“Nước cờ chiến lược” Mỹ - Nhật mang tên TPP
Trong khi Tokyo vẫn chưa thể quên nỗi đau đã để Bắc Kinh qua mặt trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới thì Washington lại đang phải “đau đầu để giữ vững ngôi vương” cũng như sức ảnh hưởng trước Trung Quốc.
Trong bối cảnh đó, thỏa thuận về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vừa đạt được giữa 12 quốc gia tham gia hôm 5/10 là một “nước cờ đôi” để hai nước Mỹ và Nhật Bản vừa ổn định tình hình kinh tế-chính trị trong nước, vừa tạo thế đối trọng với Trung Quốc.
Ước vọng và thách thức
Là văn kiện thương mại lớn nhất trong lịch sử, TPP được kỳ vọng sẽ hạ hàng rào thuế quan, dỡ bỏ những hạn chế về đầu tư và tăng cường sự minh bạch về pháp lý giữa 12 nước thành viên - hiện chiếm đến 40% nền kinh tế thế giới với tổng sản lượng gần 30.000 tỷ USD.
Theo ước tính của các chuyên gia kinh tế thuộc Viện Kinh tế Quốc tế Peterson thì việc thực thi TPP sẽ là bước đột phá quan trọng trong hoạt động thương mại toàn cầu đang đình trệ, giúp GDP của thế giới tăng gần 300 tỷ USD/năm.
Với ý nghĩa kinh tế to lớn như vậy, cũng là điều dễ hiểu khi không ít người cho rằng động cơ thật sự đằng sau TPP của các quốc gia tham gia đàm phán, đặc biệt là hai “ông lớn” Mỹ - Nhật.
Đối với Washington, TPP được coi là trụ cột trong chính sách xoay trục sang châu Á để kiềm chế ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc tại khu vực.
TPP còn là động lực để Mỹ gia tăng sự tiếp cận tại khu vực Đông Nam Á - một trong số ít những thị trường năng động nhất thế giới.
Trong khi đó, Bắc Kinh đang từng bước mở cửa “vững chắc, rộng rãi và toàn diện” với một loạt sáng kiến mang tính đối trọng mà không có sự góp mặt của Mỹ.
Các dự án “Quan hệ đối tác kinh tế toàn diện khu vực” (RCEP), Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng châu Á (AIIB) và “Một Vành đai, Một Con đường” đang đặt Washington vào thế như “ngồi trên lửa”.
Chính quyền Mỹ hiểu rõ rằng để tiếp tục duy trì vị thế tại châu Á thì Washington không thể chỉ dựa vào sức mạnh quân sự mà cần phải gia tăng sự hiện diện về mặt thương mại trong khu vực.
Tổng thống Mỹ Barack Obama nhấn mạnh: “Khi hơn 95% khách hàng tiềm năng của chúng ta sống ở ngoài biên giới, thì chúng ta không thể để những nước như Trung Quốc định ra luật lệ kinh tế toàn cầu”.
Thỏa thuận vừa đạt được ở Atlanta sẽ thỏa mãn những điều này”.
Washington có thể coi hiệp định này như một bệ phóng cho những thỏa thuận kinh tế vĩ mô khác như Hiệp định Đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP).
TTIP bao gồm khối các nước Liên minh châu Âu và Mỹ, chiếm 50% GDP và 1/3 giá trị thương mại toàn cầu, một trong những “cơ hội vàng” để giúp châu Âu phát triển trong giai đoạn trung và dài hạn.
Dư luận Mỹ đang chào đón TPP một cách thận trọng, với những người chỉ trích TPP cho rằng hiệp định này sẽ gây tổn thương cho người tiêu dùng và thị trường việc làm Mỹ.
Do đó, nếu sau 90 ngày xem xét, Quốc hội Mỹ nói “không” với TPP thì đây sẽ là một đòn giáng mạnh vào chính sách xoay trục của ông Obama.
Lợi ích lớn
Tình hình phức tạp trong nội bộ nước Mỹ cũng là một trong những nguyên nhân khiến Washington quyết tâm đạt được TPP trong năm nay.
Thượng viện Mỹ ngày 24/6 đã thông qua dự luật về Quyền Thúc đẩy Thương mại (TPA). Đây là một dự luật cho phép Tổng thống có “quyền đàm phán nhanh” trong các hiệp định thương mại quốc tế quan trọng, điển hình là TPP.
Đối với Nhật Bản, ý nghĩa chính trị trong nước cũng luôn song hành cùng vai trò kinh tế trong quyết định tiến tới TPP.
TPP được hy vọng sẽ giúp dẹp tan những nghi ngờ trong nước về chương trình phục hồi tăng trưởng của Nhật Bản mang tên “Abenomics”.
Trong bối cảnh kinh tế Nhật tăng trưởng âm 1,6% trong quý II/2015, rõ ràng chính quyền Thủ tướng Abe đang rất cần TPP.
Bên cạnh đó, TPP cũng được dự đoán sẽ giúp Tokyo đẩy nhanh các tiến trình đàm phán thương mại khác của nước này, như hiệp định đối tác kinh tế với EU.
TPP cũng là động cơ để EU phải đẩy nhanh việc hoàn tất đàm phán với Nhật Bản.
Về cơ bản, phía sau TPP là thỏa thuận thương mại tự do giữa nền kinh tế lớn nhất thế giới (Mỹ) và lớn thứ ba thế giới (Nhật Bản).
Trong khi đó, nếu nhìn vào bản đồ thế giới thì 12 quốc gia thành viên TPP sẽ tạo thành một vành đai bao quanh khu vực Thái Bình Dương.
Tất nhiên việc triển khai TPP sẽ không chỉ giúp thắt chặt hơn nữa quan hệ Mỹ - Nhật mà còn gắn kết những đối tác mới như Việt Nam với các nước trong khu vực.
TPP được đánh giá là sẽ giúp kiềm chế các động thái của Trung Quốc nhằm mở rộng tầm ảnh hưởng tại khu vực này. Cùng với luật an ninh và TPP, quan hệ Mỹ - Nhật được đánh giá đã trở nên bền chặt trên cả lĩnh vực kinh tế và quốc phòng.
Phương Nga (Tổng hợp)
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam – Nhật Bản kỳ vọng tăng hợp tác kinh tế sau TPP
14:00' - 14/10/2015
Theo đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản, hiện nay, doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam thì tỷ lệ nội địa hoá rất thấp, chỉ đạt khoảng 33%, trong khi Thái Lan 55%, Indonesia 43%.
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng: Chuẩn bị cho TPP ngay từ giờ
18:26' - 12/10/2015
Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, chậm nhất là đến cuối năm 2016, Quốc hội có thể phê chuẩn thông qua TPP. Thời gian vẫn còn, song Chủ tịch Quốc hội đề nghị phải có sự chuẩn bị ngay từ bây giờ.
-
Kinh tế Thế giới
Những dấu mốc chính trong lộ trình đàm phán TPP
18:31' - 08/10/2015
Sau chặng đường hơn 5 năm đàm phán, tối 5/10/2015, tại thành phố Atlanta của Mỹ, Bộ trưởng Thương mại 12 nước đã đạt được thỏa thuận cuối cùng về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
-
Kinh tế Thế giới
TPP sẽ tạo lực đẩy cho Hiệp định Đối tác xuyên Đại Tây Dương
11:28' - 07/10/2015
Theo Thứ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế Italy, việc tạo lập một khu vực thương mại tự do tại Thái Bình Dương có thể tạo đà cho cuộc đàm phán EU-Mỹ về Hiệp định Đối tác xuyên Đại Tây Dương (TTIP).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc đứng đầu thế giới về số lượng tổ máy điện hạt nhân
11:11'
Số tổ máy điện hạt nhân đã vào vận hành và số tổ máy điện hạt nhân đang xây dựng của Trung Quốc đang đứng đầu thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Donald Trump công bố chọn Giám đốc FBI
11:10'
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 30/11 cho biết ông muốn chọn cựu quan chức An ninh Quốc gia Kash Patel làm Giám đốc Cục Điều tra liên bang (FBI) trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Vì sao một số doanh nghiệp Trung Quốc tạm dừng bán hàng trên nền tảng thương mại điện tử Nga?
10:22'
Một số doanh nghiệp Trung Quốc phải tạm dừng bán hàng trên nền tảng thương mại điện tử Nga do sự mất giá mạnh của đồng ruble Nga.
-
Kinh tế Thế giới
Dự báo sự kiện quốc tế tuần từ ngày 2-8/12
08:55'
Trong tuần tới từ ngày 2-8/12, có nhiều sự kiện quốc tế đáng chú ý sẽ diễn ra như: Hội nghị bộ trưởng OPEC+, Fed công bố Sách Beige về tình trạng kinh tế Mỹ, Hội nghị quốc tế về năng lượng và AI...
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
08:37'
Tổng thống đắc cử Mỹ sẽ ký sắc lệnh áp thuế cao với hàng nhập khẩu từ Mexico, Canada, Trung Quốc; đàm phán thuế của EU với xe điện Trung Quốc tiến triển hạn chế...là các sự kiện nổi bật tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Chi tiêu mua sắm dịp Black Friday của người Mỹ tăng 10,2% so với năm ngoái
08:05'
Theo dữ liệu cập nhật của Adobe Analytics, người dân Mỹ đã chi gần 10,8 tỷ USD mua sắm trên mạng trong dịp Black Friday năm nay, tăng 10,2% so với năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
"Đại gia" bán lẻ Mỹ tạo ra cơn sốt mua sắm dịp cuối năm
16:14' - 30/11/2024
Hàng dài người xếp hàng chờ đợi trong tiết trời buốt giá để sở hữu các sản phẩm liên quan đến series sản phẩm “Eras Tour” của nữ ca sĩ nổi tiếng.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế lớn nhất ASEAN sẽ tăng lương tối thiểu năm 2025
16:13' - 30/11/2024
Chính phủ nước này đã quyết định tăng lương tối thiểu thêm 6,5% vào năm 2025 để đảm bảo cuộc sống cho người lao động.
-
Kinh tế Thế giới
Hoạt động mua sắm trực tuyến khởi sắc trong lễ Tạ ơn
15:58' - 30/11/2024
Người tiêu dùng toàn cầu đã chi 33,6 tỷ USD cho mua sắm trực tuyến, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2023.