Những gặt hái của Trung Quốc khi tăng cường đầu tư vào châu Phi (Phần 1)
Trong nhiều thế kỷ qua, quan hệ giữa Trung Quốc và châu Phi chưa bao giờ mạnh mẽ như trong 15 năm gần đây. Mức độ cam kết của đế chế Trung Quốc tại lục địa này đã đạt được những cột mốc mới chưa từng có.
Sự xâm nhập mạnh mẽ này được thực hiện đồng thời bởi các doanh nghiệp nhà nước cũng như tư nhân, những nhà hoạch định chính sách, ngoại giao, là thành quả của những hoạt động tự phát cũng như một chính sách được tổ chức thực hiện tốt của Bắc Kinh.
Các nhà đầu tư quốc tế nhìn thấy được ở châu Phi một trữ lượng khổng lồ các loại khoáng sản, bị thu hút bởi dầu mỏ của Angola và Nigeria, các mỏ đồng tại cộng hoà dân chủ Congo và Zambia hay là uranium mà Namibia đang sở hữu.
Tuy nhiên, trong khi những nhà đầu tư đến từ châu Âu, châu Mỹ nhận ra rằng châu
lục này cũng là một nguồn đáng lo ngại của bất ổn, di cư và khủng bố, Trung Quốc lại tìm ra được những cơ hội của mình.
Gần đây, các doanh nghiệp của Trung Quốc đã thành công trong việc tiếp cận nguồn cung cấp cobalt - thành phần chủ chốt để sản xuất pin cho xe ô tô điện, thông qua việc mua lại hàng tỷ USD cổ phần các mỏ khai thác kim loại này tại Congo - nước sản xuất cobalt hàng đầu thế giới.
Nhưng lợi ích đến từ châu Phi không chỉ là những mặt hàng nguyên liệu đầu vào. Mỹ đã đầu tư khai thác khoáng sản tại châu Phi nhiều hơn Trung Quốc (66% tổng đầu tư khai thác khoáng sản đến từ Mỹ trong khi Trung Quốc mới đầu tư 28%).
Trên hết, Trung Quốc bị thu hút bởi thị trường tiêu thụ của châu Phi, nơi có thể mang lại những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp sản xuất và xây dựng.
Ethiopia là một minh chứng hoàn hảo. Có được tốc độ tăng trưởng tương đối bền vững trong gần một thập niên qua, với dân số hơn 100 triệu người - đứng thứ hai châu Phi sau Nigeria - và có một vị trí chiến lược tại Sừng châu Phi, Ethiopia trở thành một trong những điểm đến hàng đầu của đầu tư từ Trung Quốc - mặc dù nước này rất nghèo các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Theo bà Jing Gu - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu về các cường quốc mới nổi và phát triển trên thế giới của Đại học Sussex (Anh), việc có được quan hệ tốt với 54 quốc gia châu Phi là rất quan trọng đối với Trung Quốc.
Bắc Kinh, tính đến nay, đã có 52 cơ quan đại diện ngoại giao tại thủ đô các nước châu Phi, so với 49 cơ quan của Washington, và là thành viên của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc (LHQ) có số lượng lớn nhất lính Mũ nồi xanh tại châu Phi, khoảng trên 2.000 người, tại Congo, Liberia, Mali, Sudan và Nam Sudan.
Tính chất đa chiều trong cách tiếp cận của Trung Quốc thường ít được thừa nhận, thông qua sự tham gia vào các hoạt động gìn giữ hoà bình, hoặc xây dựng các tuyến đường giao thông, cảng biển và đường sắt, nhằm mục đích kết nối Trung Quốc với các nước đang phát triển thông qua “con đường tơ lụa mới”.
Howard French - tác giả của cuốn sách “Lục địa thứ hai của Trung Quốc” - thuật lại kinh nghiệm của khoảng 1 triệu doanh nhân Trung Quốc đã đến tìm cơ hội đầu tư tại châu lục, chia sẻ rằng: “Châu Phi đã trở thành một công xưởng của những ý tưởng mới”.
Một vài con số để minh chứng là vào năm 2000, thương mại Trung Quốc - châu Phi được ước tính ở vào khoảng 10 tỷ USD. Năm 2014, con số này đã lên đến 220 tỷ USD, trước khi ghi nhận một sự sụt giảm liên quan đến việc giá các nguyên liệu đầu vào xuống thấp.
Trung Quốc đã cung cấp khoảng 1/6 tổng các khoản vay cho châu Phi - theo một nghiên cứu của John L. Thornton, viện Brookings.
Đối với nhiều người, phương pháp mà Bắc Kinh đang thực hiện có dáng dấp của một hệ thống thực dân mới, trong đó các doanh nghiệp dùng tài chính và cơ sở hạ tầng để đổi lấy khoáng sản - có vai trò trung gian cho Chính phủ Trung Quốc.
Dưới quan điểm của châu Phi, mặc dù hợp có rất nhiều rủi ro, nhưng hợp tác với Trung Quốc mang đến cho châu lục này những lợi ích thiết thực về phương diện tài chính cũng như cơ sở hạ tầng.
Và quan trọng hơn, nó mang lại một lựa chọn cho các chính phủ châu Phi, khi những mối quan hệ mà họ phát triển trong nhiều thập niên qua với các nhà tài trợ quốc tế thường không mang lại hiệu quả.
Dambisa Moyo - nhà kinh tế Zambia, đồng thời là tác giả của cuốn sách “Dead Aid” xuất bản năm 2009 về mối liên hệ giữa châu Phi với châu Âu và Mỹ dựa trên những khoản trợ giúp, đã khẳng định rằng quan hệ giữa nhà tài trợ và những người thụ thưởng đã thay đổi đáng kể với sự xuất hiện của Trung Quốc.
Theo Jeffrey Sachs - Giám đốc của Viện Trái đất tại Đại học Columbia, các nước châu Phi cần thương mại và đầu tư, không quan trọng ai là người mang đến - có thể là Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Brazil - đó luôn là một tin tốt khi có những đối tác mới.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Châu Phi đối mặt với những vấn đề nan giải
07:30' - 24/07/2017
Trang tin Allafrica có bài phân tích của nhà báo Philipp Sandner về vấn đề tăng dân số - một trong những chủ đề chính tại Hội nghị Thượng đỉnh Liên minh châu Phi (AU) lần thứ 29.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Phi sẽ hình thành FTA trước 30/10/2017
11:05' - 18/07/2017
Từ nay đến ngày 30/10/2017, châu Phi sẽ tiến tới hình thành một khu vực tự do thương mại (FTA).
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ có thiếu quan tâm đối với châu Phi?
06:30' - 11/07/2017
Từ khi nhậm chức, Tổng thống Mỹ Donald Trump tỏ ra thiếu quan tâm đối với châu Phi, ngoại trừ việc đề xuất giảm ngân sách đối với viện trợ phát triển của Mỹ ở lục địa này.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Phi đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa
06:30' - 10/07/2017
Châu Phi đang phải đối mặt với thách thức ngày càng tăng của Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư hay còn gọi là Cách mạng Công nghiệp 4.0.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Châu Á - ASEAN: Mảnh ghép chiến lược trong định hướng hợp tác mới của Mercosur
12:27' - 05/07/2025
ASEAN, với vị thế là một trong những trung tâm sản xuất, tiêu thụ và đổi mới công nghệ của thế giới, đang nổi lên như một đối tác tiềm năng trong chiến lược mở rộng hợp tác của Mercosur.
-
Kinh tế Thế giới
Nhiều quốc gia dỡ bỏ hạn chế nhập khẩu thịt gà Brazil
09:30' - 05/07/2025
Brazil thông báo 7 quốc gia đã chính thức dỡ bỏ các hạn chế nhập khẩu thịt gà từ Brazil.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký thành luật gói cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện
07:48' - 05/07/2025
Dự cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện trị giá 4.500 tỷ USD là gói chính sách trong nhiệm kỳ thứ hai mang tính biểu tượng của Tổng thống Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan chưa đạt được thỏa thuận về thuế quan với Mỹ
07:38' - 05/07/2025
Thái Lan vẫn chưa hoàn tất đàm phán với Mỹ về thuế đối ứng, song đã có được “những hiểu biết giá trị” để định hướng việc soạn thảo một đề xuất sửa đổi.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ đề xuất áp thuế đối ứng đối với thuế ô tô của Mỹ tại WTO
07:34' - 05/07/2025
Ấn Độ đã đệ trình lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đề xuất áp thuế đối ứng đối với các thuế quan mà Mỹ áp dụng đối với ô tô và một số linh kiện ô tô.
-
Kinh tế Thế giới
Hàng không châu Âu rối loạn do hoạt động đình công
16:47' - 04/07/2025
Các cuộc đình công tại châu Âu đang gây rối loạn hoạt động hàng không tại khu vực này khiến nhiều chuyến bay bị hoãn hoặc hủy vào đúng mùa cao điểm du lịch.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Trung Quốc khẳng định giải pháp đối thoại và hợp tác
16:46' - 04/07/2025
Ngày 4/7, Bộ Thương mại Trung Quốc khẳng định đối thoại và hợp tác là con đường đúng đắn trong thảo luận thuế quan với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt mới nhắm vào hoạt động buôn bán dầu mỏ của Iran
10:27' - 04/07/2025
Bộ Tài chính Mỹ thông báo áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một mạng lưới bị cáo buộc liên quan đến hoạt động mua bán dầu của Iran.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ thông báo mức thuế quan cho các nước
09:23' - 04/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Washington sẽ bắt đầu gửi thư cho các nước vào ngày 4/7 nêu rõ mức thuế mà họ sẽ phải đối mặt khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Mỹ.