Những “nạn nhân” của sự sụt giảm giá dầu tại Mỹ Latinh
Theo trang mạng americasquarterly.org, sự sụp đổ của giá dầu dưới tác động của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đang khiến các nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu “vàng đen” trên toàn cầu chao đảo và khu vực Mỹ Latinh cũng không phải là một ngoại lệ.
Trong tình hình hiện nay, quốc gia nào tại khu vực Mỹ Latinh sẽ là nạn nhân lớn nhất? Ba biến số quan trọng có thể giúp xác định điều đó: mức độ phụ thuộc vào doanh thu từ dầu mỏ, triển vọng tài chính và tác động của giá dầu thấp đối với các khoản đầu tư trong tương lai.Những nước chịu tác động nhiều nhất là các quốc gia mà khoản thu từ dầu mỏ chiếm tỷ trọng lớn trong xuất khẩu cũng như trong Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Trong danh sách này, đứng đầu là Venezuela - nơi sản xuất gần 750.000 thùng/ngày vào năm 2019, tiếp theo sau là Ecuador (500.000 thùng/ngày) và Colombia (800.000 thùng/ngày).Cho đến nay, Brazil (với sản lượng 2,8 triệu thùng/ngày) và Mexico (có sản lượng 1,7 triệu thùng/ngày) là hai nước sản xuất dầu lớn nhất trong khu vực, nhưng lại không phải là những nước xuất khẩu dầu đáng kể. Trên thực tế, Brazil tiêu thụ thậm chí nhiều dầu hơn so với khả năng sản xuất, trong khi đó, nguồn thu từ xuất khẩu dầu mỏ của Mexico không thấm vào đâu so với quy mô của nền kinh tế nước này.Tình hình tài chính của các quốc gia tại thời điểm khủng hoảng dịch COVID-19 cũng rất quan trọng để dự báo mức độ ảnh hưởng từ việc giá dầu mỏ sụp đổ. Venezuela hiện trong tình trạng tồi tệ nhất, với khoản nợ không thể trả gần 150 tỷ USD. Tiếp đến là Ecuador, không có khoản dự trữ quốc gia nào đáng kể và trên bờ vực vỡ nợ với khoản nợ trị giá 50 tỷ USD. Chỉ có Colombia ở trong tình trạng tài chính và kinh tế vĩ mô tốt hơn.Mexico có vẻ như đang có tình trạng tài chính khả quan nhất. Tuy nhiên, Pemex - tập đoàn dầu khí nhà nước lớn nhất Mexico - lại thua lỗ tới hơn 18 tỷ USD trong năm 2019, mặc dù khi đó giá dầu đang ở mức tương đối cao. Chính phủ nước này đã phải chi hàng tỷ USD nhằm cứu Pemex thoát khỏi phá sản. Đó là một nghịch lý khi mà Mexico không phụ thuộc vào nguồn thu từ dầu mỏ, nhưng Tập đoàn dầu khí quốc gia lại đang trở thành một gánh nặng lớn cho đất nước.Brazil là quốc gia ít chịu ảnh hưởng nhất trong số các nước sản xuất dầu mỏ trong khu vực. Tuy nhiên, một số bang địa phương, đặc biệt là Rio de Janeiro, sẽ gặp rắc rối với sự suy giảm nguồn thu từ thuế khai thác dầu khí. Trong khu vực Mỹ Latinh, Argentina là nước nhập khẩu dầu mỏ, nhưng quốc gia này cũng đang trên bờ vực vỡ nợ và phải chi trả các khoản trợ cấp năng lượng tốn kém.Một khía cạnh quan trọng khác là tác động từ sự sụp đổ của giá dầu đối với các hoạt động sản xuất và đầu tư trong tương lai. Theo công ty tư vấn năng lượng Welligence, nếu giá dầu ở mức 20 USD/thùng, các doanh nghiệp dầu mỏ ở Mỹ Latinh sẽ không thể bù đắp nổi chi phí vận hành. Xét về mặt này, quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi giá dầu thấp hiện tại là Colombia, nơi chi phí vận hành để sản xuất dầu mỏ ở mức cao, với khoảng 25% tổng sản lượng dầu mỏ của nước này không mang lại bất kỳ lợi nhuận nào.Xét trên tất cả các khía cạnh, Ecuador hiện là một trong hai quốc gia đang ở vị trí dễ bị tổn thương nhất. Không giống như các nước láng giềng Peru và Colombia, Ecuador không có nguồn dự trữ quốc gia nào đáng kể và cũng không có khả năng tiếp cận với thị trường vay nợ, vì vậy, nước này không thể áp dụng chính sách tài khóa nghịch chu kỳ (mở rộng tài khóa trong thời kỳ kinh tế suy giảm) để giảm bớt tác động gây ra từ việc giá dầu sụp đổ. Thậm chí, chính sách đô la hóa của nước này có thể sẽ gây nên hậu quả tồi tệ hơn so với cuộc khủng hoảng tiền tệ ở Argentina vào năm 2001.Trường hợp xấu nhất xảy ra tại Mỹ Latinh là Venezuela. Sản lượng dầu mỏ của Venezuela hiện chưa bằng một nửa so với hồi cuối năm 2018. Các lệnh trừng phạt của Mỹ khiến Venezuela phải xuất khẩu dầu ra thị trường quốc tế với mức chiết khấu cao và nước này còn phải nhập khẩu xăng để đáp ứng nhu cầu trong nước.Nền kinh tế Venezuela đã suy giảm khoảng 65% trong sáu năm qua và nó có thể sẽ tăng trưởng -20% trong năm nay. Siêu lạm phát sẽ trở nên tồi tệ hơn và phần lớn dân số sẽ ở trong tình trạng cực kỳ nghèo đói. Giá dầu giảm không phải là nguyên nhân duy nhất: Đại dịch COVID-19 đã khiến lượng kiều hối sụt giảm đáng kể và tác động mạnh đến các hoạt động kinh tế trong nước. Sự sụp đổ của giá dầu cũng như việc dịch COVID-19 bùng phát có lẽ sẽ khiến tình hình tại Venezuela không thể tệ hơn được nữa./.Tin liên quan
-
Hàng hoá
Một số nước châu Á sẽ tận dụng giá dầu thấp để tăng cường kho dự trữ chiến lược
18:23' - 03/05/2020
Một số quốc gia châu Á có nhu cầu lớn về dầu đang tận dụng sự lao dốc của giá “vàng đen” do tác động của đại dịch viêm đường hô hấp COVID-19 để gia tăng kho dự trữ dầu thô của mình.
-
Hàng hoá
Ngành lọc dầu Hàn Quốc bị ảnh hưởng nặng nề trong quý I/2020
16:15' - 03/05/2020
Số liệu ngày 3/5 cho thấy các công ty lọc dầu hàng đầu của Hàn Quốc ghi nhận tình hình kinh doanh tồi tệ trong quý I/2020, trong bối cảnh sản lượng dầu mỏ toàn cầu vượt xa nhu cầu.
-
Chuyển động DN
Hai “ông lớn” dầu mỏ Mỹ 'thắt lưng buộc bụng' để đối phó COVID-19
14:25' - 02/05/2020
Cả hai “ông lớn” dầu mỏ Mỹ đều đưa ra các quyết định “thắt lưng buộc bụng” sau khi công bố kết quả kinh doanh quý I/2020, giai đoạn chứng kiến sự sụt giảm mạnh của giá dầu.
-
Kinh tế Thế giới
Nga dự kiến giảm 15% sản lượng khai thác dầu trong năm 2020
19:30' - 29/04/2020
Ngày 29/4, Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak cho biết sản lượng dầu mỏ của nước này có thể giảm tới 15% trong năm nay. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2008 Nga giảm sản lượng dầu.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá gạo thăng trầm tại hai nước xuất khẩu hàng đầu thế giới
19:06' - 23/11/2024
Một thương nhân tại Bangkok cho biết hoạt động xuất khẩu đang khiến thị trường sôi động, trong đó nhu cầu đến từ các khách hàng thường xuyên như Philippines, Indonesia và các nước châu Á khác.
-
Hàng hoá
Nông dân Bình Phước phấn khởi vào vụ thu hoạch cà phê có giá cao
12:26' - 23/11/2024
Thời điểm này, hộ trồng cà phê tại tỉnh Bình Phước đang bước vào vụ thu hoạch niên vụ năm 2024. Hiện tại, giá thu mua cà phê quả tươi và nhân đang ở mức cao nên nhà nông rất phấn khởi.
-
Hàng hoá
Căng thẳng địa chính trị leo thang, giá dầu chạm đỉnh của hai tuần
12:24' - 23/11/2024
Giá dầu đã tăng khoảng 1% trong phiên giao dịch ngày 22/11, chốt phiên ở mức cao nhất của hai tuần, giữa bối cảnh xung đột Nga-Ukraine leo thang, đe dọa ảnh hưởng đến nguồn cung dầu toàn cầu.
-
Hàng hoá
Nhiều xu hướng mới lạ xuất hiện trong mùa mua sắm cuối năm
19:00' - 22/11/2024
Mùa mua sắm lễ hội năm 2024 diễn ra trong bối cảnh kinh tế chuyển đổi và nhiều yếu tố bất định khác, khiến cả người tiêu dùng lẫn nhà bán lẻ đều phải thận trọng.
-
Hàng hoá
Xung đột Nga-Ukraie tiếp tục đẩy giá dầu leo thang
14:23' - 22/11/2024
Giá dầu thế giới tiếp tục tăng vào chiều ngày 22/11, khi xung đột ở Ukraine có chiều hướng gia tăng và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lên tiếng cảnh báo về một cuộc xung đột toàn cầu tiềm tàng.
-
Hàng hoá
Mở cửa Phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
11:37' - 22/11/2024
Đây là lần thứ 14 Phòng trưng bày của Tổng cục mở cửa đón khách tham quan, tìm hiểu thông tin, dấu hiệu nhận biết hàng thật - hàng giả với một số mặt hàng có nhu cầu tiêu thụ cao trên thị trường.
-
Hàng hoá
Indonesia nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn gạo từ Ấn Độ
08:45' - 22/11/2024
Chính phủ Indonesia đã quyết định nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn gạo từ Ấn Độ. Quy trình giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp đã hoàn tất.
-
Hàng hoá
Kiên Giang đưa hơn 90% sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử
08:45' - 22/11/2024
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, đến nay tỉnh có 269 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, trong đó có hơn 90% sản phẩm OCOP đưa vào sàn thương mại điện tử để kinh doanh.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới tăng 1% giữa lúc xung đột Nga-Ukraine leo thang
07:40' - 22/11/2024
Giá dầu thế giới tăng khoảng 1% vào ngày 21/11 sau khi Nga và Ukraine gia tăng các cuộc tấn công bằng tên lửa, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ căng thẳng nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng.