Những yếu tố chi phối giá nhôm thế giới trong thời gian tới
Có lẽ ít người biết rằng Guinea, một quốc gia Tây Phi với 13 triệu dân, lại đóng một vai trò lớn trong thị trường nguyên liệu toàn cầu. Trong những năm gần đây, nước này đã tăng cường sản xuất quặng bauxite, nguyên liệu để sản xuất nhôm, nhờ vào các khoản đầu tư lớn từ Trung Quốc.
Vào năm 2020, Guinea sản xuất khoảng 90 triệu tấn vật liệu này, chiếm khoảng 1/4 tổng sản lượng toàn cầu. Hiện Guinea cung cấp hơn một nửa lượng quặng bauxite được sử dụng trong các nhà máy luyện kim của Trung Quốc. Trong khi đó, các nhà máy luyện kim của Trung Quốc sản xuất hơn 50% sản lượng nhôm của thế giới.
Chính vì thế, cuộc đảo chính quân sự khiến Guinea rơi vào tình trạng hỗn loạn hôm 5/9 đã tạo ra những tác động đáng kể đến các thị trường nguyên liệu. Các sự kiện ở nước này đã đẩy giá nhôm lên mức cao nhất trong 10 năm. Guinea cũng là quê hương của Simandou, một trong những mỏ quặng sắt lớn nhất thế giới chưa được khai thác.
Tuy nhiên, theo tờ The Economist, Guinea chỉ là nhân tố mới nhất đằng sau việc giá nhôm tăng vọt. Cho đến thời điểm này năm nay, giá nhôm đã tăng khoảng 40%, nhanh hơn so với tất cả các loại kim loại được giao dịch nhiều khác. Lý do cho sự tăng giá mạnh này là nhu cầu ngày càng tăng.
Người tiêu dùng bị phong tỏa ở nhà có nhu cầu giải khát nhiều hơn, dẫn đến nhu cầu đối với lon nhôm cao hơn. Khi các nền kinh tế đã phục hồi sau cuộc suy thoái sâu do dịch COVID-19 trong năm 2020, nhu cầu về nhôm phục vụ xây dựng đã tăng lên. Các kế hoạch chi tiêu hào phóng cho cơ sở hạ tầng ở Mỹ, Trung Quốc và châu Âu đã góp phần thúc đẩy nhu cầu này tăng cao hơn nữa. Cùng với đó, việc bán xe điện, loại phương tiện có xu hướng chứa nhiều nhôm hơn so với ô tô thông thường, cũng đã thúc đẩy nhu cầu đối với kim loại này.
Tuy nhiên, những hạn chế về nguồn cung là yếu tố quan trọng hơn. Hồi tháng Tám, một vụ hỏa hoạn đã khiến một nhà máy luyện kim lớn ở Jamaica ngừng hoạt động. Trong khi đó, công ty khai thác và kim loại Rio Tinto đang cố gắng giải quyết cuộc đình công tại một nhà máy luyện kim ở Canada, cùng với những gián đoạn khác bắt nguồn từ phía Trung Quốc.
Sản xuất nhôm sử dụng một lượng lớn năng lượng. Các mục tiêu về tiêu thụ năng lượng mới đã khiến chính quyền một số tỉnh, chẳng hạn như các tỉnh ở Nội Mông và Tân Cương, phải thu hẹp quy mô sản xuất. Trong khi đó, tình trạng hạn hán ở Vân Nam đã ảnh hưởng đến sản lượng điện của các nhà máy thủy điện. Theo ước tính của ngân hàng JPMorgan Chase, những điều này có thể làm sản lượng nhôm hàng năm của Trung Quốc giảm khoảng 5%.
Liệu cuộc đảo chính ở Guinea có làm nguồn cung hạn chế hơn nữa hay không hiện vẫn chưa rõ ràng. Cho đến nay, các mỏ ở nước này vẫn đang hoạt động, các con tàu vẫn được chất đầy quặng bauxite và các kho ở các cảng của Trung Quốc cũng dự trữ đầy đủ. Tuy nhiên, một số nhà phân tích lo lắng rằng các quốc gia khác sẽ áp đặt trừng phạt đối với chính phủ mới của Guinea, hoặc chính chế độ mới sẽ đánh thuế những người khai thác mỏ. Tất cả những điều đó sẽ làm gián đoạn dòng chảy quặng bauxite ra khỏi quốc gia Tây Phi.
Tuy nhiên, ngay cả khi đó, quặng bauxite vẫn đủ dồi dào để các nhà máy luyện kim Trung Quốc lựa chọn. Điều này cho thấy mối quan tâm lớn hơn đối với thị trường nhôm là các quy định của Trung Quốc tiếp theo sẽ như thế nào.
Giới chức trách đã lo lắng về việc giá kim loại tăng cao sẽ làm tổn hại đến các nhà sản xuất Trung Quốc. Trung Quốc đã xuất kho nhôm cùng với các kim loại khác từ nguồn dự trữ chiến lược nhằm kiềm chế việc giá cả gia tăng.
Tuy nhiên, mục tiêu này mâu thuẫn với các mục tiêu khác như mục tiêu về tiêu thụ năng lượng và hạn chế về sản lượng nhôm của Trung Quốc, được đặt ra vào năm 2017, khi các nhà chức trách cho rằng nước này đã sản xuất quá nhiều. Nếu các nhà máy luyện kim của Trung Quốc bắt đầu hạn chế sản xuất khi gần chạm ngưỡng, giá có thể tăng cho đến khi các nhà máy luyện kim mới được xây dựng ở nơi khác.
Một khả năng là Trung Quốc bắt đầu chuyển hoạt động sản xuất nhôm ra nước ngoài, sang những nơi có giá nhân công rẻ, chẳng hạn như Indonesia. Một số hoạt động sản xuất nickel đã chuyển sang Indonesia và Hongqiao, nhà sản xuất nhôm lớn nhất thế giới, gần đây cho biết sẽ mở rộng hoạt động luyện kim của mình ở Indonesia.
Trong bối cảnh đó, giới cầm quyền mới ở Guinea có thể tính đến việc bán quặng bauxite của mình cho các công ty Indonesia, tất nhiên là với sự trợ giúp của Trung Quốc./.
- Từ khóa :
- Nhôm
- Giá Nhôm
- Giá Nhôm Thế Giới
- Guinea
- Trung Quốc
- Bauxite
Tin liên quan
-
Thị trường
Giá nhôm tăng lên mức cao nhất trong 13 năm
09:15' - 09/09/2021
Trong phiên 8/9, giá nhôm đã tăng lên mức cao nhất trong 13 năm giữa những lo ngại về ảnh hưởng của tình hình ở Guinea.
-
Hàng hoá
Diễn biến mới đẩy giá nhôm thế giới tăng mạnh
20:00' - 07/09/2021
Tác động khó lường về tình hình chính trị ở Guinea có thể dẫn đến những ảnh hưởng kinh tế trên phạm vi toàn cầu, trong đó có tình trạng đầu cơ khiến giá nhôm tăng vọt.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Nga tiếp tục cấm nhập khẩu thực phẩm của nhiều nước
13:55'
Ngày 29/11, Chính phủ Nga đã thông báo gia hạn lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm của các quốc gia đã áp đặt trừng phạt đối với nước này, kéo dài đến cuối năm 2026.
-
Hàng hoá
Ứng dụng khoa học kỹ thuật để phát triển bền vững ngành sầu riêng
13:16'
Sầu riêng được đánh giá là loại mang lại giá trị kinh tế cao, đóng vai trò quan trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản, góp phần phát triển kinh tế - xã hội cho nhiều địa phương.
-
Hàng hoá
Đúng ngày Black Friday 2024 người dân đua nhau đi mua sắm
18:53' - 29/11/2024
Khác với sự thưa thớt khách hàng từ những ngày trước đó, hôm nay đúng ngày 29/11 - là ngày Black Friday 2024, từ sáng người dân bắt đầu đua nhau đi mua sắm.
-
Hàng hoá
Giá dầu tại châu Á giảm hơn 3% kể từ đầu tuần
16:37' - 29/11/2024
Kể từ đầu tuần đến nay, giá dầu Brent giảm 3,3% và giá dầu WTI giảm 3,8%, khi nguồn cung từ Trung Đông hầu như không bị ảnh hưởng do các cuộc xung đột.
-
Hàng hoá
Black Friday 2024: Các nhà bán lẻ Mỹ thu hút khách giữa áp lực kinh tế
11:14' - 29/11/2024
Sau nhiều tuần quảng bá giảm giá hấp dẫn, các nhà bán lẻ tại Mỹ và một số quốc gia khác đã sẵn sàng cho sự kiện khuyến mại Black Friday - sự kiện mua sắm lớn mở màn cho mùa lễ hội cuối năm.
-
Hàng hoá
Căng thẳng gia tăng ở Trung Đông đẩy giá dầu tăng
07:18' - 29/11/2024
Giá dầu tăng nhẹ trong phiên giao dịch 28/11 sau khi căng thẳng tiếp tục gia tăng ở Trung Đông, khu vực sản xuất dầu lớn nhất thế giới.
-
Hàng hoá
Giá dầu đi xuống trước thềm cuộc họp của OPEC+
17:22' - 28/11/2024
Giá dầu châu Á giảm nhẹ trong phiên giao dịch chiều 28/11 sau khi dự trữ xăng của Mỹ bất ngờ tăng.
-
Hàng hoá
Nâng cao giá trị và bảo đảm nguồn cung nông sản cuối năm
14:00' - 28/11/2024
Ngành nông nghiệp Hòa Bình đã yêu cầu theo dõi sát tình hình sản xuất, diễn biến thời tiết, dịch bệnh, thu hoạch nông, lâm, thủy sản đúng thời vụ, tránh tình trạng dư thừa hoặc thiếu hụt cục bộ.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới biến động nhẹ trong phiên 27/11
07:57' - 28/11/2024
Trong phiên 27/11, giá dầu Brent kỳ hạn tăng 2 xu Mỹ lên 72,83 USD/thùng, trong khi giá dầu ngọt nhẹ WTI của Mỹ giảm 5 xu xuống 68,72 USD/thùng.