Nợ xấu đang được xử lý hiệu quả hơn
Trong báo cáo bổ sung tới các đại biểu tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV về việc tổng kết thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và đề xuất hoàn thiện hệ thống pháp luật về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm, Ngân hàng Nhà nước cho biết, các khó khăn, vướng mắc trong xử lý nợ xấu đã từng bước được khắc phục, nợ xấu đang được xử lý hiệu quả hơn
Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống các tổ chức tín dụng trong giai đoạn 2016-2020 luôn được duy trì dưới mức 2%, đạt được mục tiêu đã đề ra khi xây dựng Nghị quyết số 42/2017/QH14 (dưới mức 3%); vai trò, năng lực của Công ty Quản lý tài sản (VAMC) được nâng cao.
Theo đó, kết quả xử lý nợ xấu theo Nghị quyết số 42/2017/QH14 đã tác động tích cực đến quá trình tái cơ cấu, phát triển của hệ thống các tổ chức tín dụng. Quy mô hệ thống các tổ chức tín dụng tiếp tục tăng; năng lực tài chính, chất lượng quản trị, điều hành từng bước được củng cố, nâng cao, tiệm cận thông lệ quốc tế; chất lượng tín dụng được cải thiện; cơ cấu tín dụng có sự điều chỉnh tích cực… Ngân hàng Nhà nước cho biết, kết quả xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng tạo thêm dòng tiền và thu nhập cho các tổ chức tín dụng, tăng cường năng lực tài chính cho các tổ chức tín dụng. Nhờ đó các tổ chức tín dụng có điều kiện hạ mặt bằng lãi suất, hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế, đặc biệt trong giai đoạn các doanh nghiệp và người dân gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế vĩ mô gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là diễn biến phức tạp, khó lường của dịch bệnh COVID-19, đã tác động, ảnh hưởng lớn đến tình hình tài chính của khách hàng, dẫn đến kết quả xử lý nợ xấu thông qua hình thức khách hàng trả nợ và xử lý tài sản đảm bảo, đặc biệt là tài sản bằng bất động sản cũng gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh nền kinh tế chưa phục hồi. Ngoài tác động làm suy giảm chất lượng tài sản, dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp còn có nguy cơ làm suy giảm mức độ an toàn vốn cũng như kết quả kinh doanh của các tổ chức tín dụng khi các tổ chức tín dụng phải tăng cường trích lập dự phòng rủi ro. Theo Ngân hàng Nhà nước, mặc dù trong thời gian gần đây, kết quả kinh doanh của hệ thống các tổ chức tín dụng được cải thiện, song kết quả này có được chủ yếu là do các tổ chức tín dụng nỗ lực tiết giảm chi phí, đẩy mạnh tăng trưởng từ các mảng hoạt động dịch vụ.Hoạt động tín dụng hiện vẫn là hoạt động mang lại nguồn thu chủ yếu cho các tổ chức tín dụng song sự xuất hiện của đại dịch COVID-19 vào cuối năm 2019 đã làm giảm tốc độ tăng trưởng thu nhập từ lãi của các tổ chức tín dụng trong thời gian gần đây.
Trong bối cảnh đó, dự báo tổ chức tín dụng có thể gặp khó khăn trong việc xử lý các khoản nợ xấu nói chung, nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42/2017/QH14 nói riêng và dự kiến nợ xấu của ngành ngân hàng có thể gia tăng trong thời gian tới. Ngân hàng Nhà nước cũng cho hay, những năm qua cùng với quá trình thực hiện tái cấu trúc hệ thống các tổ chức tín dụng, bên cạnh việc hoàn thiện các cơ sở pháp lý cho các tổ chức tín dụng thực hiện xử lý vấn đề sở hữu chéo, sở hữu vượt giới hạn quy định, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục quan tâm xem xét, nhận diện và có giải pháp kiểm soát, quyết liệt xử lý vấn đề sở hữu chéo, vi phạm sở hữu cổ phần gắn với quá trình cơ cấu lại từng tổ chức tín dụng. Theo đó, sở hữu của các tổ chức tín dụng đã minh bạch và đại chúng hơn; tình trạng các nhóm cổ đông lớn, thao túng, chi phối ngân hàng được hạn chế và được kiểm soát. Tình trạng lạm dụng chức vụ, quyền hạn, chi phối, cố ý làm trái, sử dụng trái phép tài sản, vay vốn với quy mô lớn dẫn đến rủi ro cho ngân hàng của các cổ đông lớn, cán bộ lãnh đạo các tổ chức tín dụng đã từng bước giảm dần.Các tổ chức tín dụng đã tích cực đẩy nhanh tiến độ xử lý các vi phạm về giới hạn sở hữu cổ phần, sở hữu chéo thông qua chuyển nhượng, thoái vốn, sáp nhập, hợp nhất, mua lại…
Đến nay, số cặp tổ chức tín dụng sở hữu chéo trực tiếp lẫn nhau về cơ bản đã khắc phục. Sở hữu cổ phần trực tiếp lẫn nhau giữa ngân hàng và doanh nghiệp chỉ còn lại 1 cặp, trong khi tại thời điểm tháng 6/2012 có 56 cặp. Song, Ngân hàng Nhà nước cũng thừa nhận, trên thực tế việc xử lý vấn đề sở hữu vượt mức quy định và sở hữu chéo vẫn rất khó khăn trong trường hợp cổ đông lớn và người có liên quan của cổ đông lớn cố tình che dấu, nhờ cá nhân, tổ chức khác đứng tên hộ số cổ phần sở hữu để lách quy định của pháp luật về sở hữu chéo, sở hữu vượt mức quy định. Điều này dẫn tới việc tổ chức tín dụng có thể bị thao túng, chi phối bởi các cổ đông này, tiềm ẩn nguy cơ hoạt động của tổ chức tín dụng thiếu công khai, minh bạch. Đồng thời, việc này chỉ có thể được phát hiện và nhận diện thông qua công tác điều tra, xác minh của cơ quan điều tra theo quy định của pháp luật. Thời gian tới, để thực hiện mục tiêu về kiểm soát nợ xấu, ngành ngân hàng sẽ tiếp tục kiểm soát tăng trưởng; xử lý nợ xấu; phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro đúng quy định, nâng cao chất lượng tín dụng. Bên cạnh đó, dự thu lãi phù hợp với thực trạng các khoản nợ đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật để phản ánh đúng kết quả hoạt động kinh doanh. thường xuyên rà soát tình hình thực tế của các khoản nợ đang dự thu lãi, đặc biệt, các khoản có lãi dự thu lớn để kịp thời thực hiện thoái lãi dự thu đối với các trường hợp khó có khả năng thu hồi Cùng với đó, Ngân hàng Nhà nước kiểm soát chặt chẽ mức độ tập trung tín dụng đối với các dự án BOT, BT giao thông; cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn để cho vay trung và dài hạn; trong đó có liên quan đến các dự án BOT, BT giao thông để hạn chế rủi ro thanh khoản./.Tin liên quan
-
Ngân hàng
Techcombank: Tỷ lệ nợ xấu với cho vay bất động sản gần như bằng 0
18:29' - 23/04/2022
Chủ tịch Hội đồng quản trị Techcombank khẳng định những năm qua, ngân hàng cho vay những người có nhu cầu mua nhà, tập trung các dự án tốt, hạn chế tối đa việc cho vay khu đất là đầu cơ.
-
Chuyển động DN
Công ty tài chính kiểm soát chặt chẽ rủi ro nợ xấu sau dịch
11:39' - 19/04/2022
Trước lo ngại nợ xấu tăng cao sau dịch, các công ty tài chính đang quyết liệt đưa ra các giải pháp kiểm soát rủi ro cũng như thu hồi, xử lý nợ xấu một cách triệt để.
-
Tài chính
Chưa hết nguy cơ làn sóng nợ xấu tại châu Âu
08:41' - 17/04/2022
Để tránh một làn sóng nợ xấu mới, châu Âu vẫn cần thêm các hành động chính sách, đặc biệt khi tình hình bất ổn liên quan đến đại dịch vẫn kéo dài.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Thị trường tài chính Mỹ có ngày "phục sinh" ngoạn mục
07:09'
Thị trường chứng khoán Phố Wall đã chứng kiến một phiên giao dịch lịch sử khi chỉ số Dow Jones tăng vọt gần 8%.
-
Tài chính & Ngân hàng
Có cơ hội giảm thiểu rủi ro với cán cân thanh toán do căng thẳng thương mại
19:00' - 09/04/2025
Trong bối cảnh chính quyền Mỹ công bố chính sách thuế quan mới, tỷ giá USD/VND được dự báo có thể chịu áp lực gia tăng trong ngắn hạn.
-
Tài chính & Ngân hàng
Còn vướng mắc trong triển khai cho vay thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa
10:39' - 09/04/2025
Theo quy định chung, tín dụng dành riêng cho Đề án 1 triệu ha lúa cho vay với lãi suất thấp hơn khoảng 1 - 1,5% so với lãi suất trung bình đang cho vay.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ra mắt đồng xu 500 yen hình linh vật Myaku-Myaku cho EXPO Osaka 2025
07:00' - 09/04/2025
Đồng xu có hình linh vật chính thức của Expo là nhân vật Myaku-Myaku ở một mặt và logo của EXPO ở mặt còn lại. Đồng xu này có thể mua với cùng mệnh giá tại các ngân hàng và bưu điện trên toàn quốc.
-
Tài chính & Ngân hàng
Nhật Bản: Thặng dư tài khoản vãng lai đạt mức cao kỷ lục
21:54' - 08/04/2025
Thặng dư tài khoản vãng lai của nước này trong tháng 2/2025 đã tăng 48,4% so với cùng kỳ năm ngoái lên 4.060 tỷ yen.
-
Tài chính & Ngân hàng
Thị trường tài chính kỳ vọng vào khả năng chấm dứt xung đột Nga - Ukraine
20:35' - 08/04/2025
Các tín hiệu từ thị trường tài chính đang phản ánh kỳ vọng gia tăng về khả năng đạt được một thỏa thuận hòa bình tại Ukraine.
-
Tài chính & Ngân hàng
Cuộc chiến thuế quan đẩy Trung Quốc vào lựa chọn khó về tỷ giá đồng NDT
15:02' - 08/04/2025
Cuộc chiến thuế quan căng thẳng hơn bao giờ hết đang đặt Trung Quốc vào thế tiến thoái lưỡng nan: tiếp tục kiểm soát chặt tỷ giá đồng NDT hay để yếu đi nhằm giảm tác động từ loạt thuế quan mới của Mỹ.
-
Tài chính & Ngân hàng
Rupiah rớt giá kỷ lục, Ngân hàng Trung ương Indonesia cam kết can thiệp quyết liệt
09:14' - 08/04/2025
Hội đồng thống đốc ngân hàng trung ương Indonesia đã nhất trí can thiệp vào các thị trường nước ngoài ở châu Á, châu Âu và New York (Mỹ) để ổn định đồng nội tệ.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng trung ương Trung Quốc tăng dự trữ vàng tháng thứ 5 liên tiếp
14:27' - 07/04/2025
Theo trang tin hkcna.hk, trang web của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC, ngân hàng trung ương) ngày 7/4 đã cập nhật dữ liệu tài sản dự trữ chính thức.