Nước biển dâng sẽ nhấn chìm nhiều quốc gia và thành phố
Các hòn đảo tại Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương được cho là đang đứng trước nguy cơ cao nhất. Các đảo quốc như Maldives hay Tuvalu sẽ không thể ở được vào năm 2050, hay đảo Kiribati bị dự báo sẽ hoàn toàn biến mất dưới mực nước biển vào năm 2100.
Không chỉ có các đảo, nhiều thành phố cũng đang bị đe dọa bởi nước biển dâng. Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đưa ra dự báo mực nước biển có thể dâng cao thêm tối đa là 2 mét vào năm 2100.
Kịch bản này nếu trở thành hiện thực, các thành phố nằm ở vùng thấp của châu Âu như Venice, Amsterdam hay Hamburg có thể biến mất hoàn toàn vào cuối thế kỷ 21.
Một nghiên cứu khác của Cơ quan Khí tượng và Đại dương Mỹ đưa ra viễn cảnh còn bi quan hơn khi cho rằng nước biển sẽ dâng cao thêm 3-5 mét vào năm 2200. Khi đó, danh sách các thành phố gặp nguy hiểm sẽ bao gồm cả New Orleans (Mỹ) hay Alexandria (Ai Cập).
Thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam được xác định là 1 trong 25 thành phố nằm trong các vùng ven biển có cao độ thấp và dễ bị tổn thương (LECZ). LECZ là các vùng tiếp giáp dọc theo bờ biển có cao độ thấp hơn 10mét trên mực nước biển.
Phóng viên TTXVN dẫn lời bà Martina Bachman, chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu Hệ thống Trái Đất và Bền vững (CEN) thuộc Đại học Hamburg (Đức), cho rằng nước biển dâng là một vấn đề trọng tâm của biến đổi khí hậu, do có thể gây ra những tác động sâu rộng đối với các nhóm dân cư.
Tiến sĩ Schwarzer Klaus của Viện nghiên cứu khoa học địa chất, trầm tích học, thềm lục địa và duyên hải thuộc đại học Kiel chỉ ra rằng hơn 40% dân số thế giới (tương đương khoảng 2,8 tỷ người) hiện đang sống trong phạm vi 100 km từ bờ biển. Xói mòn bờ biển, một tác động của nước biển dâng, đã và đang ảnh hưởng tới khoảng 30% dân số thế giới.
Tiến sĩ Athanasios Vafeidis, chuyên gia Khoa địa chất, vùng duyên hải và nước biển dâng thuộc Đại học Kiel, cảnh báo tốc độ nước biển dâng có xu thế tăng trong vòng 1 thập kỷ trở lại đây và gây ra các hậu quả nghiêm trọng, bao gồm ngập lụt gia tăng cả về mức độ và cường độ; xói mòn vùng duyên hải; xâm nhập mặn.
Trong bối cảnh dân số thế giới tiếp tục bùng nổ, con người cũng sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào các hoạt động khai thác biển, do đó, nước biển dâng cần nhân được sự quan tâm và chú ý đúng mức.
Theo các nhà khoa học, nước biển dâng là một hệ quả của biến đổi khí hậu, khi tình trạng ấm lên trên toàn cầu của khiến băng tan chảy tại hai vùng cực của Trái Đất.
>>>Nước biển dâng đe dọa một trong những khu bất động sản đắt nhất nước Mỹ
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
COP 23: Kiên định mục tiêu chống biến đổi khí hậu
17:10' - 19/11/2017
Sau 12 ngày làm việc tích cực, COP 23 đã đạt được nhận thức chung về hiểm họa từ biến đổi khí hậu, qua đó kêu gọi các nước cùng chung tay hành động.
-
Đời sống
Các khu nhà ổ chuột chịu thời tiết nóng nực hơn do biến đổi khí hậu
14:29' - 07/11/2017
Nhiệt độ trong các khu nhà ổ chuột với tường ẩm mốc và mái tôn cao hơn từ 2,7 độ C đến 5,5 độ C so với nhiệt độ ghi nhận được tại trạm khí tượng.
-
Bất động sản
Nước biển dâng đe dọa một trong những khu bất động sản đắt nhất nước Mỹ
14:32' - 21/09/2017
Giới chuyên gia cảnh báo nước biển dâng cao tại miền Nam bang Florida (Mỹ) có thể tạo tác động tiêu cực đến các bất động sản có giá trị lớn trong vùng, trong đó có một số khu đắt đỏ nhất nước Mỹ.
-
Đời sống
Mực nước biển dâng nhanh gấp đôi trong 25 năm qua
16:43' - 27/06/2017
Theo kết quả nghiên cứu của tổ chức khoa học Australia CSIRO được công bố ngày 27/6, tốc độ nước biển dâng trong hơn 25 năm qua đã tăng gấp 2 lần.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Gia Lai xử lý sự cố ô nhiễm môi trường biển
21:26' - 15/07/2025
Qua kiểm tra, điểm xả thải nằm trong phạm vi dự án chỉnh trang, mở rộng tuyến đường dọc bờ kè thôn Lý Chánh - Lý Hòa, do Phòng Kinh tế - Hạ tầng và Đô thị thành phố Quy Nhơn làm chủ đầu tư.
-
Đời sống
Quảng Ninh với mục tiêu tăng trưởng trên 14%: Thông thoáng, minh bạch môi trường đầu tư
16:14' - 15/07/2025
Quảng Ninh đang tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội; đặc biệt là tích cực thu hút đầu tư, khởi công các dự án đủ điều kiện, qua đó quyết tâm hoàn thành mục tiêu tăng trưởng trên 14%.
-
Đời sống
13 thí sinh đầu tiên được trúng tuyển thẳng vào Đại học Y dược TP.HCM
15:50' - 15/07/2025
Ngày 14/7, Đại học Y Dược TPHCM công bố danh sách 13 thí sinh trúng tuyển thẳng vào hệ Đại học Chính quy năm học 2025 - 2026.
-
Đời sống
TP. Hồ Chí Minh: Nhiều khu vực bị mất nước vào cuối tuần
15:32' - 15/07/2025
Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn cho biết sẽ ngưng hoạt động trạm bơm cấp I, II tại Nhà máy nước Thủ Đức từ 21 giờ ngày 19/7 đến 5 giờ ngày 20/7.
-
Đời sống
52 thí sinh xét tuyển thẳng Đại học Hà Nội 2025
14:38' - 15/07/2025
Trường Đại học Hà Nội vừa công bố danh sách 52 thí sinh thuộc diện Xét tuyển thẳng vào Hệ Đại học chính quy năm học 2025 - 2026
-
Đời sống
Hàng nghìn người thiệt mạng vì nắng nóng ở Tây Ban Nha
12:23' - 15/07/2025
Số người tử vong do các nguyên nhân liên quan đến nắng nóng tại Tây Ban Nha từ ngày 16/5 đến ngày 13/7 là 1.180 người, trong đó số ca tử vong tăng đáng kể trong tuần đầu tiên của tháng 7.
-
Đời sống
Quảng Ninh với mục tiêu tăng trưởng trên 14%: Bứt phá lấy đà tăng trưởng mới
11:41' - 15/07/2025
Quảng Ninh đổi mới tư duy, sáng tạo trong cách làm, đột phá trong chính sách, định vị lại các giá trị địa phương, nhận diện đầy đủ lợi thế, thách thức, mâu thuẫn, điểm nghẽn để tìm cách hóa giải.
-
Đời sống
Những thí sinh đầu tiên trúng tuyển Trường Đại học Bách khoa TPHCM năm 2025
10:35' - 15/07/2025
Trường Đại học Bách khoa - ĐHQG TPHCM vừa công bố danh sách thí sinh trúng tuyển đợt xét tuyển thẳng vào hệ Đại học chính quy năm học 2025 - 2026.
-
Đời sống
Tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025
09:12' - 15/07/2025
Bnews hướng dẫn cách tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 tại Hà Nội theo các cách dưới đây.