Nguy cơ Anh rời khỏi EU không thỏa thuận vẫn cao
Tuy nhiên, khi các cuộc đàm phán bắt đầu vào ngày 3/2, sự khác biệt giữa hai bên dường như rộng hơn bao giờ hết, đặt ra nguy cơ Anh rời Liên minh châu Âu (EU) không thỏa thuận vẫn rất cao.
Trưởng đoàn đàm phán của EU Michel Barnier khẳng định chính Anh lựa chọn mối quan hệ xa cách hơn so với mối quan hệ EU mong muốn.
Tuy nhiên, ông cho biết EU sẵn sàng đưa ra một thỏa thuận tự do thương mại không thuế quan, không có hạn ngạch, thậm chí là hào phóng hơn so với thỏa thuận với Canada. Vấn đề gây tranh cãi nhất là “một sân chơi bình đẳng” để tránh trường hợp Anh vượt qua đối tác thương mại lớn nhất của mình.
Nói cách khác, Anh sẽ phải tuân thủ các quy tắc của EU về trợ cấp nhà nước cho các công ty, về tiêu chuẩn môi trường, tiêu chuẩn nơi làm việc và tiêu chuẩn lao động. EU cũng muốn duy trì quyền đánh cá ở vùng biển của Anh, và duy trì vai trò của Tòa án Công lý châu Âu (ECJ).
Phát biểu tại Đại học Hải quân Hoàng gia Anh, Thủ tướng Boris Johnson đã kịch liệt bác bỏ những yêu cầu trên. Ông muốn một thỏa thuận thương mại tự do như thỏa thuận với Canada, tức là không bị ràng buộc bởi các điều kiện nghiêm ngặt về sân chơi bình đẳng.
Nói cách khác là không cần bất kỳ thỏa thuận nào liên quan đến việc phải chấp nhận các quy tắc của EU về cạnh tranh, trợ cấp, bảo vệ xã hội hoặc môi trường. Ông lập luận EU nên tin tưởng vào lời hứa của ông, rằng Anh sẽ giữ tiêu chuẩn cao nhất có thể.
EU, vốn nghi ngờ rằng Anh có thể không thực hiện các nghĩa vụ theo Hiệp ước Ra đi về việc áp đặt kiểm soát biên giới giữa Bắc Ireland và phần còn lại của Vương quốc Anh, nên không muốn chỉ dựa vào niềm tin. Đối với EU, quan điểm cứng rắn của khối về sân chơi bình đẳng vẫn chưa thể dịu lại.
Thời gian không còn nhiều để thu hẹp những khác biệt như vậy vì ông Johnson từ chối xem xét kéo dài thời gian chuyển tiếp sau năm 2020. Hiệp ước Ra đi cho phép ông Johnson đề nghị gia hạn vào cuối tháng 6, nhưng các luật sư của EU nói rằng nếu ông Johnson bỏ lỡ thời hạn này thì sẽ không thể xin gia hạn thêm nữa.
Trong khi đó, một thỏa thuận thương mại tự do không chỉ có hàng hóa mà cả dịch vụ, các quy định về dữ liệu, mua sắm công, hàng không, vận tải, an ninh… sẽ thường phải mất vài năm để thống nhất (và thêm thời gian nữa để phê chuẩn).
Vấn đề địa chính trị cũng sẽ thúc giục hai bên đạt một thỏa thuận. Không ai ở EU muốn Anh hướng sang phía bên kia Đại Tây Dương hay hướng tới châu Á. Việc không đạt được ngay cả một thỏa thuận cơ bản sẽ tác động xấu đến cả hai bên.
Và có thể sau này phải xây dựng một thỏa thuận đơn giản như vậy để giải quyết các vấn đề phức tạp hơn còn sót lại. Nếu cái giá về chính trị của việc đạt thỏa thuận trở nên quá cao đối với một bên nào đó, thì không thỏa thuận nào có thể bắt đầu, đồng nghĩa với việc Brexit không thỏa thuận./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
THEO DÒNG THỜI SỰ: Thế khó của EU sau "ca đại phẫu" Brexit
13:24' - 10/02/2020
Sau cuộc chia tay chấm dứt 47 năm đồng hành, Liên minh châu Âu (EU) và Vương quốc Anh đã bước vào giai đoạn mới, là xác định mối quan hệ tương lai, và hai bên đều đưa ra những quan điểm cứng rắn.
-
Kinh tế Thế giới
Tương lai cải cách Liên minh châu Âu hậu Brexit
05:30' - 09/02/2020
Trong khi phần lớn sự chú ý tập trung vào việc Anh rời EU có ý nghĩa gì đối với London, việc liên minh có trụ sở ở Brussels sẽ tự mình thay đổi như thế nào sau Brexit lại là chủ đề đáng quan tâm hơn.
-
Kinh tế Thế giới
Lĩnh vực đánh bắt cá: Thách thức đầu tiên trong giai đoạn hậu Brexit
05:30' - 06/02/2020
Liên minh châu Âu (EU) và Vương quốc Anh đã bắt đầu trong trận chiến hậu Brexit, chỉ việc Anh rời Liên minh châu Âu (EU) bằng cách công bố những ranh giới đỏ về mối quan hệ tương lai của họ.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Doanh nghiệp Thụy Sỹ đánh giá cao tiềm năng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
20:27' - 06/07/2025
Phóng viên TTXVN tại Thụy Sỹ đã có cuộc trao đổi với ông Stefan Winzenried - nhà sáng lập và Giám đốc điều hành công ty công nghệ JANZZ.technology của Thụy Sỹ - về “bước chuyển mình” của Việt Nam.
-
Ý kiến và Bình luận
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: Kiểm soát ô nhiễm, thúc đẩy chuyển đổi xanh cho đô thị Việt Nam
14:23' - 05/07/2025
Vấn đề ô nhiễm không khí ở các thành phố, đô thị lớn là hiện hữu và đang trở thành thách thức lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
-
Ý kiến và Bình luận
Thị trường lao động Mỹ: Đã đến lúc dừng lạc quan?
08:09' - 03/07/2025
Các ngành như dịch vụ doanh nghiệp, giáo dục và y tế ghi nhận sự sụt giảm việc làm, ngược lại, các ngành giải trí, khách sạn và chế tạo lại có sự tăng trưởng.
-
Ý kiến và Bình luận
“Sắp xếp lại giang sơn” - cơ hội lớn từ góc nhìn quốc tế
09:50' - 02/07/2025
Phóng viên TTXVN tại Thụy Sỹ đã có cuộc trao đổi với đại diện của Diễn đàn Kinh tế Thụy Sỹ - Việt Nam (SVEF) về cơ hội từ việc “Sắp xếp lại giang sơn”.
-
Ý kiến và Bình luận
Thị trường lao động Mỹ phát tín hiệu trái chiều
08:59' - 02/07/2025
Nhu cầu lao động của nước này đã bất ngờ tăng trong tháng 5/2025, song sự sụt giảm trong hoạt động tuyển dụng đã củng cố thêm những dấu hiệu cho thấy thị trường lao động đang chậm lại.
-
Ý kiến và Bình luận
Dấu hiệu người tiêu dùng Mỹ bắt đầu “lãnh đòn” thuế quan
09:07' - 01/07/2025
Giá các mặt hàng sản xuất tại Trung Quốc và bán trên nền tảng bán lẻ Amazon.com đang tăng nhanh hơn tốc độ lạm phát chung.
-
Ý kiến và Bình luận
Chứng khoán Việt Nam tháng 7: Kỳ vọng "tháng tăng điểm"
07:30' - 01/07/2025
Thị trường chứng khoán có thể biến động mạnh trong tháng 7 và dòng tiền sẽ tiếp tục phân hóa để tìm đến những cổ phiếu có kết quả kinh doanh tích cực cũng như triển vọng tăng giá trong nửa cuối năm.
-
Ý kiến và Bình luận
CBO: Dự luật thuế tại Thượng viện sẽ khiến Mỹ thâm hụt thêm 3.300 tỷ USD
10:45' - 30/06/2025
Theo ước tính mới từ Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO), dự luật thuế và chi tiêu của Tổng thống Donald Trump tại Thượng viện sẽ làm tăng thâm hụt ngân sách Mỹ thêm gần 3.300 tỷ USD trong 10 năm tới.
-
Ý kiến và Bình luận
Những ưu tiên chính sách hàng đầu của Tổng thống Hàn Quốc
08:58' - 30/06/2025
Chính quyền của Tổng thống Hàn Quốc Lee Jae Myung đã bắt đầu hình thành nhiều ưu tiên chính sách quan trọng, nổi bật là cải tổ công tố, phân phát tiền mặt cho người dân...