Những dự đoán về “thời đại hoàng kim” của khí đốt tự nhiên
Mặc dù, tháng 6/2015, IEA phải rút lại dự đoán này do nhu cầu về khí đốt tự nhiên suy giảm ở châu Á trong giai đoạn 2013-2015.
Tuy nhiên, đến nay dự đoán này dường như lại được khẳng định khi cạnh tranh thị trường khí đốt ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương đang nóng lên với nhu cầu gia tăng trở lại, nhất là ở các nước Trung Quốc và Hàn Quốc.
Theo trang mạng Eastasiaforum, tại Hàn Quốc, trong chiến dịch tranh cử năm 2017, Tổng thống Moon Jae-in cam kết sẽ thay thế sản xuất điện than và hạt nhân bằng khí đốt và năng lượng tái tạo.
Trong khi đó, năm ngoái, Trung Quốc, một trong những quốc gia nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) hàng đầu thế giới, đã mở rộng các dự án khí đốt và điện không dùng than đá ở 35 thành phố để cải thiện chất lượng không khí. Những dự án này đặt ra nhu cầu cao về khí đốt tự nhiên.
Lượng tiêu thụ khí đốt của Trung Quốc hằng năm tăng trưởng hai con số kể từ năm 2000, ngoại trừ giai đoạn 2013-2015.
Nhu cầu gia tăng đã khiến Trung Quốc vượt Hàn Quốc trở thành nhà nhập khẩu LNG lớn thứ hai thế giới vào năm 2017.
Là quốc gia Đông Á láng giềng của Trung Quốc và Hàn Quốc, Nhật Bản đã trở thành nhà nhập khẩu khí đốt lớn nhất thế giới vào năm 2018.
Theo báo cáo của Liên minh Khí đốt thế giới (IGU), thị trường châu Á-Thái Bình Dương là điểm đến của gần 70% giao dịch LNG toàn cầu trong năm 2018.
Trong số này, Trung Quốc và Hàn Quốc chiếm gần 80% mức tăng thương mại LNG toàn cầu năm 2018.
Tháng 1/2019, Trung Quốc đã công bố kế hoạch tăng gấp bốn lần công suất LNG trong hai thập kỷ tới, với tham vọng tới năm 2035 sẽ đạt công suất nhập khẩu 247 triệu tấn/năm, trong khi tổng thương mại LNG toàn cầu năm 2017 chỉ đạt 289 triệu tấn.
Bên cạnh đó, châu Á-Thái Bình Dương cũng có một số nhà xuất khẩu LNG hàng đầu thế giới như Australia, Malaysia, Mỹ và Indonesia.
Năm 2018, Australia chiếm 22% nguồn cung LNG toàn cầu (68,6 triệu tấn), chỉ sau thị phần 25% của Qatar (78,7 triệu tấn).
IGU đã suy đoán chính xác rằng Australia sẽ chiếm vị trí hàng đầu vào giữa năm 2019, khi hai dự án khí hóa lỏng dự kiến sẽ đi vào hoạt động thương mại đầy đủ và có thể sẽ giữ vị trí này trong một vài năm.
Trong dài hạn, Mỹ hoặc Qatar sẽ chiếm vị trí hàng đầu trong khi Australia sẽ ở vị trí thứ ba.
Ngoài ra, việc tham gia của Nga vào thị trường khí đốt phía Đông Trung Quốc càng làm tăng thêm sức cạnh tranh.
Theo kế hoạch, đường ống “Sức mạnh Siberia” sẽ bơm 380 tỷ m3 khí đốt tự nhiên (tương đương 28 triệu tấn LNG) vào khu vực này khi nó bắt đầu hoạt động từ tháng 9 này.
Thỏa thuận đường ống này có thể là sự thay đổi địa chính trị năng lượng, đây không phải là tin tốt cho các nhà xuất khẩu LNG khác.
Thị trường khí đốt tự nhiên đang thay đổi để thích ứng với các cơ hội mới ở châu Á-Thái Bình Dương và trên toàn cầu.
Tuy nhiên, về lâu dài, khí tự nhiên - cùng với các nhiên liệu hóa thạch khác - sẽ hoàn thành vai trò lịch sử của chúng là nhiên liệu năng lượng khi năng lượng tái tạo chiếm lĩnh việc cung cấp năng lượng./.
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Thị trường "vàng đen": Tuần giao dịch ảm đạm
10:56' - 11/05/2019
Giá dầu thế giới biến động thất thường trong tuần qua, trong bối cảnh tình hình thương mại toàn cầu tiếp tục bất ổn, giữa lúc giới giao dịch ngày càng quan ngại về triển vọng cung-cầu “vàng đen”.
-
Hàng hoá
Bộ năng lượng Mỹ nâng dự báo giá xăng
14:52' - 08/05/2019
Bộ Năng lượng Mỹ mới đây đã nâng dự báo giá xăng trung bình trên cả nước từ 2,76 USD/gallon (1 gallon = 3,78 lít) trong tháng trước lên 2,92 USD/gallon cho đến tháng 9/2019.
-
Hàng hoá
Dự báo nhu cầu năng lượng toàn cầu tăng 1/3 trong hai thập niên tới
12:16' - 15/02/2019
Theo báo cáo của BP, sự thịnh vượng ngày một tăng tại thế giới đang phát là nhân tố then chốt thúc đẩy nhu cầu năng lượng toàn cầu tăng mạnh.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Thị trường dầu mỏ thế giới biến động mạnh trong nửa đầu năm 2025
09:30'
Theo tổng hợp của trang chuyên ngành Oilprice, giá dầu đầu năm 2025 lao dốc mạnh do Mỹ áp dụng các mức thuế quan mới và OPEC+ tăng sản lượng dầu.
-
Thị trường
Nhật Bản xem xét cải thiện điều kiện lao động để mở rộng sản xuất gạo
09:30'
Dự kiến Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản sẽ tổ chức một hội đồng chuyên gia trong tháng này để xem xét lại chế độ ngoại lệ cho ngành nông nghiệp.
-
Thị trường
Cá tra, tôm “bơi” mạnh vào thị trường nội địa
12:10' - 04/07/2025
Ngoài các thị trường xuất khẩu truyền thống, thị trường nội địa cũng đóng vai trò then chốt, là kênh tiêu thụ ổn định, góp phần nâng cao giá trị gia tăng.
-
Thị trường
Ngành gỗ Việt đối mặt biến động, mở rộng thị trường mới
11:48' - 04/07/2025
Thị trường nhập khẩu sản phẩm gỗ của Việt đang chịu nhiều tác động từ các cuộc chiến khu vực và chính sách bảo hộ thương mại…
-
Thị trường
Khẳng định vai trò gắn kết thị trường, nâng tầm thương hiệu Việt
21:36' - 03/07/2025
Cục Xúc tiến thương mại cam kết tích cực lồng ghép các yếu tố chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, tiêu chuẩn ESG vào các chương trình, chính sách xúc tiến thương mại một cách đồng bộ, thiết thực.
-
Thị trường
Số thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu tăng 10,3%
19:55' - 03/07/2025
Cục Hải quan cho biết tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa trong 6 tháng/2025 ước đạt 431,49 tỷ USD (tăng 16,0%, tương ứng tăng 59,49 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước).
-
Thị trường
Kết nối tiêu thụ vải thiều ở các doanh nghiệp khu công nghiệp Bắc Ninh
18:19' - 03/07/2025
Nhiều lô vải thiều đã được đưa đến doanh nghiệp, được bảo quản trong kho lạnh để bảo đảm chất lượng trước khi đưa đến người tiêu dùng.
-
Thị trường
Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh tăng gấp 3 lần
15:32' - 03/07/2025
6 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu được 5.217 lô sầu riêng tươi với sản lượng gần 130.000 tấn.
-
Thị trường
Lotte Mart triển khai chương trình siêu khuyến mãi, giảm giá tới 50% nhiều sản phẩm
10:54' - 03/07/2025
Đây là chương trình khuyến mãi lớn lần đầu tiên có mặt tại Lotte Mart với hơn 6.000 mặt hàng giảm giá mạnh lên đến 50%.