Những rủi ro đe dọa nền kinh tế thế giới
Trong bài viết đăng ngày 7/4 trên trang tin tức stuff.co.nz của New Zealand, tác giả - nhà báo Lisa Bernhard đã nêu bật những rủi ro đe dọa nền kinh tế thế giới trong bối cảnh hiện nay đồng thời đưa ra dự báo về tăng trưởng với một số nước và khu vực.
Theo tác giả, các chuyên gia kinh tế đang lo ngại nguy cơ xảy ra một đợt suy thoái tiếp theo, chỉ một năm sau khi kinh tế thế giới ghi nhận những dấu hiệu phục hồi và khởi sắc sau những tác động của đại dịch COVID-19.
Tại Mỹ, Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có kế hoạch tăng mạnh lãi suất và thu hẹp bảng cân đối kế toán để chuẩn bị đối phó với lạm phát.
Ở châu Âu, giá năng lượng tăng vọt đang tạo thêm gánh nặng tài chính cho người tiêu dùng và làm tăng chi phí hoạt động của các nhà máy.
Tác giả nhận định đây là "sự kết hợp" những yếu tố rủi ro, phủ bóng lên triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Bà cho rằng một số nền kinh tế thậm chí có thể rơi vào suy thoái vào những thời điểm khác nhau, tùy thuộc những thách thức mà các nước phải đối mặt.
Trong bài viết, bà Bernhard nêu rõ nền kinh tế Mỹ đang tăng trưởng quá nóng, tỷ lệ lạm phát hằng năm là 7,9% và tiền lương trả theo giờ cao hơn 5,6% so với một năm trước.
Mỹ hiện có số lượng việc làm tuyển dụng cao gấp gần hai lần so với số lao động thất nghiệp, tỷ lệ cao nhất trong 70 năm. Trong 6 tháng qua, hơn 50% số lao động không có việc làm do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đã quay trở lại làm việc.
Theo tác giả, Fed vừa muốn có tăng trưởng tiền lương vừa muốn giá cả hạ nhiệt để có thể đạt được mục tiêu duy trì lạm phát dưới 2%.
Dự kiến, tháng 12 năm nay, ngân hàng trung ương Mỹ sẽ nâng lãi suất trong ngắn hạn từ mức dưới 0,25% lên hơn 2,5% và tiếp tục tăng lãi suất trên 3% vào năm 2023.
Trong tuần này, Fed đã công bố kế hoạch giảm lượng trái phiếu đang nắm giữ trị giá 8.500 tỷ USD, bắt đầu từ tháng 5, nhằm thúc đẩy nền kinh tế trong giai đoạn đại dịch COVID-19.
Tuy nhiên, bà Bernhard cho rằng các biện pháp nới lỏng chính sách tiền tệ của Fed dù cần thiết nhưng sẽ gây rủi ro cho triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế số một thế giới. Lịch sử cho thấy Fed khó có thể hạ nhiệt thị trường lao động mà không đẩy nền kinh tế vào suy thoái.
Kinh tế Mỹ chỉ có 3 lần “hạ cánh mềm” kể từ năm 1945 trong điều kiện lạm phát không tăng cao. Một số nhà đầu tư trái phiếu cho rằng trong hai năm tới, nhiều khả năng Fed sẽ phải cắt giảm lãi suất một lần nữa khi nền kinh tế suy giảm, kéo theo nguy cơ xảy ra suy thoái.
Theo bài viết, châu Âu cũng gặp vấn đề về lạm phát, nhưng nguyên nhân là do giá năng lượng và thực phẩm nhập khẩu tăng vọt chứ không phải do nền kinh tế tăng trưởng quá nóng.
Tác động của căng thẳng Nga-Ukraine và các lệnh trừng phạt của phương Tây đang đe dọa nguồn cung cấp năng lượng của lục địa này. Khi giá năng lượng tăng cao, niềm tin của người tiêu dùng sụt giảm. Các công ty cũng đang gặp khó khăn về sản xuất.
Nhà báo Bernhard nhận định nền kinh tế của Khu vực Đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) nhìn chung có thể sẽ vẫn tăng trưởng vào năm 2022, dù triển vọng này mong manh.
Nếu châu Âu ngừng nhập khẩu khí đốt của Nga, dù là quyết định từ phía châu Âu hay do nguồn cung bị cắt, kinh tế khu vực sẽ có nguy cơ rơi vào suy thoái.
Cũng theo tác giả bài viết, làn sóng bùng phát biến thể Omicron hiện nay ở Trung Quốc cũng là một trong những rủi ro đe dọa tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Trung Quốc đại lục đã báo cáo hơn 20.000 ca mắc mới COVID-19 trong ngày 6/4, trong bối cảnh 26 triệu cư dân thành phố Thượng Hải và một số thành phố lớn khác đang trong đợt phong tỏa nghiêm ngặt.
Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs dự báo tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này sẽ thấp hơn 7,1% so với các nước đã dỡ bỏ các biện pháp hạn chế liên quan đến COVID-19. Việc Trung Quốc phong tỏa phòng dịch cũng sẽ làm gián đoạn thương mại toàn cầu, vốn vẫn đang chật vật phục hồi sau đại dịch.
Cuối bài viết, nhà báo Bernhard nhấn mạnh các rủi ro đe dọa kinh tế thế giới hiện nay hoàn toàn có thể tránh được và việc có thể tháo gỡ khó khăn hay không nằm ở quyết định của các nhà hoạch định chính sách./.
- Từ khóa :
- ngân hàng trung ương Mỹ
- Mỹ
- kinh tế Mỹ
- lãi suất
- fed
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Giới phân tích: Đồng yen suy yếu quá mức sẽ đặt BoJ vào tình trạng “báo động”
16:09' - 06/04/2022
Theo Eisuke Sakakibara, cựu Thứ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản về các vấn đề quốc tế, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) sẽ rơi vào tình trạng "báo động" nếu đồng yen quá suy yếu, vượt mốc 130 yen/USD.
-
Ý kiến và Bình luận
Mỹ: Hạ tầng cung cấp nước ở nhiều thành phố xuống cấp nghiêm trọng
07:48' - 06/04/2022
Theo báo cáo từ cơ quan y tế của bang Mississippi (miền Nam nước Mỹ), nguồn cung nước tại thành phố Jackson của bang đã "thiếu hụt trầm trọng" kể từ năm 2016.
-
Ý kiến và Bình luận
WB nhận định về con đường phục hồi kinh tế Việt Nam giai đoạn 2022-2024
18:47' - 05/04/2022
Kinh tế Việt Nam đang tiến từng bước trên con đường phục hồi kể từ sau đợt giãn cách kéo dài trong quý III/2021 vì đại dịch COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Truyền thông Mỹ nhận định Việt Nam có cơ hội kinh doanh lớn trong thời gian tới
18:37' - 21/11/2024
Theo trang forbes.com (Mỹ), nhiều thập kỷ qua, Việt Nam đã mở cửa cho các tập đoàn lớn. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có cơ hội kinh doanh lớn hơn nữa dưới thời chính quyền Trump 2.0.
-
Ý kiến và Bình luận
Morgan Stanley: Chính sách thuế của Donald Trump sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ
06:00' - 21/11/2024
Ông Seth Carpenter, nhà kinh tế trưởng của ngân hàng Morgan Stanley, cho rằng các mức thuế mà Tổng thống đắc cử Donald Trump đề xuất sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ vào năm 2026.
-
Ý kiến và Bình luận
Công nghệ AI dự báo sẽ tạo ra 680 tỷ USD cho ngành viễn thông
18:18' - 20/11/2024
Trong 15-20 năm tới, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) ước tính sẽ mang lại tới 680 tỷ USD cho ngành viễn thông.
-
Ý kiến và Bình luận
UNICEF cảnh báo 3 yếu tố đe dọa sức khỏe trẻ em
08:23' - 20/11/2024
Sự biến động về nhân khẩu học, biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng và quá trình chuyển đổi công nghệ nhanh chóng có nguy cơ dẫn đến tương lai ảm đạm cho thanh thiếu niên vào giữa thế kỷ 21.
-
Ý kiến và Bình luận
Ukraine thông qua ngân sách 2025 với khoản chi kỷ lục cho quốc phòng
08:14' - 20/11/2024
Quốc hội Ukraine đã thông qua toàn bộ luật về ngân sách quốc gia năm 2025, trong đó chi ngân sách năm tới được quy định ở mức kỷ lục 3.940 tỷ hryvnia (hơn 95 tỷ USD).
-
Ý kiến và Bình luận
Australia: Dự luật giới hạn số lượng sinh viên quốc tế có nguy cơ thất bại
08:41' - 19/11/2024
Liên minh hai đảng Tự do và Quốc gia (Liên đảng) cùng đảng Xanh của Australia ngày 18/11 đã lên tiếng phản đối dự luật giới hạn số lượng sinh viên quốc tế.
-
Ý kiến và Bình luận
Mô hình nào cho phát triển kinh tế cửa khẩu?
20:41' - 18/11/2024
Thời gian tới cần định dạng lại mô hình khu kinh tế cửa khẩu thành mô hình khu kinh tế phát triển toàn diện đa chức năng.
-
Ý kiến và Bình luận
Albemarle: Phương Tây khó từ bỏ nguồn cung từ Trung Quốc
12:22' - 18/11/2024
Albemarle, nhà sản xuất lithium lớn nhất thế giới nhận định việc phương Tây xây dựng chuỗi cung ứng lithium riêng tại Bắc Mỹ và châu Âu để giảm lệ thuộc vào Trung Quốc là không khả thi về mặt kinh tế.
-
Ý kiến và Bình luận
APEC kêu gọi tăng cường hợp tác đa phương, cải cách WTO
08:33' - 18/11/2024
Các nhà lãnh đạo APEC đã thông qua “Tuyên bố Ichma về Diện mạo mới của Khu vực thương mại tự do” trong chương trình nghị sự châu Á-Thái Bình Dương.