Những thách thức đối với "sức mạnh" của EU sau Brexit (Phần 1)
Ngày 31/1/2020, nước Anh chính thức rời Liên minh châu Âu (EU) sau 47 năm quan hệ thăng trầm, và ba năm rưỡi “dùng dằng” đi ra. Tuy nhiên, đó mới chỉ là mặt hình thức, bởi vì con đường đi đến cuộc chia tay “thật sự” được dự báo còn lắm chông gai.
Thay đổi thứ nhất liên quan đến số liệu. Sau Brexit, EU mất đi 66 triệu dân, cùng với 15% GDP của khối. Anh, từ một thành viên giờ trở thành "một nước cạnh tranh ngay ở cửa ngõ chúng ta”, theo nhận định của Thủ tướng Đức Angela Merkel. Sau Brexit, EU chỉ còn một thành viên thường trực ở Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, đó là Pháp. Mất mát thứ hai là sự trống vắng về mặt tư tưởng.
Cựu Thủ tướng Margaret Thatcher đã muốn biến thị trường nội địa của khối thành nền tảng cho việc xây dựng châu Âu. Anh đã hình thành được mạng lưới liên minh gồm Hà Lan, ba nước bán đảo Scandinavia và một phần Đông Âu để mang lại cho EU một hình ảnh tự do hơn.Eric Maurice, phụ trách văn phòng tại Brussels của Quỹ Robert Schuman, nhận định: "Từ những năm 1990, và sau khi khối mở rộng năm 2004, cách nhìn của Pháp tại châu Âu đã bị thụt lùi”. Và Đức, nước đầu tàu kinh tế trong khối, được lợi nhất trong việc Liên minh châu Âu mở rộng thành viên.
Việc Anh rời khỏi EU là một tổn thất cho khối. Sau khi nước Đức được thống nhất, EU đã ghi dấu ấn với quyết định lập đồng tiền chung châu Âu - đồng euro. Vậy sau Brexit, liệu 27 nước còn lại có khởi sắc không? Một số người coi đây là một cơ hội để tái lập một dự án chung. Một số khác lo ngại EU suy yếu nếu tiếp tục hoạt động như hiện nay.Tuy nhiên, Brexit cũng có thể làm Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) mạnh hơn. Trên thực tế, dù là thành viên của EU, nhưng Anh thường “một mình một kiểu” từ năm 1973, thậm chí bị coi làm suy yếu khối này: Không tham gia khối đồng tiền chung châu Âu, không tham gia khối Schengen và thường xuyên yêu cầu được miễn trừ, như về mặt tư pháp và nội vụ.Khi Anh (không thuộc Eurozone) rời khỏi EU, liên minh tiền tệ có thể sẽ trở nên mạnh hơn, chiếm khoảng 85% GDP của khối, thay vì gần 72% hiện nay. Và tỷ lệ này sẽ còn cao hơn vì Croatia và Bulgaria đang muốn tham gia Eurozone. Như vậy, "khối đồng tiền chung sẽ ngày càng trở thành động cơ cho EU", theo Enrico Letta, cựu Thủ tướng Italy, hiện là Chủ tịch Viện Jacques Delors.Brexit cũng sẽ làm thay đổi cân bằng trong khối. Dự án "địa chính trị" của tân Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, người muốn xây dựng một châu Âu mạnh hơn, nhiều chủ quyền hơn và đầu tư vào xã hội nhiều hơn, có lẽ đã không có những ưu tiên như vậy nếu Anh can thiệp. London đã bớt tham gia vào các công việc của châu Âu kể từ năm 2016 sau cuộc trưng cầu dân ý về Brexit.Theo ông Nicolas Véron, đồng sáng lập cơ quan nghiên cứu Bruegel, bộ đôi Pháp-Đức vẫn là trung tâm của khối, nhưng hai nước không phải lúc nào cũng có chung quan điểm: Berlin thường nghĩ đến sức mạnh kinh tế, Paris thì nghĩ đến địa chính trị. Sự khác biệt này càng trở nên rõ ràng vào thời kỳ cuối nhiệm kỳ của Thủ tướng Đức Merkel.Các nước nhỏ hơn trong khối không thể hiện thiên về Pháp hay Đức. Trong quá trình tái bố trí này, các chuyên gia về châu Âu chú ý quan sát Hà Lan, thường cùng phía với Anh, sẽ làm gì. Về một số chủ đề, Hà Lan thiên về lập trường của Pháp như tái đàm phán chỉ thị về lao động biệt phái.Về những chủ đề khác, ví dụ ngân sách châu Âu, Hà Lan lại ngả về Berlin. Một chuyên gia thân cận với điện Elysée bình luận: "Mọi chuyện sẽ trơn chu trong khoảng một thời gian". Cả Paris và Berlin sẽ phải thận trọng tiến trong bối cảnh biến động này nếu như cả hai không muốn làm các bên căng thẳng.
Thị trường nội bộ Liên minh châu Âu với khoảng 450 triệu người tiêu dùng chắc chắn vẫn là đòn bẩy hàng đầu cho sự thống nhất châu Âu, "là chất kết dính chúng ta lại với nhau”, theo so sánh của một nhà ngoại giao. Ngoài ra, khả năng châu Âu thuyết phục Ba Lan cam kết vào mục tiêu trung hòa khí thải carbon năm 2025, hoặc xây dựng một chính sách chung về nhập cư sau nhiều tháng bế tắc, cũng như định hướng về ngân sách đang được đàm phán sẽ là những bài trắc nghiệm đầu tiên về khả năng vươn dậy của EU sau Brexit. Mặt khác, chính cách đàm phán giữa London và Brussels về mối quan hệ tương lai cũng mang tính quyết định cho EU. Bởi một mặt, điều này giúp hạn chế những thiệt hại do Brexit gây ra, kể cả về địa chính trị. Đây cũng là phép thử về sự đoàn kết của 27 nước còn lại, mà trong cuộc đàm phán này, lợi ích của mỗi nước lại không tương đồng. Nếu 27 nước còn lại chia rẽ thì rõ ràng Brexit thực sự làm suy yếu Liên minh châu Âu.- Từ khóa :
- anh
- liên minh châu âu
- eu
- brexit
- eu 27
- hậu brexit
- eurozone
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Anh tăng trưởng 0% trong quý IV/2019
08:02' - 12/02/2020
Tăng trưởng kinh tế của nước Anh đi ngang trong ba tháng cuối năm 2019, khi nước này ở trong tình trạng bế tắc do Brexit, mặc dù đến nay đã có xu hướng hồi phục.
-
Ý kiến và Bình luận
Nguy cơ Anh rời khỏi EU không thỏa thuận vẫn cao
16:01' - 10/02/2020
Theo phóng viên TTXVN tại London, sau thời điểm Brexit, giai đoạn chuyển tiếp chỉ kéo dài đến cuối năm, và đến khi đó cần phải đạt được một thỏa thuận thương mại.
-
Kinh tế Thế giới
Anh tin tưởng đạt thỏa thuận thương mại với Mỹ bất chấp bất đồng về Huawei
15:32' - 10/02/2020
Anh "đã lắng nghe" và thực sự lưu tâm tới những quan ngại của Mỹ về việc sử dụng thiết bị của Huawei, song tin tưởng có thể đạt được một thỏa thuận thương mại với Mỹ sau khi rời khỏi EU.
-
Kinh tế Thế giới
Anh muốn có thỏa thuận thương mại tham vọng với Nhật Bản
19:57' - 08/02/2020
Ngày 8/2, Ngoại trưởng Anh Dominic Raab và người đồng cấp Nhật Bản Toshimitsu Motegi nhất trí tìm kiếm hiệp định thương mại "tham vọng, tiêu chuẩn cao" phù hợp với thỏa thuận của Tokyo với EU.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thuế hải quan Mỹ lần đầu tiên vượt 100 tỷ USD trong một năm tài khóa
14:29'
Doanh thu thuế hải quan tổng của Mỹ tăng lên mức kỷ lục 27,2 tỷ USD trong tháng 6 khi nguồn thu từ các mức thuế do Tổng thống Donald Trump áp dụng bắt đầu phát huy tác dụng.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Mỹ bắt đầu đợt sa thải hơn 1.300 nhân viên
10:46'
Trong bản thông báo nội bộ gửi đến đội ngũ nhân viên, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết đợt sa thải lần này sẽ bao gồm 1.107 viên chức và 246 công chức ngoại giao làm việc tại Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Câu chuyện truyền cảm hứng cho cả thế giới
10:10'
Hai nước đã trải qua một giai đoạn lịch sử phi thường, xây dựng mối quan hệ song phương đạt được những tiến triển đầy ý nghĩa và đáng tự hào.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành rượu vang Đức lo ngại tác động tiêu cực từ thuế quan của Mỹ
21:56' - 11/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, các nhà sản xuất rượu vang nước này dự đoán sẽ có nhiều hậu quả tiêu cực lớn nếu Mỹ quyết định áp thuế quan đối với rượu vang nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế lớn thứ sáu thế giới tăng trưởng trì trệ
16:20' - 11/07/2025
Kinh tế Anh chỉ đạt mức tăng trưởng 0,1% trong tháng 5/2025 với sự sụt giảm cả trong hai lĩnh vực sản xuất và xây dựng.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu của Trung Quốc có thể khởi sắc trước thời hạn Mỹ tái áp thuế
15:45' - 11/07/2025
Xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 6/2025 nhiều khả năng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái, khi các doanh nghiệp đẩy mạnh giao hàng trước thời hạn để tránh rủi ro thuế của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba đẩy mạnh sử dụng năng lượng Mặt trời trong sản xuất xì gà
14:45' - 11/07/2025
Để duy trì sản xuất xì gà, nông dân ở tỉnh miền Tây Pinar del Río đã chuyển sang sử dụng tấm pin Mặt trời để vận hành hệ thống tưới tiêu giữa cuộc khủng hoảng năng lượng.
-
Kinh tế Thế giới
Bộ Ngoại giao Mỹ lên kế hoạch cắt giảm nhân sự quy mô lớn
12:50' - 11/07/2025
Ngày 10/7, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết sẽ sớm triển khai kế hoạch cắt giảm nhân sự, sau khi Tòa án Tối cao tạo điều kiện cho đợt tinh giản biên chế hàng loạt theo đề xuất của Tổng thống Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Brazil tuyên bố đáp trả tương xứng nếu Mỹ áp thuế 50%
11:33' - 11/07/2025
Tổng thống Brazil mong muốn tìm ra giải pháp ngoại giao nhưng cũng tuyên bố sẽ áp thuế đáp trả tương xứng nếu Mỹ áp thuế 50% với tất cả các mặt hàng nhập khẩu từ ngày 1/8 tới đây.