"Nốt trầm" của ngành hàng không thế giới trước sóng gió từ Trung Quốc
Theo giới quan sát, tốc độ tăng trưởng nhu cầu hàng không mạnh mẽ của Trung Quốc đã giúp thúc đẩy sự bùng nổ của ngành hàng không toàn cầu trong suốt thập kỷ qua.
Nhưng việc quốc gia này hạn chế người dân di chuyển bởi dịch viêm phổi cấp do chủng virus corona mới gây ra có thể tác động mạnh tới đà tăng trưởng của ngành công nghiệp này hơn bao giờ hết. *Nhanh chóng điều chỉnh hoạt động vì dịch bệnhTính đến hiện tại, đã có khoảng 16 hãng hàng không tạm ngừng hoặc hạn chế các tuyến bay tới Trung Quốc. Trong số này hầu hết là các hãng hàng không châu Âu và Mỹ, bên cạnh một số hãng hàng không châu Á. Một số cái tên nổi bật bao gồm United Airlines (Mỹ), American Airlines (Mỹ), Air Canada (Canada), Cathay Pacific (Hong Kong, Trung Quốc), Lufthansa (Đức) và Finnair (Phần Lan). Phần lớn những hãng này đều ngừng hoặc hủy hoàn toàn các chuyến bay đến Trung Quốc cho tới khi virus corona gây dịch viêm phổi cấp được kiểm soát. Một số hãng hàng không thậm chí đã hủy các chuyến bay cho đến cuối tháng Ba.Bắc Kinh và Thượng Hải là một trong những thành phố bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Một số hãng hàng không cũng cắt dịch vụ bay tới Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc).
Thông tin về dịch bệnh tại Trung Quốc được đưa ra trong bối cảnh lợi nhuận tại nhiều hãng hàng không vẫn còn khá thấp, tăng trưởng kinh tế toàn cầu mong manh do tác động từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.Cũng có những lo ngại rằng sự trở lại bầu trời của máy bay Boeing 737 MAX (dự kiến vào giữa năm nay) có thể dẫn đến tình trạng dư thừa công suất và đẩy giá vé xuống.
Nhưng hơn hết, Trung Quốc là thị trường du lịch quốc tế lớn nhất thế giới và là thị trường hàng không nội địa lớn thứ hai toàn cầu. Theo các nhà phân tích, virus này dường như là mối đe dọa dịch tễ lớn nhất đối với ngành hàng không kể từ khi dịch SARS bùng phát hồi năm 2002-2003.Vào lúc cao điểm dịch hồi tháng 4/2003, SARS đã khiến nhu cầu về dịch vụ di chuyển đường không của các hành khách châu Á giảm tới 45%.
*10 năm “thăng hoa” của ngành hàng không sắp tới hồi kết? Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) cho biết ngành công nghiệp hàng không toàn cầu đã làm ăn có lãi trong suốt 10 năm qua.So với hồi năm 2003 IATA nhận định các hãng hàng không đang có "thể trạng" tài chính mạnh hơn, nhưng họ cũng phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc.
Quốc gia này chiếm khoảng 25% doanh số toàn cầu của các nhà sản xuất máy bay Airbus và Boeing. Số liệu của IATA cho biết so với một thập kỷ trước, mỗi năm đã có thêm khoảng 450 triệu lượt hành khách bay đến, từ và trong nội địa Trung Quốc. Điều này đồng nghĩa nếu dịch bệnh lan rộng và kéo dài, các hãng hàng không quốc tế lẫn nội địa Trung Quốc đều sẽ chịu thiệt hại khá lớn. Đối với các hãng hàng không Trung Quốc, tác động của dịch viêm phổi cấp do virus corona mới đã nhanh chóng hiện hữu. Vào ngày thứ Tư (29/1), số liệu của FlightRadar24 cho thấy 23% chuyến bay từ sân bay quốc tế Hồng Kiều Thượng Hải đã bị hủy, cao hơn so với mức 8% tại sân bay quốc tế Phố Đông Thượng Hải. Tính chung, gần 9% các chuyến bay nội địa và quốc tế của Trung Quốc đã không được cất cánh như dự kiến từ ngày 23 – 27/1, theo công ty theo dõi dữ liệu hàng không Cirium. Ngoài Vũ Hán, các sân bay bị ảnh hưởng nặng nhất là Bắc Kinh, Quảng Châu và Thượng Hải . Ông Mike Boyd, người đứng đầu công ty tư vấn hàng không Boyd Group International có trụ sở tại Mỹ, cho biết ông từng dự báo lưu lượng qua sân bay ở Trung Quốc sẽ tăng 8,1% trong năm 2020. Nhưng ông đã điều chỉnh con số trên xuống còn một nửa. Các hãng hàng không của Mỹ và châu Âu có mức độ tiếp xúc tương đối ít hơn so với các hãng đối thủ châu Á. Theo các nhà phân tích tại Cowen, một ngân hàng đầu tư độc lập, doanh thu từ những chuyến bay đến Trung Quốc chỉ chiếm từ 2-6% tổng doanh thu ước tính tại các hãng hàng không Mỹ như United Airlines, Delta Air Lines Inc và American Airlines Group, mặc dù các hãng vẫn lo ngại virus corona sẽ không được kiểm soát tại Trung Quốc. Còn đối với những hãng hàng không châu Âu, Lufthansa của Đức và liên doanh Air France-KLM của Pháp với Hà Lan dự kiến sẽ chịu thiệt hại lớn nhất từ sự sụt giảm các chuyến bay tới Trung Quốc.Dữ liệu của ngân hàng đầu tư UBS cho thấy 7% công suất bay của cả hai hãng hàng không trên đều phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc so với mức 3% của IAG – công ty mẹ của British Airways.
Song Cơ quan xếp hạng S&P Global cho biết ngành hàng không đã chứng minh khả năng phục hồi trước những "cú sốc" trong quá khứ.Tuy nhiên, tác động đối với các hãng hàng không và các nhà khai thác hàng không khác tại châu Á-Thái Bình Dương sẽ phụ thuộc vào quy mô và mức độ lây lan của virus corona bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc.
IATA cũng nhấn mạnh rằng trong lịch sử, hoạt động vận tải hàng không đã trở lại bình thường sau những giai đoạn lo ngại về vấn đề dịch bệnh. Trong trường hợp xảy ra Hội chứng viêm đường hô hấp cấp (SARS) hồi năm 2003, ngành hàng không thế giới chỉ mất chín tháng để phục hồi./.Tin liên quan
-
Ngân hàng
Dịch bệnh viêm phổi do virus corona: FED cảnh báo nguy cơ đối với kinh tế thế giới
13:17' - 30/01/2020
Chủ tịch FED cảnh báo nguy cơ gián đoạn hoạt động ở Trung Quốc và trên toàn cầu, đồng thời cho biết ngân hàng này đang theo dõi chặt chẽ tình hình.
-
Kinh tế & Xã hội
Phòng dịch bệnh do virus Corona cho hành khách đi tàu
13:05' - 30/01/2020
Đường sắt áp dụng nhiều biện pháp phòng dịch viêm phổi do virus Corona trên các chuyến tàu Bắc - Nam, Hà Nội - Lào Cai và tại một số bộ phận thường xuyên tiếp xúc với khách hàng ở các nhà ga lớn.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản thành lập nhóm đặc trách đối phó dịch viêm phổi do virus corona
12:30' - 30/01/2020
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 30/1, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định thành lập nhóm đặc trách để đối phó với dịch viêm phổi cấp do chủng virus corona mới (2019-nCoV) gây ra.
Tin cùng chuyên mục
-
Chuyển động DN
Nestlé Việt Nam khởi động chương trình “Biến Tấu Vạn Nguyên Liệu, Nấu Triệu Món Việt”
17:11' - 30/04/2025
Nestlé Việt Nam và Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam vừa khởi động Chương trình hợp tác năm 2025 của đề án “Biến tấu vạn nguyên liệu, nấu triệu món Việt”
-
Chuyển động DN
Boeing và các hãng hàng không “gánh” hậu quả do căng thẳng thương mại Mỹ-Trung
14:20' - 30/04/2025
Boeing cho biết một số khách hàng tại Trung Quốc đã thông báo không nhận máy bay mới do ảnh hưởng của thuế quan.
-
Chuyển động DN
Meta phát hành ứng dụng AI cạnh tranh với ChatGPT
10:08' - 30/04/2025
Ứng dụng mới này cũng thay thế Meta View làm ứng dụng đồng hành cho kính thông minh Ray-Ban Meta, cho phép các cuộc trò chuyện diễn ra trên nhiều thiết bị khác nhau.
-
Chuyển động DN
Hòa Phát cung cấp thép dự ứng lực cho dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh
10:07' - 30/04/2025
Thép dự ứng lực Hòa Phát chính thức được sử dụng làm vật liệu thi công trong gói thầu EPC thuộc giai đoạn 1 dự án cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh (Lạng Sơn – Cao Bằng).
-
Chuyển động DN
WinMart/WinMart+ chạm mốc 4.000 cửa hàng, tiếp tục phủ sóng thị trường bán lẻ nông thôn
10:48' - 29/04/2025
Với mục tiêu phục vụ gần 65 triệu dân số tại nông thôn, WinMart/WinMart+ đã chính thức khai trương cửa hàng thứ 4.000 tại huyện Chương Mỹ (Hà Nội).
-
Chuyển động DN
Temu tính thuế nhập khẩu vào hóa đơn bán hàng ở Mỹ
07:47' - 29/04/2025
Nhà bán lẻ trực tuyến Trung Quốc Temu, vốn nổi tiếng với mức giá cực thấp, đang đánh thuế nhập khẩu cao vào khách hàng Mỹ do cuộc chiến thương mại của Tổng thống Donald Trump.
-
Chuyển động DN
Nâng cao năng lực lãnh đạo, xây dựng Đảng bộ EVNNPT trong sạch, vững mạnh
15:24' - 28/04/2025
Trong hai ngày 27-28/4, tại Hà Nội đã diễn ra Đại hội đại biểu Đảng bộ Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025-2030.
-
Chuyển động DN
Wake-Up 247 hợp tác chiến lược với Manchester City tại Việt Nam
14:35' - 28/04/2025
Wake-Up 247 trở thành đối tác nước tăng lực chính thức của Câu lạc bộ (CLB) Manchester City tại Việt Nam trong giai đoạn 2025-2027.
-
Chuyển động DN
Đảm bảo điện phục vụ khai mạc Năm du lịch tỉnh Tuyên Quang 2025
11:36' - 28/04/2025
Công ty Điện lực Tuyên Quang đã triển khai phương án cấp điện chi tiết, không thực hiện cắt điện trên địa bàn trong thời gian diễn ra các hoạt động lễ hội (trừ trường hợp xử lý sự cố).