Châu Phi đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa
Trang tin weforum.org mới đây có bài phân tích về những giải pháp giúp châu Phi đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa của tác giả Elsie S. Kanza, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược khu vực châu Phi của Thụy Sĩ và thành viên của Ủy ban Thường trực Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Geneva.
Theo bài viết, nhiều thế kỷ trước, châu Phi đã choáng ngợp trước cuộc Cách mạng Công nghiệp đầu tiên, với các công nghệ chiến đấu và vận chuyển phát triển vượt bậc.
Nhiều thế kỷ sau thời kỳ tranh giành châu Phi, các cuộc chiến giành độc lập từ tay chủ nghĩa thực dân và nửa thế kỷ đấu tranh giành độc lập về kinh tế, lục địa này đang phải đối mặt với thách thức ngày càng tăng của Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư, hay còn gọi là Cách mạng Công nghiệp 4.0.
Trong khi cuộc cách mạng đầu tiên đã bị chi phối bởi quyền sở hữu đất đai và kéo dài hàng trăm năm thì cuộc cách mạng thứ tư chủ yếu về quyền sở hữu tri thức và đang chuyển động theo tốc độ “chóng mặt”. Thách thức mới này xảy ra đúng vào thời điểm các nhà lãnh đạo châu Phi đang phải vật lộn với vấn đề xung đột vũ trang, tăng trưởng kinh tế thấp, tỉ lệ thất nghiệp cao, tình trạng nghèo đói…
Các nhà lãnh đạo trên khắp lục địa này đang phải đối mặt với vô vàn thách thức, bao gồm hạ cấp đầu tư và hạn hán trầm trọng hơn do biến đổi khí hậu, di dân bất hợp pháp và các cuộc biểu tình dân sự. Đáng lo ngại hơn, chỉ số Ibrahim đánh giá hiệu quả của các chính phủ ở các nước châu Phi năm 2016 đã chỉ ra rằng, cùng với nhiều yếu tố khác, chỉ số hiệu quả dành cho luật pháp đã giảm ở hơn 30 quốc gia kể từ năm 2006.
Dưới đây là ba lĩnh vực mà châu Phi đang tìm kiếm những biện pháp đối phó với những thách thức mới trong đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa và các vấn đề liên quan tới cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0:
Thứ nhất là công nghệ di động đang nối liền lục địa này theo nhiều cách khác nhau. Hơn 70% người châu Phi hiện đã có cơ hội lớn chưa từng có để tiếp cận với công nghệ di động. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật số này tạo cơ hội mới cho đa số người châu Phi nghèo ở các nền kinh tế nông thôn và phi chính thức.
Sau sự thành công của Zipline trong việc cung cấp máu và các dụng cụ y tế ở Rwanda vào năm ngoái, rõ ràng là các máy bay không người lái đang cách mạng hóa chuỗi cung ứng hàng hóa nhỏ. Và nhờ sự kiện đi vào hoạt động tuyến đường sắt lớn xuyên quốc giao Ethiopia - Djibouti vào tháng 10 năm ngoái, khao khát về mạng lưới đường sắt cao tốc của châu Phi đang trở thành hiện thực.
Năm nay, châu Phi dự kiến sẽ khởi động Khu vực Thương mại Tự do Châu lục (CFTA). Mục tiêu chính của CFTA là thúc đẩy thương mại và đầu tư trong khu vực châu Phi bằng cách nới lỏng việc trao đổi, luân chuyển hàng hóa và con người trên lục địa và để cải thiện khả năng cạnh tranh, tăng trưởng kinh tế của châu Phi bằng cách giảm chi phí kinh doanh.
Thương mại nội khối châu Phi chiếm khoảng 15%, trong khi đó thương mại liên lục địa giữ châu Phi với Liên minh châu Âu (EU) là 60%, Đông Á là 53%, Bắc Mỹ là 41% và ở khu vực Mỹ Latinh và Caribê là 20%. Một khi đạt được mốc này, hội nhập khu vực sẽ trở thành hiện thực. Bước tiếp theo là giúp cho người châu Phi dễ dàng đi lại trong châu lục này mà không cần thị thực.
Thứ hai: Công nghệ sản xuất mới như việc sử dụng mạng Internet và in 3D đang giúp tự do hóa việc tiếp cận với công nghệ và phân cấp sản xuất. Tại khu công nghiệp Gearbox của Kenya, các nhà sản xuất quốc gia Đông Phi này, bao gồm các thợ thủ công không có kỹ năng chuẩn, đang sử dụng công nghệ in 3D để sản xuất các sản phẩm có chất lượng tốt, nhanh hơn và rẻ hơn.
Mặc dù đã có nhiều tiến bộ nhưng châu Phi vẫn còn lạc hậu nhiều so với các nước khác trên phương diện sản xuất công nghiệp.
Theo Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB), kim ngạch xuất khẩu của khu vực này đã tăng hơn gấp đôi từ năm 2005 đến năm 2016 - lên hơn 120 tỷ USD, trong đó thương mại nội khối tăng từ 20% lên 34% trong cùng kỳ. Tuy nhiên, thị phần xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp của châu Phi chỉ chiếm trên dưới 1% trên phạm vi toàn cầu.
Thứ ba: Có rất nhiều nhà phát minh châu Phi mới nổi và đang đưa ra những giải pháp phù hợp với bối cảnh của châu lục này. Dự tính đến năm 2050, khu vực này cần có hơn 700 triệu căn nhà mới. Điều này hàm ý cần lên kế hoạch xem những loại hình nhà ở nào phù hợp để đáp ứng nhu cầu quá lớn này.
Ông Elijah Djan, chuyên gia người Nam Phi, là một trong số những người tiên phong trong công cuộc này và ông đã phát minh ra những viên gạch làm từ giấy, giảm bớt gánh nặng kinh tế bằng cách tái chế các chất thải liên quan xenlulo.
Tuy nhiên, để các nhà đổi mới châu Phi có thể phát triển bền vững thì các nhà hoạch định chính sách cần cung cấp một cơ chế sở hữu trí tuệ và tạo điều kiện thuận lợi nhiều hơn cho các nhà sản xuất và kinh doanh lĩnh vực công nghiệp, nhất là đồi hỏi công nghệ cao.
Theo tác giả Kanza, nhằm tận dụng đầy đủ các cơ hội do cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 mang lại, châu Phi cần đầu tư mạnh mẽ hơn nữa để đảm bảo rằng lực lượng lao động rất dồi dào ở châu lục này được trang bị những trình độ, kỹ năng cần thiết cho những ngành công nghiệp quan trọng trong tương lai.
Theo ước tính, châu Phi sẽ đối mặt với việc thiếu hụt hơn 1 triệu kỹ sư và công nhân có trình độ cao. Ngoài ra, "lục địa đen” cũng cần nỗ lực hơn nữa để giảm thiểu tình trạng chênh lệch công nghệ đang ngày càng gia tăng giữa các quốc gia tại khu vực này.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Đảm bảo an ninh lương thực - Vấn đề sống còn của châu Phi
06:30' - 21/06/2017
Hãng THX mới đây có bài viết về thách thức lớn nhất hiện nay ở châu Phi là đảm bảo an ninh lương thực và châu lục này cần tập trung giải quyết vấn đề “sống còn” đó trong thời gian tới.
-
Kinh tế Thế giới
Châu Phi trước sáng kiến "Vành đai và Con đường"
05:30' - 18/06/2017
Trung Quốc rót hàng tỷ USD để đầu tư vào cơ sở hạ tầng trong khuôn khổ sáng kiến "Vành đai và Con đường" nhằm kết nối một mạng lưới các quốc gia ở châu Âu, châu Á và châu Phi.
-
Kinh tế Thế giới
Viện trợ của Trung Quốc có thực sự cạnh tranh ở châu Phi?
06:03' - 11/06/2017
Trang tin Allafrica số ra mới đây có bài bình luận về việc liệu Trung Quốc có thể thay thế các nhà tài trợ truyền thống (phương Tây) ở châu Phi trong tương lai hay không?
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ cắt giảm mạnh viện trợ phát triển cho châu Phi
05:30' - 31/05/2017
Mỹ dự kiến cắt giảm mạnh các chương trình viện trợ phát triển cho châu Phi trong thời gian tới mà Uganda và Ethiopia sẽ là hai nước bị thua thiệt nhất trong khu vực.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01'
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47'
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46'
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc muốn xây dựng 4 thành phố khởi nghiệp hàng đầu thế giới
12:40'
Cho đến năm 2030, Hàn Quốc sẽ thúc đẩy việc xây dựng 4 thành phố lọt vào danh sách 100 thành phố tốt nhất thế giới để khởi nghiệp.
-
Kinh tế Thế giới
Đại sứ Đỗ Hoàng Long: Làm sâu sắc thêm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bulgaria
11:43'
Chuyến thăm chính thức của Tổng thống Rumen Radev tới Việt Nam diễn ra vào thời điểm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước có nhiều bước phát triển quan trọng.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia cam kết giảm tỷ trọng điện than xuống 33%
10:31'
Chính phủ Indonesia có kế hoạch cắt giảm tỷ trọng điện than trong cơ cấu năng lượng của nước này xuống còn 33%, đồng thời tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 42% vào cuối năm 2040.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng cường kết nối ASEAN - Mỹ Latinh
09:49'
Theo Đại sứ Việt Nam được bổ nhiệm tại Mexico Nguyễn Văn Hải, tăng cường kết nối hạ tầng logistics, kết nối công nghệ số và thương mại điện tử là chìa khóa đưa quan hệ ASEAN - Mexico đi vào thực chất.