Những thách thức kinh tế chờ đợi tân Tổng thống Hàn Quốc
Trong thời gian vận động tranh cử chính thức từ ngày 15/2 đến 8/3, các hãng truyền thông Hàn Quốc, bao gồm Yonhap, Korea Times, Korea Herald, DongA Ilbo và JoongAng Daily đã chỉ ra những thách thức chủ yếu đối với Tổng thống mới đắc cử Yoon Suk-yeol. Thách thức trực tiếp đối với ông xuất phát từ yêu cầu giải quyết những vấn đề lớn còn tồn đọng dưới thời chính quyền Tổng thống Moon Jae-in và những cam kết tranh cử được cho là dân túy để giành được lá phiếu của cử tri.
Đầu tiên là ổn định giá bất động sản. Tại Seoul và nhiều khu vực thành thị khác, nơi sinh sống của một nửa dân số Hàn Quốc, giá trung bình của một căn hộ đã tăng gấp đôi kể từ năm 2017 lên mức 1,26 tỷ won (1,05 triệu USD) vào tháng 1/2022. Theo Tiến sỹ Ji Yeol Jimmy Oh, Phó Giáo sư chuyên ngành tài chính, Đại học Hanyang (Hàn Quốc) ngày 10/1, bất động sản là một vấn đề lớn ở Hàn Quốc, nguyên nhân chính là do phần lớn tài sản hộ gia đình gắn liền với bất động sản.62% tài sản ròng của hộ gia đình là bất động sản, số liệu này ở Mỹ và Nhật Bản nằm trong khoảng 30% đến tối đa không quá 40%. Điều này không chỉ tác động tiêu cực đến sức khỏe của nền kinh tế mà còn làm giảm năng lực tiêu dùng của người dân trong dài hạn. Theo Tiến sỹ Ji Yeol Jimmy Oh, đây thực sự là vấn đề nan giải và trước mắt là phải ổn định giá nhà đất và giúp duy trì sinh kế của người dân trong bối cảnh lãi suất tăng cao như hiện nay.Chính quyền mới của Hàn Quốc sẽ gặp khó khăn để có thể thực hiện cam kết cung cấp 2,5 triệu ngôi nhà mới. Bài học lịch sử cho thấy rất khó để tăng nguồn cung nhà ở trong một thời gian ngắn. Cựu Tổng thống Roh Tae-woo đã cung cấp 300.000 ngôi nhà mới vào đầu những năm 1990 bằng cách phát triển hai khu dân cư mật độ cao gần thủ đô - Bundang ở Seongnam và Ilsan ở Goyang. Sau đó, Tổng thống Roh Moo-hyun đã thúc đẩy dự án xây dựng 680.000 ngôi nhà ở các thành phố vệ tinh khác như Paju và Dongtan vào những năm 2000. Tuy nhiên, dự án vẫn đang được tiến hành, điều này cho thấy ông Yoon Suk-yeol sẽ rất khó để hiện thực hóa cam kết cụ thể nêu trên.Vấn đề thứ hai là nợ hộ gia đình và nợ công tăng cao. Tính đến tháng 9/2021, tỷ lệ nợ hộ gia đình của Hàn Quốc ở mức 105,8% GDP, là một trong những nơi cao nhất trên thế giới và gần gấp đôi mức trung bình trong Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20). Người Hàn Quốc đang đi vay nhiều hơn bao giờ hết và các nhà hoạch định chính sách ngày càng lo lắng khoản nợ 1.540 tỷ USD có thể trở nên không bền vững khi lãi suất tăng.Dưới thời chính quyền Tổng thống Moon Jae-in, ngân sách bổ sung đã được lập và thực hiện 4 lần vào năm 2020 và 2 lần vào năm 2021. Việc chi tiêu thêm là cần thiết để chống lại đại dịch, song cũng bị chính quyền đương nhiệm phục vụ mục tiêu dân túy trước bầu cử. Tiến sỹ Ji Yeol Jimmy Oh cho rằng tỷ lệ nợ công của Hàn Quốc là khoảng 50%, vẫn đang ở dưới mức trung bình của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), nhưng vấn đề của Hàn Quốc là tốc độ gia tăng các khoản nợ trên GDP trong 4 năm qua.Cả OECD và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đều đưa ra dự báo rằng trong vòng 5-10 năm tới, Hàn Quốc sẽ là một trong những quốc gia có mức vay nợ tài khóa gia tăng mạnh nhất. Trong khi Hàn Quốc cũng phải đối mặt với một vấn đề lớn hơn là quá trình già hóa dân số, kéo theo gánh nặng nợ công, chi phí chăm sóc sức khỏe, an sinh xã hội và trên hết là áp lực quỹ lương hưu sẽ là những vấn đề lớn trong 10-15-20 năm tới. Vì vậy, chính quyền mới cần phải xác định được bộ giải pháp tổng thể, hài hòa giữa ngắn hạn và lâu dài để giải quyết những vấn đề trên.Vấn đề thứ ba là thiếu việc làm. Dữ liệu của Chính phủ Hàn Quốc cho thấy kể từ năm 2017, trung bình mỗi năm Hàn Quốc tạo ra khoảng 173.000 việc làm mới. Con số này vẫn nhỏ so với cam kết của Tổng thống Moon Jae-in là trên 500.000 việc làm mỗi năm. Mức lương tối thiểu ở Hàn Quốc trong năm 2022 đã tăng 41,6% lên 9.160 won (tương đương 7,65 USD) mỗi giờ so với năm 2017. Dữ liệu từ Liên đoàn các ngành công nghiệp Hàn Quốc cho thấy cùng quãng thời gian này, các nhà sản xuất cũng đã chuyển 180.000 việc làm sang các địa điểm ở nước ngoài.Cải cách quỹ lương hưu cũng là một vấn đề cấp bách đòi hỏi chính quyền tân Tổng thống có phương án giải quyết, vì quỹ lương được cho là sẽ cạn kiệt vào năm 2057. Đây là hệ lụy của những vấn đề kinh tế - xã hội như tỷ lệ sinh thấp, già hóa dân số và tăng trưởng thấp. Theo xu hướng hiện tại, các thế hệ người Hàn Quốc trong tương lai sẽ phải chi trả lên đến 29,3% thu nhập cho lương hưu.
Một vấn đề khác là gánh nặng phí bảo hiểm khi xu hướng dân số tiếp tục suy giảm ở mức kỷ lục, trong đó nhóm dân số trong độ tuổi lao động từ 15 đến 64 tuổi ước tính sẽ giảm 3,2 triệu người trong vòng 10 năm tới. Hơn nữa, hầu hết trong số 7,23 triệu người sinh sau năm 1950 sẽ nghỉ hưu dưới thời chính quyền tiếp và chuyển từ đối tượng trả lương hưu sang nhận lương hưu. Tuy nhiên, truyền thông Hàn Quốc cho rằng những cam kết của các các ứng cử viên Tổng thống nói chung và ông Yoon Suk-yeol vẫn còn rất mơ hồ, theo đó khiến cho chính quyền tiếp theo đi theo "vết xe đổ" của chính quyền đương nhiệm.Liên quan đến vấn đề bất bình đẳng và xung đột giới, trên trang Facebook cá nhân, nhân Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, Tổng thống Moon Jae-in thừa nhận những thiếu sót và hy vọng chính quyền kế nhiệm sẽ tiếp tục các chính sách để thúc đẩy bình đẳng giới. Số liệu thống kê cho thấy lao động nữ ở Hàn Quốc chiếm gần 1/4 tổng số nhân công tại các công ty lớn và mức lương trả cho họ chỉ tương đương với gần 70% mức trả cho nam giới.Trước đó, ông Yoon Suk-yeol đã đưa ra bình luận gây tranh cãi là giải tán, sau đó điều chỉnh lại là tổ chức lại Bộ Bình đẳng giới và Gia đình. Những động thái của ông được cho là để giành lấy lá phiếu của cử tri nam trong độ tuổi 20-30, những người cho rằng chính sách nữ quyền của Tổng thống Moon Jae-in khiến họ bị "phân biệt đối xử ngược". Tuy nhiên, ông Yoon Suk-yeol chưa đưa ra được một giải pháp khả thi, ngoại trừ việc phải điều chỉnh lại chính tuyên bố của mình.Vấn đề nhạy cảm nhất là cách thức đối phó và xử lý đại dịch COVID-19. Mặc dù chính quyền của ông Moon Jae-in đã gặt hái được những thành công ban đầu trong công tác kiềm chế đà lây lan của đại dịch, song Hàn Quốc đang ghi nhận số ca nhiễm mới tăng mạnh chưa từng có. Tân Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol sẽ đối diện với áp lực trực tiếp trước mắt là các quyết sách nhằm ứng phó hiệu quả trong thời kỳ hậu đại dịch COVID-19, cùng những biện pháp vượt qua khủng hoảng kinh tế và khai thác các động lực phát triển mới để đưa đất nước tiếp tục giữ đà tăng trưởng.Ngoài ra, các cam kết mang nặng tính dân túy và bị cho là khó khả thi của ông Yoon Suk-yeol mà truyền thông Hàn Quốc liệt kê bao gồm: Tăng lương cho binh sỹ, các dự án cơ sở hạn tầng như xây dựng tuyến cao tốc Gyeongin, hệ thống đường sắt nối Busan, Ulsan và tỉnh Nam Gyeongsang và di dời tuyến Gyeongbu xuống lòng đất... Ngân sách đầu tư cơ sở hạ tầng của Chính phủ Hàn Quốc đã tăng lên 28.000 tỷ won trong năm 2022, tăng 5,7% so với năm 2021, sẽ tiếp tục tăng lên vượt 30.000 tỷ won vào năm 2025. Theo đó, ông Yoon Suk-yeol nhiều khả năng không thể thực hiện được cam kết. Các thống kê cho thấy cựu Tổng thống Park Geun-hye giữ được 41% cam kết, Tổng thống Moon Jae-in chỉ giữ được 18,3% cam kết và có thể con số này của tân Tổng thống Hàn Quốc sẽ còn thấp hơn. Ngược lại, việc cố tình thực hiện các cam kết "dân túy" có thể khiến các ưu tiên của chính sách bị mất định hướng./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Giới doanh nghiệp Hàn Quốc kỳ vọng vào Tổng thống mới
06:30' - 11/03/2022
Doanh nghiệp Hàn Quốc kỳ vọng rằng tân Tổng thống sẽ có các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, phát triển ngành công nghiệp chất bán dẫn và thiết lập mô hình tăng trưởng mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Hàn Quốc nêu định hướng đối ngoại
10:47' - 10/03/2022
Tổng thống đắc cử Hàn Quốc Yoon Suk-yeol tuyên bố để ngỏ cánh cửa đối thoại với Triều Tiên, song song với việc xây dựng công tác phòng thủ mạnh mẽ cho đất nước.
-
Kinh tế & Xã hội
Hàn Quốc lần đầu tiên ghi nhận số ca mắc mới COVID-19 vượt 300.000 ca/ngày
09:40' - 09/03/2022
Ngày 9/3, Hàn Quốc ghi nhận số ca mắc mới COVID-19 lần đầu tiên vượt 300.000 ca/ngày, trong bối cảnh cử tri nước này đi bỏ phiếu trong ngày bầu cử chính thức để chọn ra vị tổng thống thứ 20.
-
Tài chính & Ngân hàng
Thị trường ngoại hối Hàn Quốc lao dốc
08:06' - 08/03/2022
Thị trường tài chính của Hàn Quốc đã phải hứng chịu một cú đánh nặng nề khi cả lĩnh vực tiền tệ và chứng khoán đều bị mất điểm nghiêm trọng.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
"Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài 1: Đông Nam Á vượt qua thế nào?
06:30'
Chênh lệch lớn về thuế suất sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ cho "kỹ thuật áp thuế", nghĩa là sắp xếp lại chuỗi cung ứng với mục đích duy nhất là đủ điều kiện để được hưởng mức thuế suất thấp hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Lý do Trung Quốc tăng cường đầu tư vào Nam Mỹ
05:30'
Theo tạp chí La Tribune, việc Chủ tịch Trung Quốc khánh thành một siêu cảng ở Chancay, miền Bắc Peru, cho thấy chính sách tăng cường đầu tư của Bắc Kinh vào khu vực Nam Mỹ.
-
Phân tích - Dự báo
Yếu tố quyết định sự phục hồi kinh tế Thái Lan
06:30' - 23/11/2024
Tăng trưởng kinh tế của Thái Lan có thể đối mặt với rủi ro suy giảm nếu Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump theo đuổi các chính sách thương mại quyết liệt mà ông đã đưa ra trong chiến dịch tranh cử.
-
Phân tích - Dự báo
"Chảy máu” vốn vì cơn sốt tiền điện tử và cổ phiếu Mỹ
05:30' - 23/11/2024
Thị trường tiền điện tử ở Hàn Quốc đã nổi lên như một kênh đầu tư thay thế hấp dẫn so với các sàn giao dịch chứng khoán nội địa đang đi xuống.
-
Phân tích - Dự báo
Hy vọng mới cho lĩnh vực bán lẻ của Trung Quốc
06:30' - 22/11/2024
Tại Trung Quốc, trong khi người dân tại các đô thị lớn đang phải “thắt lưng buộc bụng” do triển vọng kinh tế không chắc chắn, một câu chuyện lạc quan hơn đang diễn ra ở các thành phố cấp 3 và cấp 4.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ Latinh và bài toán tận dụng tối ưu nguồn vốn FDI
05:30' - 22/11/2024
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có ý nghĩa to lớn đối với các nước Mỹ Latinh trong việc hoạch định các chính sách kinh tế và chiến lược hỗ trợ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế.
-
Phân tích - Dự báo
Thế khó của OPEC+ trong việc cân bằng thị trường dầu mỏ
16:04' - 21/11/2024
Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác do Nga dẫn đầu, còn được gọi là OPEC+, sẽ có rất ít khả năng điều chỉnh chính sách dầu mỏ khi nhóm họp vào tháng 12 tới.
-
Phân tích - Dự báo
Nhiệm kỳ Trump 2.0: Thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp thực phẩm
05:30' - 21/11/2024
Theo trang mạng sasktoday.ca, việc ông Trump tái đắc cử chắc chắn là một sự kiện quan trọng, và lần này, người dân Canada có thể sẽ tiếp cận sự kiện này với nhiều sự dè dặt hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Giá thực phẩm leo thang- Thách thức đối với kinh tế Nga
06:30' - 20/11/2024
Người dân Nga vật lộn với giá thực phẩm tăng cao ngay cả trước giai đoạn tăng đỉnh điểm trong năm nay.