ADB, JICA tài trợ Nhà máy điện mặt trời nổi quy mô lớn đầu tiên tại Việt Nam
Ảnh: Ngọc Quỳnh/Bnews-TTXVN
Ngày 2/10 tại trụ sở Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Hà Nội diễn ra Lễ ký kết Hiệp định cho vay trị giá 37 triệu đô la Mỹ (USD) giữa ADB với Công ty cổ phần Thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi (DHD) để tài trợ cho dự án Nhà máy điện mặt trời nổi quy mô lớn đầu tiên tại Việt Nam.
Theo đó, nhà máy sẽ lắp đặt dàn pin điện mặt trời nổi quy mô lớn đầu tiên ở Việt Nam và cũng là lớn nhất ở Đông Nam Á với công suất đỉnh là 47,5 MWp trên hồ chứa hiện thời của Nhà máy thủy điện Đa Mi với công suất 175MW.
Gói tài trợ bao gồm một khoản vay trị giá 17,6 triệu USD từ nguồn vốn vay thông thường của ADB.Khoản vay này được bổ sung 15 triệu USD đồng tài trợ ưu đãi hỗn hợp được cung cấp bởi Quỹ Biến đổi khí hậu Canada cho Khu vực tư nhân ở châu Á và quỹ tiếp nối của nó, Quỹ Biến đổi khí hậu Canada cho khu vực tư nhân ở châu Á II.
Các quỹ này được Chính phủ Canada thành lập để khuyến khích đầu tư từ khu vực tư nhân cho các dự án giảm thiểu và thích ứng biến đổi khí hậu ở châu Á và Thái Bình Dương.
Gói tài trợ cũng bao gồm khoản vay song song trị giá 4,4 triệu USD từ Quỹ Cơ sở hạ tầng khu vực tư nhân hàng đầu châu Á (LEAP), được hỗ trợ bởi Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) thông qua một cam kết đầu tư cổ phần trị giá 1,5 tỷ USD.LEAP tập trung vào việc cung cấp các dự án cơ sở hạ tầng khu vực tư nhân chất lượng cao và bền vững, giúp giảm phát thải các-bon, nâng cao hiệu quả năng lượng, và cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục và truyền thông dễ tiếp cận với chi phí hợp lý cho các quốc gia thành viên đang phát triển của ADB.
Ông Christopher Thieme, Phó Tổng Vụ trưởng, Vụ Nghiệp vụ khu vực tư nhân của ADB nhận định, dự án sẽ giúp tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo trong tổng công suất năng lượng của Việt Nam và giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch nhập khẩu như than đá.Việc kết hợp hai công nghệ năng lượng sạch là thủy điện và điện mặt trời sẽ là một thành tựu giản đơn nhưng rất sáng tạo có thể được nhân rộng ở những nơi khác ở Việt Nam và trên khắp châu Á và Thái Bình Dương.
Ông Lê Văn Quang, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thủy điện Đa Nhim – Hàm Thuận – Đa Mi, cho biết, DHD là một công ty con thuộc Tổng công ty Phát điện 1, Tập đoàn Điện lực Việt Nam hiện đang sở hữu và vận hành bốn nhà máy thủy điện: Đa Mi (175 MW), Hàm Thuận (300 MW), Đa Nhim (160 MW), và Sông Pha (7,5 MW). Tổng công suất phát điện của DHD là 642,5 MW, bằng khoảng 1,7% tổng công suất phát điện của Việt Nam. “Chúng tôi tự hào là công ty đầu tiên ở Việt Nam xây dựng một nhà máy điện mặt trời nổi trên hồ thủy điện. Dự án này phù hợp với chiến lược đầu tư vào năng lượng tái tạo của DHD để giảm phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu hóa thạch, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, giảm thiểu biến đổi khí hậu, thúc đẩy bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế - xã hội bền vững.Các hồ thủy điện ở miền Nam Việt Nam có tiềm năng điện mặt trời rất lớn. Với lợi thế là mối quan hệ gắn kết giữa EVN và ADB, chúng tôi đã làm việc cùng nhau để thúc đẩy phát triển một nguồn năng lượng mới cho đất nước", ông Quang nhấn mạnh.
Ông Kitamura Shu, Phó Trưởng Đại diện, Văn phòng JICA Việt Nam cho hay, lần đầu tiên tại Việt Nam triển khai dự án Nhà máy điện mặt trời nổi với mục tiêu giảm sự phụ thuộc vào điện than và dầu diesel, tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo.Đặc biệt, Trung Bộ và Nam Bộ là nơi thu bức xạ mặt trời lớn, rất phù hợp cho phát triển điện mặt trời. Thêm nữa, việc lắp các tấm pin năng lượng mặt trời trên mặt hồ không bị hạn chế bởi việc thu hồi đất giải phóng mặt bằng. Nên dự án được kỳ vọng sẽ khởi nguồn cho tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam.
Quỹ Cơ sở hạ tầng khu vực tư nhân hàng đầu châu Á (LEAP) được hình thành trên cơ sở chương trình “Đối tác Cơ sở Hạ tầng Chất lượng Cao” do Nhật Bản khởi xướng ngày 21/11/2015.Quỹ tập trung hỗ trợ đầu tư cho các dự án cơ sở hạ tầng bền vững, chất lượng cao của khu vực tư nhân trong nhiều lĩnh vực, như giảm phát thải khí nhà kính, tiết kiệm năng lượng, dịch vụ y tế với mức giá hợp lý…
Quỹ LEAP hiện đang đầu tư 12 dự án và đã huy động tổng cộng 3,7 tỷ USD từ ADB và các đối tác đồng tài trợ khác. Quỹ LEAP cho vay dưới nhiều hình thức hợp tác, bao gồm cả Quan hệ đối tác Công – Tư (PPP), tại các quốc gia thành viên của ADB ở châu Á-Thái Bình Dương. Tháng 3/2016, JICA đã phê duyệt khoản đóng góp 1,5 tỷ USD vào Quỹ LEAP. Kể từ đó đến nay, JICA đã phê duyệt đầu tư tổng cộng 500 triệu USD hỗ trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng chất lượng cao trong nhiều lĩnh vực như: Dự án y tế tại Ấn Độ và Indonesia, Dự án năng lượng tái tạo tại Mông Cổ và Thái Lan... JICA sẽ tiếp tục hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế nhằm thúc đẩy “Đầu tư cơ sở hạ tầng chất lượng cao”, đóng góp vào công cuộc phát triển kinh tế và xã hội ở các nước và khu vực đang phát triển, thực hiện Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs)./.- Từ khóa :
- doanh nghiệp
- đầu tư
- thủy điện
- môi trường
- dự án
Tin liên quan
-
Ngân hàng
ADB tài trợ 37 triệu USD cho dàn pin điện mặt trời nổi ở Việt Nam
11:44' - 02/10/2019
Dự án này đánh dấu việc lắp đặt dàn pin điện mặt trời nổi quy mô lớn đầu tiên ở Việt Nam và cũng là lớn nhất ở Đông Nam Á.
-
Kinh tế Việt Nam
JICA và VASS hợp tác thúc đẩy sự phát triển bền vững của Việt Nam
15:16' - 24/07/2019
JICA Việt Nam và VASS tái khẳng định sẽ hợp tác lâu dài nhằm thúc đẩy hơn nữa sự phát triển bền vững của Việt Nam.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Phó Chủ tịch WB: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế
22:02' - 22/11/2024
Bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương khẳng định: Việt Nam là câu chuyện thành công điển hình về phát triển kinh tế.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần Thơ ứng trước hơn 410 tỷ đồng ngân sách địa phương nâng cấp Quốc lộ 91
20:32' - 22/11/2024
Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký quyết định ứng trước kế hoạch vốn cho dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 91 với số tiền hơn 410 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Tập đoàn dầu khí quốc gia Malaysia
19:57' - 22/11/2024
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Petronas sớm xây dựng chiến lược, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam phù hợp với khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập giữa hai nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Đầu tư xây dựng các dự án trọng điểm tại Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng trong năm 2025
19:32' - 22/11/2024
Giám đốc Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng ông Phan Kiều Hưng cho biết, đơn vị sẽ triển khai đầu tư xây dựng hai dự án trọng điểm trong năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Học tập kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng Khu thương mại tự do Đà Nẵng
17:22' - 22/11/2024
Vừa qua, tại Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 của Quốc hội đã cho phép nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng.
-
Kinh tế Việt Nam
Kết nối chuỗi cung ứng tiêu thụ nông sản Việt Nam - Nhật Bản
16:44' - 22/11/2024
Với lợi thế của Việt Nam và sự hỗ trợ kỹ thuật của Nhật Bản, Việt Nam có thể trở thành cường quốc về nông nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi): cần tính toán để có lộ trình phù hợp
14:36' - 22/11/2024
Chính phủ cần phải tính toán để có lộ trình phù hợp đối với phát triển kinh tế xã hội và đời sống người dân, chứ không phải cứ nghĩ tăng thuế là tạo nguồn thu tốt hơn.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Cân nhắc kỹ lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt
13:45' - 22/11/2024
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 22/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
-
Kinh tế Việt Nam
Huy động tối đa nguồn lực hoàn thành 2 tuyến cao tốc
13:04' - 22/11/2024
Nhằm đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, tỉnh Hậu Giang triển khai đợt cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc”.