Ninh Thuận sẽ thành trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước
Ngày 15/11, tại thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Mô hình phát triển tỉnh Ninh Thuận trở thành trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước, các tiêu chí đánh giá và giải pháp thực hiện”.
Hội thảo với sự tham gia của đại diện lãnh đạo các Ban, ngành Trung ương, lãnh đạo tỉnh Ninh Thuận cùng các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo trong nước và quốc tế. Phát biểu tại Hội thảo, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Lưu Xuân Vĩnh cho biết, toàn tỉnh hiện có 30 dự án điện mặt trời với tổng công suất 1.817 MW, tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 50.000 tỷ đồng và 11 dự án điện gió tổng công suất hơn 630 MW, tổng vốn đầu tư hơn 22.100 tỷ đồng đã được Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công Thương phê duyệt quy hoạch phát triển điện lực và cấp quyết định chủ trương đầu tư. Đến nay, Ninh Thuận đã vận hành được 18 dự án với tổng công suất đưa vào khai thác 1.180 MW (15 dự án điện mặt trời với công suất 1.063 MW và 3 dự án điện gió với công suất 117 MW). Dự kiến đến cuối năm 2019, có thêm 4 dự án điện mặt trời, công suất 140 MW và đến năm 2020 có 12 dự án với tổng công suất 614 MW tiếp tục đưa vào vận hành thương mại, góp phần quan trọng giải quyết an ninh năng lượng quốc gia. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Ninh Thuận đang gặp không ít khó khăn; trong đó có việc giải toả công suất của các nhà máy năng lượng tái tạo đã đầu tư và sắp đầu tư. Theo báo cáo của các chủ đầu tư hiện có 10/18 dự án trên đang phải giảm phát điện đến 60% công suất để bảo đảm ổn định hệ thống truyền tải. Việc không giải tỏa hết công suất đang gây thiệt hàng hàng trăm tỷ đồng cho các doanh nghiệp. Ông Lưu Xuân Vĩnh nhấn mạnh, thông qua hội thảo lần này, ý kiến đóng góp của các chuyên gia, nhà khoa học, chủ đầu tư sẽ là cơ sở để tỉnh Ninh Thuận tham khảo, có những đề xuất, kiến nghị về cơ chế, chính sách với Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương sớm tháo gỡ khó khăn nhằm khai thác tối đa tiềm năng và giải tỏa hết công suất các dự án năng lượng tái tạo đầu tư tại Ninh Thuận. Trong khuôn khổ hội thảo, các chuyên gia dành phần lớn thời lượng trình bày các tham luận về mô hình phát triển, thể chế chính sách phát triển điện gió và điện mặt trời tại các khu vực quần đảo Hawaii (Hoa Kỳ), Italy, Australia và những gợi ý có thể áp dụng để phát triển Ninh Thuận trở thành trung tâm năng lượng tái tạo của Việt Nam. Tham gia trình bày, GS.TS Eleonora Riva Sanseverino (Đại học Palermo, Italy) đi sâu phân tích các mô hình phát triển hệ thống năng lượng, những thách thức với quy hoạch dài hạn, xu hướng phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam và một số nước trên thế giới. GS.TS Eleonora Riva Sanseverino cũng so sánh biểu giá điện hỗ trợ ở Italy và Việt Nam cũng như chỉ ra những ảnh hưởng của việc đấu nối số lượng lớn các nguồn điện mặt trời, điện gió lên hệ thống truyền tải, các kịch bản đấu nối nguồn điện để các bên liên quan tham khảo. Về vấn đề giải phóng công suất các nhà máy năng lượng tái tạo, ông Nguyễn Thái Sơn, Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Quốc gia về phát triển điện lực – Bộ Công Thương, cho biết: Các nhà đầu tư và dư luận đang rất quan tâm tới phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt về huy động nguồn vốn xã hội hóa xây dựng hệ thống truyền tải lưới điện. Để giải quyết được bài toán giải phóng công suất các dự án nhà máy điện mặt trời, điện gió hiện nay, các quốc gia cần sớm xây dựng cơ chế, Luật, chính sách cụ thể nhằm thu hút các nhà đầu tư. Đề xuất quy trình xây dựng mô hình phát triển Ninh Thuận trở thành trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước, TS. Đoàn Văn Bình, Viện trưởng Viện Khoa học năng lượng (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã đưa ra các tiêu chí đánh giá và quy trình thực hiện 5 bước chính gồm: Xác định tầm nhìn chiến lược xây dựng vùng năng lượng tái tạo ở Ninh Thuận; xác định các khu vực có tiềm năng kỹ thuật; đánh giá tiềm năng kinh tế và lợi ích thương mại; xây dựng các phương án truyền tải công suất; lựa chọn các phương án truyền tải phù hợp với các tiêu chí kỹ thuật, kinh tế, môi trường và xã hội. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng cho rằng tỉnh Ninh Thuận cần sớm có chính sách thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ vào lĩnh vực nghiên cứu phát triển các sản phẩm ứng dụng năng lượng tái tạo, công nghiệp phụ trợ cho ngành năng lượng tái tạo; xây dựng cơ sở dữ liệu về năng lượng tái tạo theo chuẩn quốc tế; nghiên cứu xây dựng trung tâm nghiên cứu và phát triển năng lượng tái tạo; cơ chế kết nối các địa phương về năng lượng tái tạo; cơ chế tài chính; đào tạo nhân lực; chuyển giao công nghệ để sớm xây dựng Ninh Thuận thành trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước./. Xem thêm:>>Điện mặt trời và điện gió sẽ bổ sung nhu cầu điện tại Việt Nam
>>Triển khai dự án điện mặt trời kết hợp nông nghiệp tại Sóc Trăng
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Làm gì để phát triển điện mặt trời áp mái?
09:44' - 18/10/2019
Sau năm 2020 khi cả nước không có nguồn khai thác mới thì việc phát triển các dự án năng lượng mặt trời được xem là một trong những giải pháp quan trọng góp phần giảm áp lực cho ngành điện hiện nay.
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Thủ tướng: Yêu cầu sớm trình quy hoạch điều chỉnh điện mặt trời, điện gió
15:30' - 17/10/2019
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ Công Thương và các ngành sớm trình quy hoạch điều chỉnh điện mặt trời, điện gió cũng như quy hoạch điện VIII lên Chính phủ.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng giao xem xét việc Bnews nêu về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời
20:30' - 11/10/2019
Thủ tướng Chính phủ vừa giao Bộ Công Thương xem xét thông tin Bnews.vn nêu về dự thảo cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
ADB, JICA tài trợ Nhà máy điện mặt trời nổi quy mô lớn đầu tiên tại Việt Nam
14:51' - 02/10/2019
Lễ ký kết Hiệp định cho vay trị giá 37 triệu đô la Mỹ giữa ADB với Công ty cổ phần Thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi (DHD) để tài trợ choNhà máy điện mặt trời nổi quy mô lớn đầu tiên tại Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Foxconn đạt doanh thu kỷ lục trong quý I/2025
07:30'
Tập đoàn Foxconn, nhà sản xuất điện tử theo hợp đồng lớn nhất thế giới của Đài Loan (Trung Quốc) vừa công bố doanh thu quý I cao kỷ lục nhờ nhu cầu mạnh đối với các sản phẩm liên quan đến AI.
-
Doanh nghiệp
Doanh thu của nhà lắp ráp iPhone hàng đầu cao kỷ lục
20:50' - 05/04/2025
Tập đoàn Foxconn, nhà sản xuất thiết bị điện tử theo hợp đồng lớn nhất thế giới, vừa công bố doanh thu quý I/2025 cao kỷ lục nhờ nhu cầu mạnh mẽ đối với sản phẩm trí tuệ nhân tạo (AI).
-
Doanh nghiệp
VinFast Energy và Điện Nghi Sơn 2 vận hành dự án điện mặt trời tích hợp pin lưu trữ
12:03' - 05/04/2025
Công ty VinFast Energy và Công ty TNHH Điện Nghi Sơn 2 (NS2PC), Công ty Asia Networks Energy vừa chính thức đưa vào vận hành dự án điện mặt trời mái nhà kết hợp pin lưu trữ năng lượng (BESS).
-
Doanh nghiệp
Huawei sụt giảm mạnh lợi nhuận trong năm 2024
09:45' - 05/04/2025
Tập đoàn viễn thông Huawei của Trung Quốc cho biết tập đoàn này đã sụt giảm mạnh lợi nhuận trong năm ngoái với mức giảm lên tới 28%, do đối mặt với bất ổn kinh tế quốc tế và tiêu thụ trong nước giảm.
-
Doanh nghiệp
Vinataba tái cơ cấu mạnh mẽ tổ chức
20:38' - 04/04/2025
Giai đoạn 2014-2025, cùng với việc tái cơ cấu mạnh mẽ tổ chức, Tổng công ty đã thực hiện đồng loạt các giải pháp tái cấu trúc hệ thống quản trị doanh nghiệp.
-
Doanh nghiệp
Cước vận tải hàng không tăng vọt do làn sóng nhập hàng trước thềm thuế quan Mỹ
17:31' - 04/04/2025
Từ các hãng dược phẩm đến nhà sản xuất phần cứng công nghệ, đã phải trả thêm chi phí để vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không từ Trung Quốc vào Mỹ so với bốn tuần trước.
-
Doanh nghiệp
UOB Việt Nam rót vốn xanh vào một doanh nghiệp thủy sản
17:15' - 04/04/2025
Việc chuyển đổi mô hình sản xuất cũng đòi hỏi doanh nghiệp cần có nguồn vốn lớn, do đó các khoản tài trợ thương mại xanh có ý nghĩa rất lớn đối với các doanh nghiệp.
-
Doanh nghiệp
Cần giải pháp dài hạn để ứng phó chính sách thuế quan của Hoa Kỳ
16:31' - 04/04/2025
Các chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ sẽ tác động đáng kể đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là tại Bình Dương – trung tâm công nghiệp và xuất khẩu lớn của cả nước.
-
Doanh nghiệp
Sản lượng điện EVNGENCO1 sản xuất trong quý I/2025 đạt hơn 8,5 tỷ kWh
11:28' - 04/04/2025
Sản lượng điện EVNGENCO1 sản xuất được trong tháng 3/2025 đạt 3,37 tỷ kWh; lũy kế quý I/2025 là 8,596 tỷ kWh, đạt 23% kế hoạch năm.