn vì phải dùng kháng sinh (thường là nhóm ceftazidime hoặc carbapenem, cotrimoxazole) tấn công liều cao (6-8g Ceftazidim/ngày truyền tĩnh mạch) kéo dài liên tục trong ít nhất khoảng 2 tuần, sau đó dùng kháng sinh duy trì khoảng từ 3 đến 6 tháng nữa.
Nếu không được điều trị đúng liều, đúng phác đồ và theo dõi sát sao, bệnh dễ tái phát, sức khỏe suy kiệt dần và vẫn có thể tử vong dù đã được chẩn đoán đúng. Việc theo dõi điều trị bệnh kéo dài, lại tốn kém nên không ít bệnh nhân đã bỏ cuộc. Đây cũng là một trong là những nguyên nhân dẫn đến thất bại trong điều trị và tỷ lệ tử vong do Whitmore còn cao, lên tới 40%.
Chủ động phòng bệnh
Các bác sĩ khuyến cáo, vi khuẩn whitmore không chỉ nguy hiểm cho những người mắc bệnh mạn tính mà nó còn là loại vi khuẩn kháng với rất nhiều loại kháng sinh thường dùng. Đây lại là căn bệnh nguy hiểm rất dễ tái phát (khi tái phát, việc điều trị rất khó khăn, phức tạp) lại chưa có vắc xin phòng bệnh.
Cho nên, biện pháp dự phòng cơ bản nhất vẫn là che chắn tốt đường hô hấp trong môi trường khói bụi; tăng cường biện pháp phòng hộ trong lao động sinh hoạt tránh để da bàn chân, bàn tay, các bộ phận trong cơ thể tiếp xúc với đất bẩn.
Bên cạnh đó, do sự hiểu biết về bệnh còn ít, hầu hết các bệnh nhân bị whitmore cho biết, họ không biết gì về căn bệnh này. Do đó, người dân khi có triệu chứng giống cảm cúm, mệt, sốt, đau ngực, cơ, khớp, nên nhanh chóng đến bệnh viện có uy tín để được khám bệnh và điều trị kịp thời./.
>> Phương pháp hạn chế lây lan dịch bệnh truyền nhiễm
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Tp. Hồ Chí Minh: Bảy người chết do dịch sốt xuất huyết
17:39' - 14/08/2019
Ngày 14/8, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đã kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh này tại huyện Hóc Môn, một trong những địa bàn có số ca sốt xuất huyết tăng cao trong những ngày gần đây.
-
Đời sống
Ghi nhận ca tử vong đầu tiên do sốt xuất huyết ở Đồng Nai
16:06' - 12/08/2019
Thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai, tính từ đầu năm đến ngày 12/8, toàn tỉnh ghi nhận hơn 9.200 ca mắc sốt xuất huyết, tăng gần ba lần so với cùng kỳ năm 2018.
-
Kinh tế & Xã hội
Thuốc điều trị thiếu máu não của Cuba sẽ được sản xuất tại Nhật Bản
19:06' - 10/08/2019
Thuốc Policosanol điều trị các bệnh thiếu máu não và có nguồn gốc tự nhiên nổi tiếng của Cuba được gọi là PPG, sẽ được sản xuất tại Nhật Bản và phân phối trực tuyến từ tháng 9 tới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
Mỹ bắt giữ đối tượng âm mưu ám sát cựu Tổng thống George W. Bush
08:16'
Ngày 24/5, Bộ Tư pháp Mỹ cho biết các lực lượng an ninh nước này đã bắt giữ một công dân Iraq sống ở Columbus, bang Ohio, với cáo buộc liên quan đến âm mưu ám sát cựu Tổng thống George W. Bush.
-
Kinh tế & Xã hội
Bệnh đậu mùa khỉ: Cảnh báo nguy cơ dịch bùng phát toàn châu Âu
08:13'
Nhằm ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh bùng phát trong nước, giới chức y tế Đức sẽ thực hiện cách ly ít nhất 21 ngày đối với những người mắc bệnh đậu mùa khỉ (F0).
-
Kinh tế & Xã hội
Nhiều nạn nhân thiệt mạng trong vụ xả súng tại trường học ở bang Texas (Mỹ)
08:00'
Số nạn nhân thiệt mạng trong vụ xả súng xảy ra sáng nay (25/5 - theo giờ Việt Nam) tại trường tiểu học Robb ở thị trấn Uvalde của bang Texas (Mỹ) đã tăng lên con số 21, trong đó có 18 học sinh.
-
Kinh tế & Xã hội
Cả nước có 1.322 ca mắc mới, thêm một thuốc Molnupiravir điều trị COVID-19 được cấp phép
19:10' - 24/05/2022
Bộ Y tế cho biết, tính từ 16 giờ ngày 23/5 đến 16 giờ ngày 24/5, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 1.323 ca mắc mới.
-
Kinh tế & Xã hội
EuroCham Việt Nam công bố thông tin Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh
18:06' - 24/05/2022
Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) đã tổ chức họp báo công bố thông tin “Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh - Green Economy Forum & Exhibition (GEFE) 2022”.
-
Kinh tế & Xã hội
Siêu dự án đường sắt tại London khai trương sau nhiều lần “lỡ hẹn”
16:44' - 24/05/2022
Sau thời gian dài trì hoãn, cuối cùng tuyến đường sắt Crossrail tại thành phố London đã chính thức khai trương ngày 24/5.
-
Kinh tế & Xã hội
Kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 24/5
16:00' - 24/05/2022
BNEWS/TTXVN cập nhật trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay, thứ Ba ngày 24 tháng 5 năm 2022.
-
Kinh tế & Xã hội
Nhiều tàu cá tại Trà Vinh nằm bờ vì giá nhiên liệu tăng cao
15:42' - 24/05/2022
Gần một tháng nay, nhiều chủ phương tiện tàu đánh bắt thủy sản ở tỉnh Trà Vinh chấp nhận neo tàu nằm bờ, không ra khơi khai thác để tránh thua lỗ do giá nhiên liệu dầu không ngừng tăng cao.
-
Kinh tế & Xã hội
Giống nho mới NH04-102 tạo thế cạnh tranh với hàng nhập khẩu
15:40' - 24/05/2022
Viện Nghiên cứu Bông và Phát triển nông nghiệp Nha Hố (trực thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) cho biết đơn vị đã tuyển chọn thành công giống nho ăn tươi không hạt NH04-102.