Những phí tổn cho các nhà khai thác viễn thông Mỹ khi loại bỏ Huawei
Theo Ủy ban Truyền thông liên bang Mỹ (FCC), các nhà mạng nhỏ của Mỹ, hoạt động chủ yếu ở vùng nông thôn, sẽ cần khoảng 1,8 tỷ USD để loại bỏ các thiết bị của tập đoàn công nghệ Huawei (Trung Quốc).
Washington trước đó đã tuyên bố thiết bị của Huawei và một số công ty Trung Quốc khác là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia. Điều này có nghĩa là các công ty đã sử dụng thiết bị này tại Mỹ phải thay thế hoàn toàn, nếu không sẽ không thể sử dụng quỹ nhà nước để mua thiết bị và tiến hành kinh doanh.
FCC đã thống kê được khoảng 50 công ty viễn thông nhỏ có thiết bị Huawei hoặc ZTE trong cơ sở hạ tầng của họ. Và ngay cả các nhà khai thác lớn hơn như CenturyLink và Verizon Communications Inc cũng sử dụng thiết bị của các nhà sản xuất Trung Quốc.
Tuy nhiên, Verizon đã phủ nhận sự hiện diện của thiết bị Trung Quốc trong cơ sở hạ tầng mạng và lưu ý rằng chỉ có VoiceLink, do Huawei sản xuất, được sử dụng.CenturyLink khẳng định các thiết bị Huawei còn lại không được sử dụng trực tiếp cho việc phân luồng định tuyến nên không phải chịu các biện pháp hạn chế của Chính quyền Mỹ.
“Cái bẫy” cho các nhà khai thác viễn thông nhỏTuy nhiên, tại Mỹ, ngoài bốn nhà khai thác di động lớn - Verizon, AT&T, T-Mobile và Sprint - còn có hàng trăm nhà khai thác nhỏ hoạt động ở vùng nông thôn. Hiệp hội các nhà khai thác di động nông thôn Mỹ (RWA) liệt kê các công ty như vậy có ít hơn 100.000 khách hàng.Số lượng thuê bao ít cộng với điều kiện xây dựng cơ sở hạ tầng khó khăn ở các vùng nông thôn khiến các công ty này cực kỳ nhạy cảm về chi phí. Đó là lý do tại sao nhiều công ty đã chọn thiết bị từ các nhà sản xuất Trung Quốc để giảm thiểu chi phí.
Vì các công ty này có sứ mệnh xã hội quan trọng là cung cấp kết nối và truy cập Internet băng thông rộng cho 50 triệu cư dân nông thôn Mỹ nên họ được hưởng sự hỗ trợ của chính phủ. Họ có thể sử dụng một quỹ đặc biệt trị giá 8,3 tỷ USD để mua thiết bị.Tuy nhiên, sau khi sản phẩm của các công ty Trung Quốc bị Chính quyền Mỹ tuyên bố là đe dọa an ninh quốc gia, các công ty này theo luật không thể trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước cho đến khi họ tháo dỡ thiết bị của Trung Quốc.
Không có lối thoát nào tốt nhất cho họ lúc này. Một mặt, họ không thể làm trái yêu cầu của nhà chức trách Mỹ. Mặt khác, điều này sẽ dẫn đến những chi phí nghiêm trọng và thực tế có thể là Chính quyền Mỹ sẽ không bồi thường cho họ.Zhou Rong, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu tài chính Chongyang thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc, cho biết: “Hiện có khoảng 50 công ty viễn thông ở Mỹ sử dụng thiết bị hoặc dịch vụ của ZTE và Huawei. Đây chủ yếu là các công ty nhỏ. Họ sẽ phải chi 1,87 tỷ USD để loại bỏ những sản phẩm này.
Và mặc dù Quốc hội Mỹ đã gửi đi những tín hiệu nhất định rằng những chi phí này sẽ được đền bù bằng cách nào đó, câu hỏi về thời điểm và ở mức độ nào vẫn còn bỏ ngỏ. Vì vậy, vấn đề này sẽ là nguồn gây tranh cãi giữa các nhà khai thác viễn thông Mỹ và Chính quyền Mỹ. Hơn nữa, các nhà khai thác nông thôn sẽ nhạy cảm hơn với vấn đề này”.
Chuyên gia Zhou Rong nói thêm rằng Mỹ sẽ phải gánh chịu vấn đề này nhiều hơn Trung Quốc. Ngoài ra, vẫn còn phải xem liệu Mỹ có thể loại bỏ hoàn toàn Huawei khỏi thị trường nội địa hay không, bởi xét cho cùng, các chính sách và lệnh trừng phạt của Mỹ đối với công ty Trung Quốc chủ yếu phục vụ lợi ích của các nhà vận động trước cuộc bầu cử.Và nếu lợi ích của các nhà khai thác Mỹ bị xâm phạm nghiêm trọng, điều này sẽ ảnh hưởng đến ý kiến của cử tri. Sau đó ông Trump sẽ phải chọn những gì mang lại ít rủi ro hơn cho mình.
Chính quyền Mỹ tuyên bố sẵn sàng bù đắp chi phí cho các nhà khai thác viễn thông nông thôn cho việc tái cấu trúc cơ sở hạ tầng viễn thông. Tuy nhiên, như đã lưu ý trong FCC, Quốc hội Mỹ tại thời điểm này mới chỉ chấp thuận khả năng bồi thường.Và số tiền cụ thể sẽ được phân bổ cho việc này, đối với Quốc hội mới chỉ là việc sẽ phải thông qua. FCC ước tính rằng số tiền bồi thường có thể lên tới 1,62 tỷ USD. Nhưng ngay cả trong một kịch bản lạc quan như vậy, các nhà khai thác viễn thông sẽ phải trả hơn 200 triệu đô la từ quỹ của chính họ, điều này, với quy mô kinh doanh nhỏ của họ, có thể là con số đáng kể.
Thích ứng với lệnh trừng phạtCác lệnh trừng phạt hiện tại của Mỹ trong việc cấm hầu như tất cả các nhà sản xuất toàn cầu cung cấp chip cho tập đoàn công nghệ Huawei, tất nhiên cũng đặt ra một vấn đề cho công ty Trung Quốc. Nhưng nhìn chung, điều này khó có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của truyền thông thế hệ thứ 5 ở Trung Quốc và các nước khác.Thứ nhất, có những công ty Trung Quốc khác có thể cung cấp thiết bị viễn thông. Và Huawei khá nhanh chóng thích ứng với điều kiện mới, thậm chí đôi khi vượt xa lệnh trừng phạt của Mỹ.
Chuyên gia Zhou Rong nói: “Gần đây nhất, Huawei đã đạt được bước tiến tốt trong việc hợp tác với công ty cung cấp dịch vụ định vị vệ tinh Tom Tom của Hà Lan. Sản phẩm của công ty Hà Lan Tom Go Navigation đã được đưa vào kho ứng dụng Huawei AppGAllery.Được biết, do hậu quả lệnh trừng phạt của Mỹ, bộ ứng dụng GMS của Google không có sẵn trên điện thoại thông minh Huawei mới. Hệ sinh thái HMS được thiết kế dành riêng cho điện thoại thông minh Huawei để thay thế Google GMS.
Chúng ta có thể thấy rằng đổi mới của Huawei đi trước rất nhiều lệnh trừng phạt của Mỹ. Huawei đang rất nhanh chóng điều chỉnh chiến lược của mình với điều kiện mới và mở ra thị trường mới”.
Do lệnh trừng phạt của Mỹ, doanh thu từ việc bán thiết bị viễn thông hoặc điện thoại thông minh của Huawei có thể giảm.Tuy nhiên, công ty này đang tìm kiếm cơ hội để tái cấu trúc hoạt động kinh doanh của chính mình. Gần đây có báo cáo rằng Huawei đang chuyển sang kinh doanh lĩnh vực điện toán đám mây - cung cấp sức mạnh tính toán cho các dịch vụ đám mây.
CPU được sử dụng trong kỹ thuật này không phải chịu lệnh trừng phạt của Mỹ bởi Intel - nhà cung cấp CPU chính cho mảng kinh doanh đám mây của Huawei - trước đây đã được Bộ Thương mại Mỹ cấp phép cung cấp cho công ty Trung Quốc và giấy phép này vẫn còn hiệu lực.
Có thể thấy, mong muốn của Mỹ đi theo con đường xây dựng mạng lưới thế hệ thứ 5 của riêng mình có thể sẽ khiến doanh nghiệp Mỹ và người tiêu dùng phải trả giá. Trong khi hầu hết các quốc gia đã bắt đầu triển khai mạng 5G ở dải tần dưới 6 GHz, Chính phủ Mỹ hiện đang giải phóng tần số siêu cao cho việc này.Các tần số như vậy thực sự có thể cung cấp tốc độ dữ liệu cao nhất có thể, song tín hiệu truyền trên dải tần này rất không ổn định. Do đó, việc phát triển 5G ở tần số siêu cao sẽ yêu cầu lắp đặt một số lượng lớn thiết bị phát, trong khi đây là một việc làm rất tốn kém. Ngoài ra, việc từ bỏ thiết bị từ Huawei và của các công ty Trung Quốc khác cũng làm tăng thêm chi phí cho dự án của Mỹ./.
Tin liên quan
-
Công nghệ
Các hãng viễn thông Canada có thể không được đền bù nếu chính phủ cấm thiết bị của Huawei
07:55' - 14/09/2020
Theo phóng viên TTXVN tại Ottawa, Canada đã đánh đi tín hiệu về khả năng sẽ không đền bù cho các hãng viễn thông lớn của nước này nếu chính phủ liên bang cấm sử dụng thiết bị của Huawei trong mạng 5G.
-
Ý kiến và Bình luận
Giới phân tích: Samsung có thể hưởng lợi từ lệnh trừng phạt Huawei
19:44' - 11/09/2020
Theo các nhà phân tích, Samsung Electronics Co. có thể được hưởng lợi trong dài hạn nhờ lệnh trừng phạt của Mỹ với Huawei của Trung Quốc.
-
DN cần biết
Doanh nghiệp chip nhớ Hàn Quốc sẽ ngừng giao hàng cho Huawei từ ngày 15/9
05:45' - 10/09/2020
Các doanh nghiệp sản xuất chip nhớ của hàn Quốc và hầu hết các công ty toàn cầu khác sẽ gần như ngừng giao hàng cho Huawei từ ngày 15/9 tới theo lệnh trừng phạt của Mỹ với doanh nghiệp Trung Quốc này.
-
Doanh nghiệp
Mỹ: Các công ty viễn thông nhỏ phải chi 1,8 tỷ USD thay thế thiết bị Huawei, ZTE
08:16' - 05/09/2020
Phóng viên TTXVN tại Mỹ dẫn số liệu đánh giá của FCC cho biết tổng số tiền mà các công ty viễn thông nhỏ phải chi ra có thể lên tới 1,84 tỷ USD.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Châu Âu siết chặt quy định an toàn đường bộ và khí thải
08:07'
EC thể hiện quyết tâm trong việc cải thiện chất lượng không khí bằng cách triển khai các phương pháp kiểm tra khí thải tân tiến.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia kỳ vọng kinh tế tăng trưởng 5% bất chấp dự báo của IMF
22:24' - 24/04/2025
Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati tự tin rằng nền kinh tế nước này sẽ tăng trưởng tới 5% trong năm 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Bất ổn chính sách tạo đang đè nặng lên kinh tế Mỹ
15:25' - 24/04/2025
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) ngày 23/4 cảnh báo chính sách thương mại thiếu nhất quán của chính quyền Tổng thống Donald Trump đang tạo áp lực cho nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump: Tăng thuế sẽ khiến nhiều người giàu rời khỏi Mỹ
10:45' - 24/04/2025
Theo ông Trump, dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia khác, việc tăng thuế suất sẽ gây ra sự gián đoạn lớn và khiến những triệu phú rời khỏi Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ Latinh năm 2025
08:36' - 24/04/2025
Tổng Sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực sẽ lần lượt đạt mức tăng trưởng 2,1% và 2,4% trong năm 2025 và 2026.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ tìm kiếm "thỏa thuận công bằng" về thương mại với Trung Quốc
08:35' - 24/04/2025
Ngày 23/4 (giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề cao triển vọng về một "thỏa thuận công bằng" về thương mại với Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Canada đối mặt nguy cơ suy thoái nếu xảy ra cuộc chiến thương mại
20:49' - 23/04/2025
Ngân hàng trung ương Canada (BOC) cảnh báo nền kinh tế nước này có thể rơi vào suy thoái nghiêm trọng nếu nổ ra cuộc chiến thương mại toàn cầu do tác động từ các mức thuế quan của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Mỹ lo ngại tác động tiêu cực của thuế quan
20:31' - 23/04/2025
Liên minh các hiệp hội ngành ô tô Mỹ vừa kiến nghị Tổng thống Donald Trump không áp thuế 25% với linh kiện ô tô nhập khẩu, và cảnh báo động thái này sẽ làm giảm doanh số bán xe và đẩy giá xe tăng.
-
Kinh tế Thế giới
Thời hàng giá rẻ tại Mỹ dần lùi xa
19:35' - 23/04/2025
Cuộc chiến thương mại toàn cầu do Tổng thống Mỹ Donald Trump khởi xướng đang tác động trực tiếp tới tủ đồ người dân Mỹ, trong đó mặt hàng bị ảnh hưởng nặng nhất lại là sản phẩm đời sống thiết yếu.