Nông sản Việt ra thị trường thế giới: Gia tăng hàng rào phi thuế quan
Riêng về EU, Tiến sĩ Ngô Xuân Nam đánh giá, đây là thị trường xuất khẩu tiềm năng cho nhiều loại nông lâm thủy sản Việt Nam thời gian tới nhờ quy mô thị trường hơn 500 triệu dân và nhu cầu tiêu dùng nông sản, thực phẩm ngày càng tăng cùng với cam kết cắt giảm hầu hết thuế quan trong lộ trình ngắn theo Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA). Tuy nhiên, đây cũng là một trong những thị trường khó tính nhất với những quy định về kiểm dịch động thực vật rất cao và kiểm soát chặt chẽ, đặc biệt với hàng nông lâm thủy sản.
Nhiều chuyên gia cũng nhận định, xu hướng của thị trường EU là tăng rào cản kỹ thuật khi giảm hàng rào thuế quan. Minh chứng là ngay sau khi EVFTA có hiệu lực, EU đã có thêm 3 thông báo liên quan đến các quy tắc đối với các cơ sở nuôi trồng và vận chuyển động vật thủy sản; quy định về yêu cầu sức khỏe động vật đối với các hoạt động di chuyển đối với động vật trên cạn và trứng ấp; quy tắc giám sát, chương trình loại trừ và tình trạng sạch bệnh đối với một số bệnh đã được liệt kê và bệnh mới nổi. Ngoài các quy định của chính quyền, thị trường EU còn đưa ra nhiều tiêu chuẩn, chứng nhận của các hiệp hội người tiêu dùng, tổ chức phi chính phủ, nhà bán lẻ mà doanh nghiệp muốn xuất khẩu phải tuân theo như tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm do Hiệp hội Bán lẻ Anh thiết lập (BRC), nuôi trồng thủy sản bền vững (ASC), thực hành sản xuất nông nghiệp tốt toàn cầu (GlobalGAP). Trong khi đó, thị trường tiêu thụ nông sản lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc cũng liên tục thay đổi chính sách nhập khẩu. Chỉ trong tháng 9/2020, Trung Quốc có tới 9 thông báo liên quan đến điều chỉnh tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, ghi nhãn hàng hóa của các mặt hàng khác nhau. Ông Nguyễn Quang Hiếu, Trưởng phòng Hợp tác quốc tế và Truyền thông Cục Bảo vệ Thực vật cho biết, Trung Quốc đang ngày càng siết chặt thương mại nông sản theo hình thức trao đổi biên mậu và nâng cao hàng rào về kiểm dịch thực vật, quy định ngày càng khắt khe hơn đối với nông sản nhập khẩu. Trước đây, hàng hóa nông sản Việt Nam xuất khẩu qua Trung Quốc khá dễ dàng, nhưng từ ngày 1/1/2019, Cục Giám sát kiểm dịch động thực vật thuộc Tổng cục Hải quan Trung Quốc chính thức áp dụng tiêu chuẩn quản lý chất lượng và nguồn gốc hàng hóa nông sản xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc. Đối với thủy sản, Trung Quốc không chỉ áp dụng cơ chế đàm phán mở cửa cho sản phẩm mà còn thực hiện cấp phép cho từng doanh nghiệp xuất khẩu. Theo thỏa thuận, nếu có thêm doanh nghiệp muốn xuất khẩu thủy sản vào Trung Quốc thì hằng quý, phía Việt Nam gửi văn bản đề nghị bổ sung để Trung Quốc xem xét đưa vào danh sách doanh nghiệp được phép xuất khẩu thủy sản vào thị trường này. Trong khi đó, với các loại trái cây xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc phải được cấp chứng thư xuất khẩu và chứng chỉ vùng trồng cùng nhiều quy định về cơ sở đóng gói, nhãn mác… Ông Đặng Phúc Nguyên, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho biết, trái cây Việt Nam xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc hiện có 9 loại, gồm: thanh long, dưa hấu, vải, nhãn, chuối, xoài, mít, chôm chôm, măng cụt tất cả đều đã qua quy trình đánh giá, cấp chứng thư xuất khẩu của phái Trung Quốc. Tuy nhiên, mới đây Trung Quốc đã yêu cầu rà soát, ký lại chứng thư xuất khẩu đối với 8 loại trái cây, trừ trái măng cụt với các yêu cầu về kỹ thuật cao hơn với trước đây. Ở góc độ doanh nghiệp, ông Võ Quan Huy, Giám đốc Công ty TNHH Huy Long An, chia sẻ, Trung Quốc lâu nay vốn được đánh giá là thị trường dễ tính nhưng hiện đang ngày càng khắt khe hơn. Từ chỗ nhập khẩu biên mậu khá dễ dàng, hiện nay Trung Quốc đã yêu cầu mã số vùng trồng, cơ sở nhà máy đóng gói đối với trái cây tươi nhập khẩu. Thêm vào đó, từ đầu năm 2020 đến nay, Trung Quốc đã chuyển hình thức từ kiểm dịch tại kho sang kiểm dịch tại cảng đã làm tăng khả năng hư hỏng các loại trái cây tươi thêm 5-7%, đặc biệt là quả chuối do mất nhiệt, trầy xước. Việc thay đổi địa điểm kiểm dịch còn khiến doanh nghiệp phải tốn thêm thời gian, chi phí bốc xếp. *Không ít nông sản Việt vướng rào Với việc gia tăng hàng rào kỹ thuật ở nhiều thị trường xuất khẩu quan trọng, không ít hàng hóa nông sản Việt Nam đã “vướng” rào, bị cảnh báo, trả hàng thậm chí bị ngừng xuất khẩu để đánh giá lại. Tiến sĩ Ngô Xuân Nam thông tin, trong năm 2019, có 77 lô hàng nông lâm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam bị hệ thống cảnh báo RASFF Window của EU đưa ra cảnh báo hoặc trả về do vi phạm các điều kiện an toàn thực phẩm, chứa các chất cấm, hóa chất, thuốc kháng sinh, kim loại nặng vượt quá giới hạn cho phép. Mức độ vi phạm càng nhiều thì EU sẽ càng siết chặt hơn việc kiểm soát, điển hình là tăng tần suất lấy mẫu kiểm tra, việc này sẽ làm tốn thời gian và chi phí cho doanh nghiệp, do đó giảm năng lực cạnh tranh. Trong khi đó, ông Nguyễn Quang Hiếu cho biết, đến tháng 6/2020, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã thông báo cho cơ quan kiểm dịch thực vật Việt Nam về 220 lô xoài xuất khẩu sang Trung Quốc vi phạm quy định về kiểm dịch thực vật với nhiều nguyên nhân khác nhau. Phía Trung Quốc yêu cầu tạm ngưng xuất khẩu xoài từ các vùng trồng và cơ sở đóng gói có liên quan để phối hợp tiến hành điều tra nguyên nhân, đề xuất biện pháp khắc phục và nâng cao trong việc quản lý. Theo ông Hiếu, dù diện tích vùng trồng trái cây được cấp mã số cho xuất khẩu vào Trung Quốc mới đạt là 185.196ha, chiếm 17,3% tổng diện tích cây ăn quả cả nước. Tuy nhiên việc quản lý các mã số tại địa phương còn lỏng lẻo, chưa có kế hoạch và chương trình kiểm tra giám sát đối với các mã số đã cấp; chưa có sự liên kết giữa đơn vị được cấp mã với các cơ quan quản lý ở địa phương, trung ương để kiểm soát chặt chẽ hàng hóa xuất khẩu. "Chính vì vậy, đã xuất hiện tình trạng các doanh nghiệp sử dụng không đúng mã số, “mượn” mã số của nhau để xuất khẩu. Điều này không những gây ảnh hưởng đến uy tín của xoài Việt Nam xuất khẩu mà còn trực tiếp ảnh hưởng đến các đơn vị chủ sở hữu mã số.", ông Nguyễn Quang Hiếu lý giải. Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Anh Thu, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội phân tích, xuất khẩu các mặt hàng nông lâm và thủy sản đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất mà nông sản Việt Nam gặp phải là các hàng rào phi thuế quan, đặc biệt là các quy định về kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm. Thực tế trong những năm gần đây, số trường hợp hàng hóa nông sản thực phẩm Việt Nam bị từ chối nhập khẩu luôn ở mức tương đối cao. Cụ thể, trong năm 2019 có 101 trường hợp bị từ chối nhập khẩu vào Nhật Bản và 65 trường hợp bị từ chối nhập khẩu vào EU, 226 trường hợp nông sản thực phẩm Việt Nam bị từ chối nhập khẩu vào Mỹ. Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Anh Thu, so với các quốc gia xuất khẩu nông sản khác thì số trường hợp bị từ chối của hàng hóa nông sản thực phẩm của Việt Nam ở mức khá cao, đặc biệt là tại thị trường Mỹ. Điều này cùng dễ hiểu khi Mỹ được coi là một trong những quốc gia có mức độ bảo hộ sản xuất nông nghiệp cao hàng đầu thế giới. Hầu hết hàng nông sản nhập khẩu vào Mỹ đều chịu sự điều chỉnh bởi các biện pháp phi thuế quan, cụ thể là những quy định khắt khe về chất lượng, quy trình và phương pháp trồng, thu hoạch, bảo quản, sơ chế, chế biến, đóng gói. Tính bình quân, một mặt hàng nông sản nhập khẩu vào thị trường này chịu ảnh hưởng của 15 biện pháp phi thuế. Đối với các thị trường khác, nguyên nhân bị từ chối chủ yếu là do hàng hóa nông sản Việt Nam không đáp ứng được các tiêu chuẩn về thành phần, dư lượng các chất cấm vượt mức cho phép hoặc quá trình đóng gói, vận chuyển không đảm bảo ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa.Bài cuối: Nâng cao năng lực thích ứngTin liên quan
-
Thị trường
Khai mạc Tuần lễ nông sản Lào Cai tại Hà Nội
13:59' - 21/11/2020
Từ ngày 21/11 đến 25/11 tại Trung tâm thương mại Big C Thăng Long sẽ diễn ra "Tuần lễ quýt Mường Khương và các sản phẩm nông nghiệp tỉnh Lào Cai".
-
Kinh tế Việt Nam
Doanh nhân Việt kiều có thể giúp nông sản Việt lan tỏa ở thị trường Mỹ
16:47' - 12/11/2020
Việc có hệ thống mạng lưới doanh nhân kiều bào ở hầu hết các bang của Hoa Kỳ là một lợi thế giúp hàng hóa Việt Nam lan tỏa rộng khắp.
-
Hàng hoá
5 nhóm hàng nông sản có thể không nằm trong danh sách cắt giảm thuế của RCEP
09:03' - 12/11/2020
Gạo, thịt bò và thịt lợn, lúa mỳ, các sản phẩm làm từ sữa, và các nguyên liệu để chế biến đường có thể sẽ không nằm trong danh sách cắt giảm hoặc bãi bỏ thuế của RCEP.
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán RCEP: Nhật Bản sẽ không miễn giảm thuế cho các nông sản chủ chốt
17:26' - 10/11/2020
Theo dự thảo Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), Nhật Bản sẽ không miễn giảm thuế cho các mặt hàng nông sản chủ chốt như gạo và lúa mỳ.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thị trường nông sản: Xuất khẩu gạo đã vượt 8 triệu tấn
17:25'
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, đến 15/11, xuất khẩu gạo Việt Nam đã đạt 8,05 triệu tấn với trị giá 5,05 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng thống Bulgaria đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam
16:21'
Đây là chuyến thăm đầu tiên sau 11 năm của Tổng thống Bulgaria và cũng là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của ông Rumen Radev trên cương vị Tổng thống.
-
Kinh tế Việt Nam
Phối hợp giải đáp những vướng mắc về chính sách sản xuất nông nghiệp
13:26'
Ngày 24/11, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói”.
-
Kinh tế Việt Nam
Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49%
12:44'
Trong 11 tháng năm 2024, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Kiên Giang tăng 11,49% so cùng kỳ, đạt 94,3% kế hoạch năm với hơn 51.343 tỷ đồng.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng cơ chế thu hút đầu tư phát triển hệ thống cảng biển
10:55'
Nhằm tạo đột phá, phát huy lợi thế cạnh tranh khác biệt, thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Long An quyết tâm xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới
10:06'
Trong giai đoạn phát triển mới, tỉnh Quảng Nam tiếp tục phát huy các lợi thế cạnh tranh để thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, hiện thực mục tiêu vươn mình trong kỷ nguyên mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Triển vọng ngành bán dẫn nơi “thủ phủ” công nghiệp
08:50'
Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo hướng ít đất, ít sử dụng lao động nhưng hiệu quả kinh tế và công nghệ cao, tỉnh Bắc Ninh đang hội tụ các yếu tố để phát triển ngành bán dẫn.
-
Kinh tế Việt Nam
Hoàn thiện các tiêu chí để đưa Phú Mỹ lên quy mô thành phố
21:04' - 23/11/2024
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Việt Hùng đề nghị UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chú trọng quan tâm khắc phục những tiêu chí còn thiếu, đặc biệt là về phục vụ dân sinh đô thị.
-
Kinh tế Việt Nam
Cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước
19:21' - 23/11/2024
Một số đại biểu cho rằng cần làm rõ các khái niệm, phạm vi điều chỉnh, chính sách cần thể hiện, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các doanh nghiệp Nhà nước.