Nông sản Việt tìm đường thoát hiểm
Trong thời gian diễn ra dịch bệnh COVID-19, hoạt động giao thương tại các quốc gia đều bị ảnh hưởng và tạm ngừng. Điều này gây khó khăn không nhỏ cho việc kiểm tra hàng hóa trước khi xuất khẩu đi các thị trường, điển hình nhất hiện nay là các mặt hàng trái cây đi các thị trường khó tính.
Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng Giám đốc Công ty Vina T&T chia sẻ, ảnh hưởng dịch COVID-19 khiến sản lượng xuất khẩu trái cây của công ty giảm từ 20 - 30% so thời điểm trước dịch bệnh, chỉ đạt từ 100 đến 150 tấn/tuần. Sang tháng 8/2020, tình hình xuất khẩu càng khó khăn hơn. Từ ngày 7 - 21/8, do thiếu nhân viên kiểm dịch, Công ty T&T không thể xuất khẩu trái cây sang Hoa Kỳ.Để giải quyết hàng tồn kho, T&T đã phải chuyển hướng xuất khẩu sang thị trường đệm như Australia, Canada, mặc dù T&T đã đáp ứng đủ các đơn đặt hàng của các thị trường này. Do đó, T&T phải chấp nhận giảm giá để có thể tăng sản lượng tiêu thụ, giải quyết được nguồn hàng tồn kho, tránh tình trạng giảm chất lượng hàng hóa, dẫn đến giảm giá trị, ảnh hưởng đến uy tín của nông sản Việt Nam. Đồng cảnh ngộ ách tắc hàng hóa do thiếu thiết bị chiếu xạ, bà Ngô Tường Vy, Phó Giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu cho biết, Chánh Thu xuất khẩu chủ yếu là sầu riêng, nhãn, thanh long, xoài... sang Hoa Kỳ. Sản lượng xuất khẩu bình quân mỗi tuần khoảng 200 tấn; trong đó, khoảng 70 tấn là sầu riêng, 30 - 70 tấn nhãn, xoài, còn lại là các loại trái cây khác. Tại thời điểm không thể xuất khẩu trái cây sang Hoa Kỳ do vấn đề chiếu xạ, các loại trái cây như nhãn, xoài đã gặp khó trong việc tiêu thụ. Lượng hàng không thể xuất được của công ty ước khoảng 150 tấn, đã phải hạ giá bán, thậm chí bán lỗ để tiêu thụ sản phẩm. Theo ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, hiện nay, việc chiếu xạ trái cây xuất khẩu sang Hoa Kỳ chỉ do một công ty tại Tp. Hồ Chí Minh đảm nhận. Điều này gây ra nhiều bất cập. Các mặt hàng trái cây ở miền Bắc như nhãn, xoài muốn xuất khẩu sang Hoa Kỳ phải vận chuyển vào Tp. Hồ Chí Minh để chiếu xạ. Như vậy, doanh nghiệp tốn thêm chi phí vận chuyển, bảo quản, lưu kho… ảnh hưởng tới tính cạnh tranh sản phẩm.Ngoài ra, việc có duy nhất một nhà máy chiếu xạ hoạt động chưa tạo được sự cạnh tranh về giá. Trong khi đó, ở các quốc gia khác như Thái Lan, có từ 3 - 4 nhà máy nên giá chiếu xạ rất cạnh tranh. Ngoài Hoa Kỳ, một số thị trường khác như Australia, New Zealand cũng yêu cầu chiếu xạ trước khi xuất khẩu. Do đó, việc thiếu nhà máy chiếu xạ sản phẩm trái cây phục vụ cho xuất khẩu hiện nay, đặc biệt là trong giai đoạn ứng phó dịch bệnh đã trở thành nguyên nhân gây ách tắc hàng hóa, mặc dù nhu cầu của thị trường nhập khẩu vẫn tăng, nguồn cung hàng hóa sạch trong nước vẫn dồi dào. Do đó, Hiệp hội Rau quả Việt Nam cùng các doanh nghiệp sản xuất, chế biến trái cây xuất khẩu Việt Nam đã kiến nghị lên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cân nhắc nhu cầu thị trường, mở thêm các nhà máy chiếu xạ, hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây lưu thông hàng hóa, khi nhu cầu thị trường vẫn tăng cao dù trong giai đoạn ứng phó dịch bệnh COVID-19.Ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) và Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) đang có kế hoạch mở rộng dịch vụ áp dụng chiếu xạ thực phẩm bởi công nghệ này giúp giảm tổn thất thực phẩm do hư hỏng và tạo thuận lợi cho xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp.
Hiện tại, các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây phải đưa thực phẩm đến cơ sở chiếu xạ nhưng trong tương lai, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế và Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc cố gắng để có thể đưa thiết bị chiếu xạ thực phẩm trở thành một phần trong quá trình vận hành thông thường. Ông Carl Blackburn, chuyên gia chiếu xạ thực phẩm thuộc Chương trình Phối hợp FAO/IAEA về các kỹ thuật hạt nhân trong thực phẩm và nông nghiệp cho biết, thiết bị chiếu xạ di động sử dụng chùm tia điện tử như vậy có kích thước bằng một chiếc ô tô nhỏ và đang được thử nghiệm để chiếu xạ gia vị ở một số quốc gia. Trong khi khó khăn về thiết bị chiếu xạ đang có hướng giải quyết thì khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cũng đang tập trung các giải pháp đưa các mặt hàng nông vươn ra nhiều thị trường lớn. Thủy sản, cây ăn quả và cây lúa là 3 mặt hàng chủ lực được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa vào quy hoạch là sản phẩm chủ lực phát triển vùng. Ngay từ năm 2016, trước diễn biến hạn hán, xâm nhập mặn được các chuyên gia biến đổi khí hậu đánh giá là khốc liệt nhất trong lịch sử 100 năm tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo các địa phương nơi đây phải có quy hoạch cụ thể từng vùng sản xuất, phù hợp với diễn biến biến đổi khí hậu toàn cầu, lượng mưa thay đổi bất thường trong thời điểm từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau. Chính vì điều này, 13 tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã liên kết thực hiện quy hoạch sản xuất nông sản sao cho hiệu quả và phù hợp với điều kiện khí hậu, đủ năng lực đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thế giới khó tính, đưa nhu cầu tiêu dùng trong nước cao hơn so với trước đây. Cho đến nay, các sản phẩm nông sản sạch, hữu cơ như: trái cây, lúa gạo… đã được sản xuất ngày càng nhiều hơn. Cụ thể, gạo Việt Nam xuất khẩu ra thị trường thế giới hiện nay chạm mức cao nhất trong 9 năm qua. Ông Phạm Thái Bình, Giám đốc Công ty Nông nghiệp công nghệ cao Trung An (Cần Thơ) nhận xét, dịch bệnh COVID-19 không gây cản trở đối với xuất khẩu gạo và các mặt hàng nông sản của Việt Nam. Cũng chính dịch bệnh xảy ra và vẫn còn trong tình trạng ứng phó, khống chế tại các quốc gia, nên nhu cầu dự trữ lương thực, nông sản của người tiêu dùng thế giới ngày càng cao.Thêm vào đó, gạo Việt Nam được đầu tư, nghiên cứu sản xuất ngày càng ngon hơn, thơm hơn nên được ưu tiên lựa chọn trong thời gian qua. Gạo Việt Nam không còn là nơi cung cấp gạo giá rẻ mà có đủ khả năng cung ứng chủng loại gạo cao cấp cho nhiều thị trường, kể cả các thị trường khó tính hàng đầu thế giới như Hàn Quốc, châu Âu...
Không riêng sản phẩm gạo, các doanh nghiệp vẫn đang nỗ lực đưa mặt hàng trái cây vươn ra thị trường thế giới, các sản phẩm thủy sản tại Đồng bằng sông Cửu Long vẫn đang khẳng định vị thế trước biến động dịch bệnh toàn cầu. Như vậy, có thể thấy, dù khó khăn, nhưng các sản phẩm nông nghiệp tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long vẫn không ngừng nỗ lực vươn lên cả chất lượng và giá trị./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Cam và nông sản Hưng Yên được tiêu thụ mạnh tại Hà Nội
18:16' - 12/12/2020
Tuần lễ cam và nông sản Hưng Yên (diễn ra từ ngày 11/12 - 16/12) tại Trung tâm Xúc tiến thương mại và nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã thu hút hàng nghìn lượt khách mỗi ngày.
-
Kinh tế Thế giới
Xuất khẩu nông sản của Australia thiệt hại gần 2,5 tỷ USD
14:06' - 07/12/2020
Xuất khẩu nông sản của Australia đã bị thiệt hại 3,5 tỷ AUD (2,45 tỷ USD) trong năm nay do căng thẳng thương mại với Trung Quốc leo thang và tình trạng đóng cửa biên giới trên toàn cầu.
-
Kinh tế Việt Nam
Tìm hướng tăng chuỗi giá trị cung ứng nông sản Nam Trung bộ và Tây Nguyên
16:08' - 04/12/2020
Sáng 4/12, Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp do Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai tổ chức tại thị xã An Khê (Gia Lai).
-
Thị trường
Nhật Bản hỗ trợ 27 mặt hàng nông sản xuất khẩu
10:13' - 02/12/2020
Nhật Bản vừa thông qua chiến lược thúc đẩy xuất khẩu thực phẩm, nông sản và hải sản nhằm thực hiện mục tiêu tăng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này lên 5.000 tỷ yen (47,8 tỷ USD) vào năm 2030.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Củng cố nền tảng vững chắc lâu dài cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt Nam - Malaysia
17:09'
Nhân dịp này, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung đã trả lời phỏng vấn về kết quả chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Malaysia.
-
Kinh tế Việt Nam
Ổn định môi trường pháp lý cho việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp
16:07'
Thực tế cho thấy, pháp luật hiện hành chưa tách bạch, phân định rõ chức năng giữa các cơ quan quản lý nhà nước, đại diện chủ sở hữu vốn và doanh nghiệp đang sử dụng vốn nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển công nghiệp công nghệ số
16:03'
Nhiều ý kiến cho rằng, công nghệ số đang trở thành xu thế mới và ngành kinh tế đóng góp lớn vào kinh tế đất nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Hiến kế cho Vĩnh Phúc trong thực hiện xanh hóa kinh tế
15:04'
Ngày 23/11, UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị “Chuyển đổi xanh - nhận thức và hành động vì một tương lai Vĩnh Phúc phát triển bền vững”.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá cao sự đóng góp của các doanh nghiệp trong hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại Việt Nam - Malaysia
13:39'
Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam luôn coi trọng, hoan nghênh các doanh nghiệp của Malaysia đầu tư, làm ăn lâu dài tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ khai trương đường bay Hà Nội – Kuala Lumpur
13:38'
Việc mở đường bay mới diễn ra trong bối cảnh Việt Nam và Malaysia nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện, mở ra cơ hội hợp tác và phát triển mới.
-
Kinh tế Việt Nam
Sắp xếp, cơ cấu lại vốn đầu tư của Nhà nước tại doanh nghiệp
11:13'
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng 23/11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam-Bulgaria: Hướng tới tầm cao mới trong hợp tác thương mại
09:48'
Việt Nam - Bulgaria là hai quốc gia có quan hệ truyền thống lâu đời. Từ những năm 1950, Bulgaria là một trong 10 nước đầu tiên trên thế giới công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố báo cáo kết quả rà soát, cắt giảm thủ tục kinh doanh ngành công thương
09:12'
Bộ Công Thương vừa công bố báo cáo kết quả rà soát, kiến nghị phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ năm 2025.