Nợ công của Việt Nam giảm mạnh
Cùng với đó nợ Chính phủ, nợ Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương cũng giảm dần.
Cụ thể, mức nợ công năm 2017 tương đương 61,4% GDP, năm 2018 là 58,3% GDP, năm 2019 còn 55%, năm 2020 là 55,9% và đến năm 2021 tương đương 43,1% GDP.
Nợ Chính phủ cũng giảm từ tỷ lệ 51,7% GDP ở năm 2017 đến năm 2021 còn 39,1% GDP. Nợ Chính phủ bảo lãnh từ 9,1% GDP ở năm 2017 đến năm 2021 là 3,8% GDP. Nợ chính quyền địa phương năm 2021 vào khoảng 0,6% GDP trong khi năm 2017 bằng 1,1% GDP.
Nợ nước ngoài của quốc gia tính đến hết năm 2021 giảm còn 38,4% GDP so với năm 2017 là 49% GDP.
Tính đến năm 2021, nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia tính trên tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2021 là 6,2 %, nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ so với thu ngân sách nhà nước vào khoảng 21,8%.
Bộ Tài chính cho biết, các chỉ tiêu về nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia năm 2021 được tính trên cơ sở GDP năm 2021 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố.
Đáng chú ý là nợ nước ngoài giảm đi còn nợ trong nước tăng lên, đến hết năm 2021, nợ vay nước ngoài khoảng 1,075 triệu tỷ đồng; nợ vay trong nước tăng lên hơn 2,2 triệu tỷ đồng, chiếm 67,2% dư nợ Chính phủ.
Báo cáo của Bộ Tài chính cho thấy, đến năm 2021 chủ nợ song phương lớn nhất của Việt Nam là Nhật Bản hơn 316 nghìn tỷ, Hàn Quốc, Pháp và Đức lần lượt cho vay hơn 32 nghìn tỷ đồng, 30 nghìn tỷ đồng và 14 nghìn tỷ đồng.
Tính theo đối tác đa phương, Ngân hàng Thế giới đứng đầu danh sách chủ nợ với hơn 380 nghìn tỷ đồng, tiếp đến là Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) với hơn 188 nghìn tỷ đồng...
Tại Quyết định số 460/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược nợ công đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành tháng 4 vừa qua, Chính phủ đặt mục tiêu, phấn đấu tới năm 2030, nợ công của Việt Nam không quá 60% GDP, nợ Chính phủ không quá 50% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia không quá 45% GDP, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ không quá 25% tổng thu ngân sách nhà nước.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Tạ Anh Tuấn cho biết, Chiến lược nợ công đến năm 2030 được xây dựng trên cơ sở Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030, các chủ trương, định hướng lớn của Đảng và Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công, Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm giai đoạn 2021-2025.
Theo đó, đã đặt ra một số chỉ tiêu cân đối lớn như tốc độ tăng trưởng GDP bình quân khoảng 7%/năm; GDP bình quân đầu người đến năm 2030 đạt khoảng 7.500 USD; phấn đấu bội chi ngân sách nhà nước đến năm 2030 khoảng 3% GDP.
Theo ông Trương Hùng Long, Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính), hiện nay đang sử dụng hai mô hình quản lý nợ công là Chiến lược nợ trung hạn (MTDF) về các kế hoạch quản lý nợ của Ngân hàng Thế giới và Quản lý nợ bền vững (DSA).
Đây là một trong những mô hình quản lý nợ chủ đạo có liên hệ mật thiết với nhiệm vụ phân tích, dự báo và thực hiện các nghiệp vụ quản lý rủi ro danh mục nợ để đảm bảo an toàn nợ công, an ninh tài chính quốc gia. Thông qua việc sử dụng hai mô hình quản lý này, Bộ đã xây dựng, nghiên cứu, phân tích các kịch bản quản lý nợ công đến năm 2030 để lựa chọn kịch bản phù hợp nhất với điều kiện hiện nay, cũng như phù hợp với yêu cầu quản lý nợ công./.
- Từ khóa :
- bộ tài chính
- nợ công
Tin liên quan
-
Tài chính
Bộ Tài chính: Tăng giá đồng USD không tác động nhiều đến nợ công và tình hình trả nợ
10:44' - 03/08/2022
Bộ Tài chính cho biết, diễn biến dư nợ và nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ vẫn nằm trong tiên lượng từ đầu năm và trong tầm kiểm soát.
-
Tài chính
Giải pháp quản lý nợ công an toàn, hiệu quả
17:16' - 21/07/2022
Theo Bộ Tài chính, sau giai đoạn 2016 - 2020, Việt Nam đã cải cách mạnh mẽ về quản lý nợ công, kiểm soát được nợ công, dư địa nợ công của Việt Nam tương đối rộng.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Nhật Bản sửa luật để tăng hiệu quả vốn ODA
15:34' - 07/05/2025
Nhật Bản đã sửa đổi luật theo hướng tăng sử dụng hiệu quả viện trợ phát triển chính thức (ODA) trong bối cảnh ngân sách viện trợ eo hẹp trong khi nhu cầu chung trên toàn cầu về nguồn vốn này rất lớn.
-
Tài chính
Thặng dư thương mại 4 tháng qua giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái
12:46' - 07/05/2025
Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong 4 tháng/2025 thặng dư 3,8 tỷ USD, giảm 58,2% so với mức thặng dư 9,05 tỷ USD của cùng kỳ năm trước.
-
Tài chính
EU chi 500 triệu euro thu hút nhân tài khoa học toàn cầu
09:10' - 07/05/2025
Theo kế hoạch, khoản đầu tư sẽ được triển khai trong giai đoạn 2025–2027 nhằm tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học tại châu Âu, đồng thời thu hút các nhà khoa học xuất sắc trên toàn cầu.
-
Tài chính
Hoàn gần 1.170 tỷ đồng thuế thu nhập cá nhân tự động
15:55' - 06/05/2025
Đến nay, cơ quan thuế đã tạo lệnh cho 256.797 hồ sơ hoàn thuế và gửi điện tử cho Kho bạc Nhà nước để chi hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động với số tiền trên 1.169 tỷ đồng cho người nộp thuế.
-
Tài chính
Tiếp tục miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp: Không bao hàm "ưu đãi vô điều kiện"
14:34' - 06/05/2025
Ông Nguyễn Thành Hưng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý, Giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí đã có trao đổi với báo chí xung quanh chính sách miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
-
Tài chính
Apple và General Motors phải trả lãi suất trái phiếu cao hơn
11:52' - 06/05/2025
Apple Inc. và General Motors Co. đã phải trả chi phí cao hơn cho các trái phiếu mà họ bán ra vào ngày 5/5.
-
Tài chính
Tín dụng tư nhân sẽ là lựa chọn mới cho nhà đầu tư
11:51' - 06/05/2025
Các chuyên gia tài chính nhận định trong thời gian tới, các nhà đầu tư cá nhân sẽ có thêm nhiều lựa chọn đầu tư mới bằng các sản phẩm tài chính bao gồm cả tín dụng tư nhân.
-
Tài chính
OECD: Nhật Bản không còn trong nhóm ba nhà tài trợ ODA lớn nhất
08:32' - 06/05/2025
Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết sự sụt giảm viện trợ trong năm 2024 chủ yếu là do đồng yen mất giá.
-
Tài chính
Bộ Tài chính nghiên cứu 2 phương án tính thuế chuyển nhượng bất động sản
21:02' - 05/05/2025
Bộ Tài chính đang nghiên cứu phương án lựa chọn áp dụng giữa 2 phương pháp tính thuế, phụ thuộc vào thông tin về giao dịch chuyển nhượng bất động sản.