Những trở ngại trên con đường phục hồi kinh tế của Singapore
Bài phân tích trên tờ The Straits Times (Singapore) cuối tuần qua nhận định, quá trình phục hồi từ tình trạng suy thoái tồi tệ nhất trong lịch sử mới chỉ diễn ra ở những ngày đầu, nền kinh tế Singapore giờ đây giống như ly nước đầy một nửa.
Đối với những người bi quan, tình hình hiện nay giống như công việc mới hoàn thành một nửa, còn những người lạc quan thì cho rằng nửa còn lại sẽ đem đến những cơ hội mới.
Tuy nhiên, ngày càng nhiều quan điểm nhất trí rằng việc đổ đầy nửa ly nước còn lại, đưa nền kinh tế Singapore quay trở lại mức trước khi dịch viêm đường hô hấp COVID-19 bùng phát, sẽ là một công việc đầy thách thức, cần nhiều thời gian và sự kiên nhẫn hơn.Một loạt số liệu kinh tế mới được công bố cho thấy “đảo quốc sư tử” đã đạt được một số tiến bộ và tình trạng tồi tệ nhất đã lùi lại phía sau. Số liệu tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý III/2020 mà Bộ Thương mại và Công nghiệp (MTI) nước này công bố ở mức âm 7%, tốt hơn nhiều so với mức giảm 13,3% trong quý II/2020 (so với cùng kỳ năm ngoái).Tuy nhiên, đà tăng trưởng trong quý III/2020 chủ yếu được hỗ trợ bởi việc nối lại các hoạt động kinh tế sau khi các biện pháp phong tỏa do dịch bệnh được nới lỏng. Khi những hạn chế đi lại được nới lỏng hơn nữa trong thời gian tới, nền kinh tế Singapore có thể suy giảm ít hơn trong quý IV/2020.Số liệu tăng trưởng năm 2021 sẽ bắt đầu trở lại mức dương. Tuy nhiên, ngay cả khi GDP tăng trưởng dương thì đà tăng vẫn ở mức khiêm tốn trong cả năm sau.Sự bùng phát bất ngờ của dịch bệnh trên toàn cầu là lời nhắc nhở rằng căn bệnh chết người vẫn còn ở quanh chúng ta. Ngay cả khi một số hãng dược phẩm đã tiến gần đến việc bào chế được vắc-xin, thì cũng không thể hy vọng rằng dịch bệnh này sẽ sớm được dập tắt trên toàn cầu.Diễn biến phức tạp của dịch bệnh đã khiến một phần đáng kể nền kinh tế Singapore, từ hàng không đến du lịch khách sạn cho tới bán lẻ, đã bị đóng cửa gần như hoàn toàn. Lĩnh vực xây dựng sẽ tiếp tục phải hứng chịu thiệt hại do các dự án bị trì hoãn và nhu cầu xây dựng mới nhìn chung giảm sút.
Cơ quan quản lý tòa nhà và xây dựng Singapore (BCA) hồi tháng Chín đã điều chỉnh nhu cầu xây dựng, giảm xuống còn 18-23 tỷ SGD (13,24-16,92 tỷ USD) cho năm 2020, từ mức dự kiến 28-33 tỷ SGD (20,60-24,28 tỷ USD) hồi tháng Một.
Giống như hầu hết các nền kinh tế phát triển, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ của Singapore chiếm gần 70% nền kinh tế và con số tương đương về công ăn việc làm của “đảo quốc sư tử”. Nếu lĩnh vực dịch vụ này bị “chảy máu” nhiều việc làm sẽ mất đi và khó có thể có được việc làm mới. Bộ Nhân lực Singapore (MOM) cho biết tỷ lệ thất nghiệp của nước này trong tháng 8/2020 là 4,5%.Nhu cầu tiêu dùng và điều kiện thị trường lao động còn rất mong manh, không chỉ ở Singapore mà còn trên toàn thế giới. Đây là tin xấu đối với lĩnh vực sản xuất ở Singapore vốn gần như hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu bên ngoài.Trong khi đó, xung đột thương mại chưa có dấu hiệu chấm dứt giữa Mỹ và Trung Quốc là một rủi ro khác đối với các nhà sản xuất Singapore. Những lo ngại về thuế quan cũng như các biện pháp trừng phạt và những tác động của chúng làm gián đoạn các chuỗi cung ứng có thể khiến các doanh nghiệp Singapore trì hoãn đưa ra các quyết định về các khoản đầu tư, dự án và hợp đồng mới, từ đó khiến tâm lý kinh doanh trở nên yếu ớt. Nói một cách đơn giản là những căng thẳng trong quan hệ Mỹ-Trung sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng toàn cầu.Không có con số đánh giá chính thức cho năm sau, nhưng hầu hết các nhà phân tích khu vực tư nhân tin rằng Singapore có thể đạt mức tăng trưởng từ 5-6%. Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS – ngân hàng trung ương nước này) cho biết lạm phát lõi (không bao gồm chi phí nhà ở và vận tải cá nhân) ở mức 0-1% trong năm 2021, so với âm 0,5-0% trong năm nay.Mức dự báo lạm phát thấp cho thấy MAS tin rằng nhu cầu sẽ không cải thiện nhiều vào năm sau. Theo MAS, sự tăng tốc ban đầu trong lĩnh vực dịch vụ sẽ suy giảm do điều kiện thị trường lao động vẫn còn yếu và tâm lý lo ngại của người dân về an toàn sức khỏe.Các chuyên gia kinh tế cho rằng các số liệu kinh tế quý III/2020 và những đánh giá của MAS cho thấy tiến trình phục hồi kinh tế của Singapore còn dài và chông gai. Tiến trình này sẽ kéo dài hơn so với hai cuộc suy thoái trước đây, có thể phải mất hai năm GDP thực của Singapore mới đạt được mức như trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng COVID-19./.- Từ khóa :
- singapore
- dịch covid 19
- suy thoái kinh tế
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Đã đến lúc các công ty Singapore cần tái cơ cấu
05:30' - 21/10/2020
Giống như nhiều nước khác, Singapore đã thực hiện các gói hỗ trợ khác nhau để giúp đỡ các hộ gia đình và các doanh nghiệp tồn tại qua giai đoạn vô cùng khó khăn trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
-
Công nghệ
Indonesia và Singapore hợp tác trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật số
07:07' - 20/10/2020
Chính phủ Indonesia và Singapore nhất trí đẩy mạnh hợp tác kinh tế, trong đó có lĩnh vực công nghệ kỹ thuật số, nhằm đẩy nhanh việc phục hồi kinh tế của hai nước trước ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
-
Kinh tế Thế giới
Singapore trong thời điểm đầy thách thức trên mặt trận việc làm
06:00' - 18/10/2020
Chính phủ Singapore đã đưa ra đề xuất mang tính xây dựng, khuyến khích các chủ sử dụng lao động nên linh hoạt trong việc tìm kiếm ứng viên cho những việc làm sẵn có.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng trưởng GDP của Singapore quý III/2020 có dấu hiệu cải thiện
16:06' - 14/10/2020
Tăng trưởng GDP ước tính lần đầu trong quý III/2020 của Singapore là - 7% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng đã cải thiện hơn so với mức -13,3% trong quý II trước đó.
-
Kinh tế Thế giới
Singapore – bệ phóng cho doanh nghiệp Trung Quốc ở Đông Nam Á
05:30' - 08/10/2020
Ngoài Tencent, ByteDance - công ty mẹ của ứng dụng chia sẻ video TikTok đang có kế hoạch đầu tư hàng tỷ USD và tạo ra hàng trăm việc làm ở Singapore trong 3 năm tới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Trung Quốc phản ứng sau khi Nhà Trắng thông báo tăng thuế lên 245%
22:45' - 16/04/2025
Ngày 16/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Lâm Kiếm đã phản ứng chính thức trước việc Nhà Trắng tuyên bố hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ phải chịu thuế quan tổng cộng 245%.
-
Kinh tế Thế giới
Lạm phát tại Anh giảm so với dự kiến
16:20' - 16/04/2025
Lạm phát tại Anh tháng 3 đã giảm xuống còn 2,6%, phần nào giúp giảm áp lực cho Ngân hàng trung ương Anh (BoE) khi chuẩn bị ứng phó với tác động kinh tế từ thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc bổ nhiệm trưởng đoàn đàm phán thương mại mới
15:20' - 16/04/2025
Chính phủ Trung Quốc ngày 16/4 đã bổ nhiệm ông Lý Thành Cương (Li Chenggang) làm trưởng đoàn đàm phán thương mại, thay Thứ trưởng Thương mại Vương Thụ Văn (Wang Shouwen).
-
Kinh tế Thế giới
4 trụ đỡ giúp kinh tế Mỹ tránh được suy thoái
14:23' - 16/04/2025
Theo các chiến lược gia Wells Fargo, có bốn yếu tố mang lại tia hy vọng cho kinh tế Mỹ trong bối cảnh bất ổn gia tăng.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ kêu gọi Trung Quốc đàm phán thương mại
13:06' - 16/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã kêu gọi Trung Quốc đàm phán về vấn đề thương mại sau khi Trung Quốc được cho là đã từ chối một thỏa thuận lớn với tập đoàn sản xuất máy bay Boeing.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản khởi động “ngoại giao Expo”
11:01' - 16/04/2025
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba đã gặp Tổng thống Turkmenistan Serdar Berdymukhamedov nhân dịp tham dự lễ khai trương gian hàng tại Triển lãm quốc tế Osaka Kansai 2025.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ D. Trump siết chặt chính sách nhập cư
11:01' - 16/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 15/4 đã ký một bản ghi nhớ về việc ngăn chặn người nhập cư trái phép và những người không đủ điều kiện nhận trợ cấp theo Đạo luật An sinh xã hội của nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh hành pháp nhằm giảm giá thuốc
11:00' - 16/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 15/4 đã ký một sắc lệnh hành pháp nhằm giảm giá thuốc vốn đang ở mức rất cao.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tìm kiếm "lá bài chủ chốt" để đàm phán thuế quan với Mỹ
10:21' - 16/04/2025
Chính phủ Hàn Quốc đang có kế hoạch đánh giá tính khả thi của dự án khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) ở Alaska của Mỹ.