Nông sản an toàn: Không để "vàng thau lẫn lộn"
Trong thời gian qua, Hà Nội đã có nhiều chuyển biến trong việc quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm, nhưng trên thực tế cũng mới chỉ kiểm soát được 30% sản phẩm là có nguồn gốc xuất xứ.
Chính vì vậy, nông sản được sản xuất bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ… đang bị đánh đồng với sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không an toàn.
Theo số liệu điều tra của Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội, hiện trạng phân phối, tiêu thụ rau trên địa bàn thành phố có 6 hình thức chính: Bán rau trực tiếp cho các siêu thị chiếm khoảng 1,5% tổng sản lượng; cửa hàng phân phối bán lẻ rau an toàn chiếm 1,5%; giao theo hợp đồng (nhà hàng, bếp ăn công nhân, trường học,...) chiếm 1,8%; các thương lái thu gom chiếm 12,6%; người sản xuất tự bán tại các chợ bán lẻ (chợ dân sinh) chiếm 26,8%, tỷ lệ tiêu thụ thông qua hợp đồng với hợp tác xã, doanh nghiệp còn rất ít; bán buôn tại các chợ đầu mối chiếm 55,8%. Như vậy, chợ đầu mối vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc tiêu thụ chính nông sản cho người nông dân. Tuy nhiên hoạt động buôn bán, tiêu thụ tại các chợ này bị thương lái chi phối cả về giá cũng như nguồn cung dẫn đến việc kiểm soát nguồn gốc xuất xứ gần như bỏ ngỏ. Theo Công ty cổ phần Rau an toàn Hà Nội, nông sản an toàn đang bị đánh đồng với sản phẩm không an toàn khiến việc tiêu thụ và truy xuất nguồn gốc sản phẩm càng trở nên khó khăn. Các cơ quan chức năng chưa phát huy được vai trò của mình trong quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm tại các chợ đầu mối. Bà Trần Thị Phương Lan, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, hiện nay tỷ lệ truy xuất nguồn gốc còn thấp, chỉ đạt 30%, nên chưa tạo được niềm tin cho người tiêu dùng về nông sản an toàn. Bên cạnh đó, việc tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp còn yếu. Trong khi đó, phần lớn các hộ nông dân chỉ quan tâm đến sản xuất và bán trực tiếp ngay cho thương lái mà chưa nghĩ đến làm thế nào để tiêu thụ sản phẩm một cách bền vững. Chính vì vậy, nhiều sản phẩm nông sản chưa đáp ứng được các điều kiện, tiêu chuẩn để đưa vào các kênh phân phối hiện đại, hay xuất khẩu. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng được mùa rớt giá; giá cả không ổn định hầu hết phụ thuộc vào định giá của thương lái; đồng thời do không kiểm soát được nguồn gốc xuất xứ, chất lượng nông sản nên dẫn đến tình trạng "vàng thau lẫn lộn". Bên cạnh đó, vẫn còn không ít hộ nông dân, hợp tác xã vẫn chạy theo lợi nhuận nên chưa nhận thức được chỉ có sản xuất các sản phẩm an toàn, ứng dụng khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, thì mới nâng cao sức cạnh tranh, hạ giá thành, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm… Bà Vũ Thị Hậu, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Nhất Nam (quản lý hệ thống siêu thị Fivimart) cho hay, mặc dù siêu thị đã có quy định rõ ràng với hàng hóa đưa vào hệ thống siêu thị, nhưng vẫn còn không ít doanh nghiệp, hợp tác xã không có đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc, chất lượng hàng hóa. Đây là một trong những nguyên nhân khiến việc đưa sản phẩm nông sản vào hệ thống bán lẻ hiện đại không dễ dàng. Trong khi đó, ở góc độ người sản xuất, đại diện hợp tác xã sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, nông nghiệp xã Văn Đức (huyện Gia Lâm) cho biết, việc đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp lợi nhuận thấp nhưng rủi ro nhiều, nên vẫn còn ít doanh nghiệp dám mạnh dạn đầu tư do ảnh hưởng của yếu tố thời tiết. Để tháo gỡ khó khăn cho ngành nông nghiệp, ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội cho rằng, Hà Nội cần tập trung chỉ đạo sản xuất nông sản bền vững theo quy hoạch, khuyến khích đầu tư cho nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất sản phẩm nông nghiệp có lợi thế cạnh tranh gắn với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, hỗ trợ đào tạo nông dân về thị trường, kỹ thuật, sản xuất các sản phẩm phù hợp mẫu mã, thị hiếu người tiêu dùng, xây dựng thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm; kết nối các đơn vị phân phối với các hộ sản xuất… Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Sửu cho biết, thành phố sẽ triển khai nhiều giải pháp đồng bộ; trong đó tập trung chỉ đạo sản xuất nông sản bền vững theo quy hoạch; công khai phát triển vùng/khu vực nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất nông nghiệp ổn định lâu dài, sản phẩm nông nghiệp có lợi thế cạnh tranh gắn với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng của thành phố và vùng Thủ đô. Theo đó, Hà Nội sẽ đẩy mạnh xây dựng và phát triển các chuỗi liên kết sản xuất, nhất là xây dựng và phát triển các chuỗi sản xuất có chứng nhận VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ… Song song đó, Hà Nội cũng sẽ chuẩn hóa quy trình sản xuất cho các chuỗi để tạo ra các sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng các tiêu chí về an toàn vệ sinh thực phẩm, xuất khẩu.../.>>> Cơ hội lớn để các hợp tác xã quảng bá thương hiệu, kết nối giao thương
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Đẩy mạnh tiêu thụ nông sản: Phát triển mô hình liên kết doanh nghiệp và hợp tác xã
08:38' - 16/05/2018
Không chỉ mới đây các hộ nông dân liên tục bán tháo bí đỏ, dưa hấu vì thương lái ngừng mua, mà tình trạng nông sản được mùa mất giá, cung vượt quá cầu đã liên tục diễn ra trong nhiều năm qua.
-
Kinh tế Việt Nam
Nông sản Việt bao giờ hết… phải “giải cứu”?
18:15' - 15/05/2018
Một lần nữa, câu hỏi “nông sản Việt bao giờ hết giải cứu?”, vấn đề giải quyết đầu ra ổn định cho nông sản lại được dư luận quan tâm.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Yếu tố then chốt để tăng xuất khẩu trái cây
10:53'
Xuất khẩu rau quả của Việt Nam đang gặp không ít khó khăn, đặc biệt là sầu riêng khi Trung Quốc siết chặt kiểm tra chất lượng sản phẩm nhập khẩu, EU tăng tần suất kiểm tra tại biên giới lên 20%.
-
Hàng hoá
Chỉ số MXV-Index về mức thấp nhất kể từ tháng 9 năm ngoái
09:43'
Áp lực giảm giá hàng hóa đến từ lo ngại về chính sách thuế mới của Mỹ khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố không đạt thỏa thuận thương mại với Trung Quốc nếu không giải quyết được thâm hụt thương mại.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới giảm xuống mức thấp của gần 4 năm
08:08'
Phiên giao dịch này đã ghi nhận sự biến động mạnh khi giá có lúc giảm hơn 3 USD/thùng, nhưng sau đó lại tăng hơn 1 USD/thùng sau khi có thông tin cho rằng Mỹ đang xem xét tạm dừng áp thuế 90 ngày.
-
Hàng hoá
Cục Thống kê: Nguồn cung thịt lợn sẽ đáp ứng tiêu dùng
20:53' - 07/04/2025
Vừa qua, có thời điểm giá thịt lợn biến động, tăng mạnh nhất là đầu tháng 3, nhưng sau đó đã chững lại và giảm dần.
-
Hàng hoá
Lo ngại suy thoái đẩy giá dầu tiếp tục lao dốc
17:53' - 07/04/2025
Dầu mỏ, khí đốt và các sản phẩm tinh chế được miễn trừ khỏi các mức thuế mới của ông Trump, nhưng các chính sách này có thể gây ra lạm phát.
-
Hàng hoá
Giá dầu tiếp tục lao dốc do lo ngại chiến tranh thương mại toàn cầu
11:23' - 07/04/2025
Giá dầu Brent tương lai giảm 2,28 USD (tương đương 3,5%) xuống còn 63,30 USD/thùng, trong khi giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) mất 2,20 USD (3,6%) xuống 59,79 USD/thùng.
-
Hàng hoá
Mất thị trường Trung Quốc, nông sản Mỹ sẽ đi về đâu?
21:18' - 06/04/2025
Nông dân Mỹ đang phải đối mặt với nguy cơ mất thị trường xuất khẩu lớn nhất đối với nhiều loại nông sản sau khi Trung Quốc đáp trả các mức thuế của Mỹ.
-
Hàng hoá
Thị trường dầu mỏ cung vượt cầu
15:32' - 06/04/2025
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) vừa giáng một đòn mạnh vào những người kỳ vọng giá dầu tăng, khi công bố báo cáo cho thấy nguồn cung dầu thô đang vượt nhu cầu tới 600.000 thùng/ngày.
-
Hàng hoá
Thị trường nông sản: Giá gạo xuất khẩu tăng nhẹ
10:56' - 06/04/2025
Giá lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua tiếp tục tăng nhẹ và cũng với đó, giá gạo xuất khẩu Việt Nam cũng tăng nhẹ.