Nikkei Asia: Việt Nam là câu chuyện thành công kinh tế duy nhất của Đông Nam Á thời COVID
Phóng viên TTXVN tại Tokyo dẫn bài viết trên tờ Nikkei Asia ngày 19/11 đánh giá Việt Nam đang trở thành câu chuyện thành công kinh tế duy nhất của Đông Nam Á trong “kỷ nguyên” đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, khi duy trì tốc độ tăng trưởng dương ổn định, trong lúc các nền kinh tế khác đang vật lộn để hồi phục.
Theo bài viết, trong quý III/2020, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế của Việt Nam đã tăng 2,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là quý thứ hai liên tiếp nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng bất chấp đại dịch.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định năm nay, Việt Nam sẽ vươn lên vị trí thứ tư trong Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) về quy mô GDP danh nghĩa, vượt qua Singapore và Malaysia, rút ngắn khoảng cách với Philippines.
Trái ngược với các nền kinh tế ASEAN khác, Việt Nam đã thành công trong việc kiểm soát dịch COVID-19. Sự gia tăng về xuất khẩu giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
Thống kê cho thấy kim ngạch xuất khẩu của nước này trong quý III đã tăng 9,9% so với cùng kỳ năm ngoái lên 26,7 tỷ USD. Bộ Công Thương ước tính mức độ tăng trưởng xuất khẩu trong cả năm 2020 là từ 3-4%.
Bài viết dẫn lại câu chuyện hồi cuối tháng 10 vừa qua, một tàu container siêu lớn, do Maersk điều hành, đã cập cảng Cái Mép. Đây là lần đầu tiên con tàu này cập cảng lớn nhất miền Nam Việt Nam.
Trước đây, các tàu này thường lựa chọn các cảng khác trong khu vực như Singapore, nhưng hoạt động xuất khẩu ngày càng tăng của Việt Nam đã thúc đẩy nhu cầu vận tải đường biển, khiến các tàu chở hàng đến các nước phương Tây dừng lại ở đó.
Điều này cho phép hàng hóa Việt Nam đến được tay người mua trực tiếp hơn, qua đó giảm chi phí vận chuyển và rút ngắn thời gian quá cảnh, đồng thời giúp nước này trở nên cạnh tranh hơn với tư cách là nhà xuất khẩu.
Cũng theo bài viết, thành quả chống COVID-19 đã giúp Việt Nam giảm thiểu tác động kinh tế của dịch bệnh đối với nền kinh tế vì hoạt động sản xuất đã được nối lại nhanh hơn so với những nơi khác trong khu vực, tỷ lệ mất việc làm được hạn chế và chi tiêu của người tiêu dùng, vốn chiếm 70% GDP, vẫn ổn định.
Trong khi đó, các nước ASEAN khác vẫn chưa thoát khỏi sự sụt giảm do COVID-19 gây ra. Các dự báo của IMF cho thấy trong năm 2020, GDP của Việt Nam sẽ tăng 1,6%, trong khi GDP của Singapore và Malaysia đều giảm 6% và của Thái Lan giảm 7,1%.
Hiện tại, GDP bình quân đầu người của Việt Nam vào khoảng 3.500 USD, thấp hơn rất nhiều so với con số 58.500 USD của Singapore và 10.200 USD của Malaysia.
Tuy nhiên, đại dịch đang thúc đẩy sự thay đổi trật tự kinh tế trong khu vực. Hiện Indonesia - nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á, đang là nước có số ca nhiễm và tử vong cao nhất trong khu vực Đông Nam Á, và số ca nhiễm mới vẫn ghi nhận mức cao chưa từng thấy, trong khi Malaysia đang vật lộn với làn sóng thứ hai kể từ tháng trước.
Bài viết cho rằng chừng nào tốc độ lây lan vẫn còn cao, hoạt động kinh tế bị đình trệ do người tiêu dùng tránh đi ra ngoài đường, sự phục hồi càng xa vời.
Mặc dù một số nước ASEAN được dự đoán sẽ phục hồi mạnh trong năm tới, nhưng Việt Nam có thể vẫn là nền kinh tế duy nhất có mức tăng trưởng thực tế trong nửa đầu năm 2021, tùy thuộc vào diễn biến của dịch COVID-19./.
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Moody's Analytics: Việt Nam sẽ là một trong những nước tăng trưởng nhanh nhất năm 2021
15:59' - 19/11/2020
Công ty xếp hạng tín nhiệm Moody's Analytics dự đoán nền kinh tế Việt Nam cùng với các nền kinh tế Trung Quốc và Hong Kong (Trung Quốc) sẽ tăng tốc nhanh nhất (trên 7%) trong năm 2021.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam là nền kinh tế sôi động trước cuộc khủng hoảng COVID-19
12:33' - 18/11/2020
Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “Các vấn đề đương đại trong kinh tế, quản trị và kinh doanh” lần thứ ba đã khai mạc sáng 18/11, tại Hà Nội.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
WHO cảnh báo xuất hiện thêm các ca mắc bệnh đậu mùa khỉ trên toàn cầu
13:39'
Tính đến ngày 21/5, đã có 92 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ và 28 ca nghi mắc bệnh này tại 12 quốc gia thành viên WHO thường không ghi nhận bệnh này.
-
Ý kiến và Bình luận
AMRO đánh giá kinh tế Việt Nam phục hồi mạnh mẽ
13:25'
Phóng viên TTXVN tại Singapore dẫn ý kiến của Tiến sĩ Sanjay Kalra thuộc AMRO nhận định: “Nền kinh tế Việt Nam dự kiến sẽ tăng trưởng ở mức 6,3% trong năm 2022 và 6,5% vào năm 2023..."
-
Ý kiến và Bình luận
Lãnh đạo Công đảng Australia khó có thể tuyên thệ trước ngày 24/5
09:41'
Một trong những chuyên gia hàng đầu của Australia về luật quốc tế cho biết, lãnh đạo Công đảng, ông Anthony Albanese sẽ khó có thể tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng Australia vào ngày 24/5.
-
Ý kiến và Bình luận
Mexico có khả năng chiếm được thị phần năng lượng từ Nga?
08:20' - 21/05/2022
Theo hãng tin Reuters (Vương quốc Anh), trong tháng 3 và 4/2022, nhập khẩu dầu nhiên liệu của Mỹ từ Mỹ Latinh đã đạt trung bình 200.000 thùng/ngày, tăng 49% so với 12 tháng trước đó.
-
Ý kiến và Bình luận
EU khẳng định không thay đổi lập trường về đàm phán hậu Brexit
13:22' - 20/05/2022
EU sẽ không đưa ra chỉ thị mới đàm phán lại các quy định thương mại hậu Brexit liên quan đến Nghị định thư Bắc Ireland.
-
Ý kiến và Bình luận
Đức cam kết viện trợ không hoàn lại 1 tỷ euro cho Ukraine
09:06' - 20/05/2022
Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner ngày 19/5 công bố nước này sẽ đóng góp 1 tỷ euro (tương đương 1,1 tỷ USD) hỗ trợ tài chính cho Chính phủ Ukraine.
-
Ý kiến và Bình luận
EU thúc đẩy thành lập Cộng đồng địa chính trị châu Âu
09:33' - 19/05/2022
Liên minh châu Âu (EU) ngày 18/5 thông báo khối này sẽ nỗ lực thành lập "Cộng đồng địa chính trị châu Âu" để chuẩn bị cho sự hội nhập của các ứng cử viên gia nhập EU.
-
Ý kiến và Bình luận
Italy cảnh báo rủi ro từ việc không tiêm vaccine
09:00' - 19/05/2022
Ngày 18/5, Bộ Y tế Italy đã gửi văn bản đến chính quyền các địa phương, yêu cầu hành động để nâng cao tỷ lệ bao phủ vaccine ngừa COVID-19.
-
Ý kiến và Bình luận
Fed muốn tăng trưởng kinh tế của Mỹ chậm lại
10:30' - 18/05/2022
Nến kinh tế lớn nhất thế giới đối mặt với lạm phát ở mức cao nhất trong bốn thập niên, khiến Fed phải nỗ lực kiểm soát sức ép giá cả.