Những mâu thuẫn trong chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản
Theo nhật báo Yomiuri, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) vừa có những điều chỉnh trong chính sách tiền tệ nhằm tăng tính bền vững của các biện pháp nới lỏng tiền tệ hiện tại. Đáng chú ý, BoJ tiếp tục duy trì chính sách lãi suất âm và khẳng định rằng chính sách này đang phát huy hiệu quả.
Trong đợt rà soát chính sách tiền tệ vừa qua, BoJ vẫn duy trì chính sách lãi suất âm bởi việc chấm dứt thực hiện chính sách này có thể bị coi là một sự thu hẹp quy mô nới lỏng chính sách tiền tệ và có thể khiến đồng yen tăng giá trên thị trường ngoại hối. Tuy nhiên, việc BoJ kiên quyết duy trì lãi suất âm đã làm phức tạp chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương này.
Tại một cuộc họp báo hôm 19/3, Thống đốc BoJ Haruhiko Kuroda nhấn mạnh tầm quan trọng của chính sách lãi suất âm được đưa ra vào tháng 2/2016.
Ông Kuroda nói: “Điều đó không có nghĩa là việc nới lỏng tiền tệ mà chúng tôi đã thực hiện cho đến nay là sai vì rõ ràng là chính sách này đã giúp tăng đáng kể tỷ lệ lạm phát”. Bên cạnh đó, ông cũng nói rằng các biện pháp được điều chỉnh lần này sẽ giúp "tăng tính bền vững và sự linh hoạt”.
Mặc dù duy trì lãi suất âm, nhưng BoJ lại nâng biên độ dao động lãi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản kỳ hạn 10 năm từ cộng trừ 0,2% lên cộng trừ 0,25%. Việc BoJ mở rộng biên độ dao động của lãi suất dài hạn xuất phát từ nhiều yếu tố, trong đó có việc khả năng sinh lời ngày càng giảm của các tổ chức tài chính.
Tuy nhiên, nếu lãi suất lại tăng trong tương lai, điều đó có thể bị coi là thắt chặt tiền tệ. Vì vậy, BoJ đã đưa ra công cụ mới là “nghiệp vụ mua trái phiếu ở mức lãi suất cố định trong những ngày liên tiếp” để kiềm chế mức tăng lãi suất.
Bình luận về công cụ mới của BoJ, một nhà phân tích cho biết đó là một động thái nhằm nhấn mạnh lập trường nới lỏng tiền tệ của ngân hàng trung ương này. Ý định thực sự là tăng lãi suất đến một mức nhất định”.
Mặt khác, BoJ cũng có các bước đi cẩn trọng để giúp cho hoạt động mua vào các chứng chỉ quỹ hoán đổi danh mục (ETF) trở nên linh hoạt hơn khi xóa bỏ mục tiêu mỗi năm mua vào 6.000 tỷ yen (57 tỷ USD) giá trị chứng chỉ ETF. Trong khuôn khổ mới, BoJ sẽ chỉ mua các chứng chỉ ETF mô phỏng theo chỉ số TOPIX của Sở Giao dịch Chứng khoán Tokyo (TSE).
Hiện tại, tổng khối lượng chứng chỉ ETF mà BoJ đang nắm giữ theo giá trị sổ sách đã vượt quá 35.000 tỷ yen. Theo Thống đốc Kuroda, con số này chiếm khoảng 7% tổng giá trị vốn hóa thị trường của Sở Giao dịch Chứng khoán Tokyo (TSE).
Trên thực tế, BoJ đã trở thành “cổ đông lớn” của nhiều công ty. Việc xóa bỏ mục tiêu mỗi năm mua vào 6.000 tỷ yen chứng chỉ ETF dường như là một phản ứng trước những chỉ trích cho rằng hoạt động mua vào chứng chỉ ETF của ngân hàng trung ương này đã bóp méo hoạt động quản trị doanh nghiệp. Trên thực tế, BoJ không thể sử dụng quyền biểu quyết một cách trực tiếp.
Mặc dù vậy, trong báo cáo rà soát chính sách tiền tệ của mình, BoJ khẳng định rằng việc mua vào một khối lượng lớn chứng chỉ ETF trong giai đoạn bất ổn gia tăng trên thị trường đã phát huy tác dụng. Do đó, BoJ đã không bỏ hạn mức 12.000 tỷ yen/năm cho các giao dịch mua vào chứng chỉ ETF. Điều này khiến cho những người tham gia thị trường gặp khó khăn trong việc xác định liệu BoJ muốn giảm bớt hay tăng thêm khối lượng chứng chỉ ETF mua vào.
Ngoài ra, việc áp dụng chương trình trả lãi mới để thúc đẩy hoạt động cho vay đã làm phức tạp thêm chính sách của BoJ. Theo chương trình này, BoJ sẽ trả một số tiền lãi nhất định cho các tổ chức tài chính để lợi nhuận của các tổ chức này không giảm khi lãi suất hạ xuống do tác động của việc nới lỏng tiền tệ bổ sung. Đây là một biện pháp mà BoJ triển khai để chuẩn bị cho việc nới lỏng tiền tệ hơn nữa.
Tuy nhiên, nhiều người tin rằng BoJ sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp tục giảm lãi suất, vốn đang ở mức âm. Một nhà phân tích nói: “Tốt hơn là xem xét lại chính sách lãi suất âm ngay từ đầu”.
BoJ dự định sẽ tiến hành các biện pháp điều chỉnh trên một cách kiên trì để đạt được mục tiêu nâng tỷ lệ lạm phát lên 2%, nhưng có thể thấy, BoJ đang bế tắc trong việc tìm ra một chính sách tiền tệ hiệu quả./.
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Nhật Bản: Khoảng cách giàu nghèo gia tăng do dịch COVID-19
14:21' - 28/03/2021
Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế Nhật Bản như khoảng cách giàu nghèo trong xã hội gia tăng, lao động mất việc làm, đặc biệt là ngành dịch vụ ăn uống và du lịch.
-
Bất động sản
Nhật Bản siết quy định giao dịch đất đai có yếu tố nước ngoài
18:33' - 26/03/2021
Nội các Nhật Bản đã nhất trí về dự luật siết các quy định về việc thu mua và sử dụng đất của các thực thể nước ngoài xung quanh cơ sở hạ tầng trọng yếu như các căn cứ của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản.
-
Kinh tế Thế giới
Quốc hội Nhật Bản thông qua ngân sách kỷ lục cho tài khóa 2021
18:01' - 26/03/2021
Cụ thể, Thượng viện Nhật Bản đã thông qua ngân sách cho tài khóa 2021 bắt đầu từ ngày 1/4 tới. Trước đó, Hạ viện đã thông qua bản dự thảo này vào đầu tháng 3.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ khẳng định không gia hạn thời gian tạm hoãn áp thuế
11:27'
Ngày 1/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố không gia hạn thời gian tạm hoãn áp thuế với các nước, trong đó có Nhật Bản.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên mở cửa khu du lịch ven biển để thu hút ngoại tệ
10:17'
Triều Tiên đã mở cửa khu du lịch Wonsan Kalma quy mô lớn ở bờ biển phía Đông nước này, một động thái được kỳ vọng sẽ vực dậy ngành du lịch và thu hút nguồn ngoại tệ.
-
Kinh tế Thế giới
Giảm phát thải carbon mở ra cơ hội đầu tư lớn cho ngành công nghiệp toàn cầu
09:56'
Giảm phát thải carbon và công nghệ lưu trữ carbon đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của các ngành công nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực dầu khí.
-
Kinh tế Thế giới
Điện Mặt trời của Trung Quốc chiếm gần 30% cơ cấu nguồn điện cả nước
09:29'
Tổng công suất lắp đặt điện Mặt trời của Trung Quốc hiện tại đã vượt mốc 1 tỷ kW, chiếm gần 30% tổng công suất lắp đặt điện trên cả nước.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ có thể thiệt hại kinh tế lớn nếu đàm phán thuế quan thất bại
09:18'
Theo Báo cáo của Văn phòng Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) tại New York, nếu các quốc gia trả đũa việc Mỹ tăng thuế quan thì rất có khả năng Washington sẽ trở thành bên chịu tổn thất lớn nhất.
-
Kinh tế Thế giới
Cựu Tổng thống Hàn Quốc bị triệu tập thẩm vấn lần cuối liên quan đến lệnh thiết quân luật
18:13' - 01/07/2025
Theo hãng tin Yonhap, Công tố viên đặc biệt Cho Eun Suk ngày 1/7 đã ra lệnh triệu tập cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol để thẩm vấn liên quan đến việc ban bố thiết quân luật vào tháng 12 năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ có thể áp thuế cao hơn nếu Nhật Bản không nhập khẩu gạo
16:54' - 01/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết sẽ gửi thư cho Tokyo thông báo mức thuế mới, chỉ vài ngày trước thời hạn các mức thuế cao hơn được tái áp đặt với hàng chục đối tác thương mại, trong đó có Nhật Bản
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu
15:06' - 01/07/2025
Hàn Quốc đang giảm dần sự phụ thuộc vào Mỹ và Trung Quốc đại lục, tăng dần tỷ trọng xuất khẩu sang Đài Loan (Trung Quốc), Việt Nam...
-
Kinh tế Thế giới
Các công ty nước ngoài lạc quan về thị trường Trung Quốc
14:34' - 01/07/2025
Trung Quốc đã nổi lên như một điểm đến hàng đầu cho đầu tư nước ngoài, được hỗ trợ bởi những lợi thế chiến lược rộng rãi trong bối cảnh tình hình kinh tế toàn cầu thay đổi sâu sắc.