Những rủi ro mà các nhà đầu tư cần chuẩn bị cho năm 2021
Trong bài viết đăng tải trên tờ Financial Times và được tờ Australia Financial Review dẫn lại, Giáo sư Mohamed El-Erian, Chủ tịch Trường Queens thuộc Đại học Cambridge, cố vấn cao cấp của hai tập đoàn tài chính Allianz và Gramercy, nhận định: "Trong suốt năm 2020 giữa bối cảnh xảy ra đại dịch COVID-19, khoảng cách giữa thị trường tài chính và nền kinh tế thực tiếp tục nới rộng hơn rất nhiều. Các thị trường cổ phiếu phục hồi nhanh chóng từ mức thấp nhất của ngày 23/3 đã đưa phần lớn các chỉ số tại Mỹ lên mức cao kỷ lục".
Cũng theo chuyên gia, điều này xuất hiện trước cả khi các thông tin tốt về vắc-xin ngừa COVID-19 được tung ra. Hơn thế nữa, chúng được kết hợp với chính sách thuận lợi từ các ngân hàng trung ương, cho phép các chủ sở hữu yên tâm phát hành những khoản nợ kỷ lục, với mức bồi thường thấp nhất trong lịch sử dành cho các chủ nợ.
Trong khi đó, tình hình kinh tế toàn cầu vẫn còn nhiều bất ổn. Một làn sóng lây nhiễm COVID-19 khác đang đẩy các nền kinh tế của châu Âu chìm sâu vào suy thoái, khiến khả năng phục hồi kinh tế của Mỹ trở nên khó khăn hơn và hạn chế mức độ hoạt động tốt hơn của khu vực Đông Á, nơi được xem là động lực mạnh mẽ của tăng trưởng toàn cầu. Nếu bối cảnh này ngày càng kéo dài, nguy cơ “trượt dốc” sẽ càng làm xói mòn sự phát triển trong dài hạn.
Triển vọng kinh tế không chắc chắn với sự phân tán đáng chú ý giữa các quốc gia quan trọng trong hệ thống kinh tế thế giới là một trong những di sản quan trọng của COVID-19 mà các thị trường đã bỏ qua, do niềm tin cao về khả năng bảo vệ giá tài sản từ các ngân hàng trung ương, giúp nhà đầu tư tránh khỏi những ảnh hưởng bất lợi.
Không có gì khiến nhà đầu tư yên tâm hơn khi biết rằng các ngân hàng trung ương, với túi tiền khổng lồ của mình, sẽ mua chứng khoán mà họ sở hữu - đặc biệt khi người mua sẵn sàng chi trả với bất kỳ giá nào và có khoản vốn kiên nhẫn không giới hạn. Phản ứng hợp lý của các nhà đầu tư không chỉ là “tải sẵn” hành vi mua của họ mà còn tìm kiếm các cơ hội nơi các quỹ tìm kiếm lợi nhuận sẽ được thúc đẩy.
Kết quả không chỉ là các làn sóng do thanh khoản thúc đẩy diễn ra không ngừng nghỉ bất kể các nguyên tắc cơ bản. Nó còn làm thay đổi điều kiện thị trường và đảo ngược trạng thái “tác nhân và hiệu quả” truyền thống.
Theo tác giả, những thách thức mà nhà đầu tư phải đối mặt vào năm 2021 có lẽ sẽ ít hơn trong vài tuần đầu tiên, nhưng nhiều hơn vào quãng thời gian cuối năm. Sự thay đổi chỉ xảy ra khi một hoặc nhiều sự bất đồng đột ngột được tăng tốc, bao gồm sự đảo ngược chính sách tiền tệ (rất khó xảy ra), tai nạn thị trường do chấp nhận rủi ro quá mức (có thể xảy ra nhiều hơn nhưng không quá lớn) và sự gia tăng các vụ phá sản doanh nghiệp (có khả năng xảy ra nhiều nhất nhưng sẽ diễn ra theo thời gian). Hiện tại, trong khi các nhà đầu tư tiếp tục lướt sóng thanh khoản có lợi nhuận cao, mọi thứ có thể sẽ trở nên phức tạp hơn khi thế giới dần bước vào năm 2021.
Sự bóp méo thị trường ngày càng lớn của các ngân hàng trung ương sẽ khó có khả năng bảo vệ được cho các nền kinh tế đang phục hồi, trong bối cảnh kỳ vọng lạm phát gia tăng. Phục hồi kinh tế chưa chắc đủ bù đắp hoàn toàn tác động của các vụ phá sản doanh nghiệp hoặc tác động bất lợi của bất bình đẳng cao hơn. Các nhà đầu tư có thể sẽ hối hận vào ngày họ mạo hiểm đầu tư vào các loại tài sản xa rời với môi trường sống tự nhiên của họ, mà thiếu thanh khoản đủ để điều chỉnh.
Tác giả cho rằng điều hướng bối cảnh như vậy yêu cầu cần phải có đủ các công cụ phân tích, nhưng thật đáng tiếc, những công cụ này sẽ làm giảm lợi nhuận trong phần lớn các làn sóng do thanh khoản thúc đẩy.
Một số công cụ cần thiết bao gồm phân tích tín dụng và kỹ thuật chi tiết cao, lập kế hoạch kịch bản, cấu trúc thông minh, đánh giá tính thanh khoản trong các phân khúc thị trường và hiểu rõ hơn về mức độ có thể thu hồi của các sai lầm đầu tư.
Nó cũng bao gồm sự sẵn sàng kiểm tra lại một số quyết định đầu tư. Điều này liên quan đến việc xem xét lại cấu trúc danh mục đầu tư truyền thống là dồn 60% tiền vào cổ phiếu và 40% vào thu nhập cố định hiện nay, khi lợi suất trái phiếu chính phủ giảm một cách giả tạo.
Sự mất kết nối lớn giữa Wall Street và Main Streel đã tiếp tục kéo dài hơn nhiều so với dự kiến. Điều này cho thấy, một lần nữa, những hậu quả không mong muốn của các cách tiếp cận chính sách, trong đó gánh nặng đặt lên vai của các ngân hàng trung ương đã bị quá tải.
Kết thúc bài viết, tác giả kỳ vọng rằng vào năm 2021, với sự phục hồi kinh tế được hỗ trợ bởi việc phát triển thành công vắc-xin ngừa COVID-19, các nguyên tắc cơ bản tốt hơn của doanh nghiệp sẽ giúp đánh giá được chính xác giá của tài sản và cho phép tái cân bằng có trật tự các chính sách kết hợp giữa tiền tệ-tài khóa-cấu trúc./.
- Từ khóa :
- mỹ
- đại dịch covid 19
- Phố Wall
- vắc-xin ngừa COVID-19
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Hạ viện Mỹ ngăn chặn đề nghị tăng mức hỗ trợ gói giảm thiểu tác động COVID-19
07:16' - 25/12/2020
Ngày 24/12, các nghị sĩ đảng Cộng hòa trong Quốc hội Mỹ đã ngăn chặn nỗ lực điều chỉnh gói giảm thiểu tác động của dịch COVID-19 theo đề nghị của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế Mỹ tiếp tục giảm tốc
12:40' - 24/12/2020
Một loạt dữ liệu của Chính phủ Mỹ công bố ngày 23/12 tiếp tục cho thấy nền kinh tế hàng đầu thế giới đang chững lại khi mà số ca mắc bệnh COVID-19 tăng vọt.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà bán lẻ Mỹ đánh giá cao gói cứu trợ COVID-19 mới
16:18' - 23/12/2020
Liên đoàn Bán lẻ Quốc gia Mỹ (NRF) đánh giá cao gói cứu trợ đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 mới và lưu ý rằng cần có nhiều biện pháp kích thích hơn nữa để hỗ trợ nền kinh tế Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Gói cứu trợ COVID-19 mới - niềm hy vọng của nền kinh tế Mỹ
17:02' - 22/12/2020
Ngày 21/12, với 92 phiếu thuận và 6 phiếu chống, Thượng viện Mỹ đã thông qua gói cứu trợ kinh tế trị giá 892 tỷ USD nhằm tạo động lực cho hàng triệu người dân Mỹ và các doanh nghiệp.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Nợ xấu trong lĩnh vực nhà ở tại Malaysia - cuộc khủng hoảng tiềm tàng
05:30'
Với lệnh kiểm soát đi lại mới được áp dụng tại Malaysia, giới chuyên gia cho rằng cuộc khủng hoảng nợ mua nhà dường như đang bắt đầu được hình thành tại quốc gia Đông Nam Á này.
-
Kinh tế Thế giới
Người tiêu dùng Đức mất lòng tin về triển vọng kinh tế và thu nhập
21:54' - 27/01/2021
Các biện pháp phong tỏa làm gia tăng sự mất lòng tin của người tiêu dùng Đức.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia ưu tiên thu hút các dự án đầu tư thân thiện với môi trường
15:37' - 27/01/2021
Tổng thống Indonesia Joko Widodo (Jokowi) cho biết nước này đang rất cần các khoản đầu tư có thể tạo việc làm và tạo ra sản phẩm cạnh tranh trên thị trường thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Canada muốn được miễn trừ các quy định trong chính sách ‘Mua hàng Mỹ’
14:38' - 27/01/2021
Chính phủ Canada có kế hoạch tìm kiếm sự miễn trừ khỏi các quy tắc mua sắm khắt khe trong chính sách "Mua hàng Mỹ".
-
Kinh tế Thế giới
Cuộc họp đầu tiên của Fed dưới thời tân Tổng thống Mỹ nhận được nhiều sự quan tâm
12:30' - 27/01/2021
Một tuần sau chính phủ của tân Tổng thống Mỹ Joe Biden “tiếp quản”, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã khai mạc cuộc họp chính sách đầu tiên trong năm 2021 ngày 26-27/1, tập trung vào phục hồi kinh tế.
-
Kinh tế Thế giới
IMF nâng dự báo tăng trưởng của Mỹ Latinh trong năm 2021
10:25' - 27/01/2021
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã nâng dự báo tăng trưởng của khu vực Mỹ Latinh trong năm 2021 lên 4,1%, đồng thời cũng nâng dự báo tăng trưởng của hai nền kinh tế lớn trong khu vực là Brazil và Mexico.
-
Kinh tế Thế giới
Thượng viện Mỹ bác kiến nghị ngăn luận tội cựu Tổng thống Donald Trump
10:24' - 27/01/2021
Thượng viện Mỹ đã bác bỏ kiến nghị của các nghị sĩ đảng Cộng hòa nhằm ngăn chặn kế hoạch luận tội cựu Tổng thống Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Hạ viện Nhật Bản thông qua gói ngân sách bổ sung thứ ba của tài khóa 2020
09:42' - 27/01/2021
Hạ viện Nhật Bản tối 26/1 đã thông qua gói ngân sách bổ sung thứ ba trong tài khóa 2020 (kết thúc vào cuối tháng 3/2021) có giá trị lên đến 21.835,3 tỷ yen (khoảng 210 tỷ USD).
-
Kinh tế Thế giới
IMF nâng dự báo kinh tế toàn cầu năm 2021
09:02' - 27/01/2021
Ngày 26/1, IMF đã bày tỏ lạc quan về tình hình kinh tế thế giới năm 2021, theo đó dự kiến kinh tế toàn cầu tăng trưởng 5,5% trong năm nay, cao hơn 0,3% so với dự báo đưa ra hồi tháng 10/2020.