Nước Đức và thách thức từ những dự án công nghiệp đình trệ
Đây là nhận định được đăng trên báo Le Monde. Theo đó, siêu nhà máy của Intel ở thành phố Magdeburg (Saxony-Anhalt, miền Đông nước Đức) cuối cùng sẽ không mở cửa vào năm 2027 như kế hoạch. Thông báo của tập đoàn Mỹ hồi giữa tháng 9/2024 về sự trì hoãn “hai năm” này đã phủ bóng lên một trong những dự án tiêu biểu nhất về chính sách công nghiệp do Chính phủ Thủ tướng Olaf Scholz thực hiện.
Về lý thuyết, Magdeburg, "đầu não" của một trong những vùng khó khăn nhất của nước Đức, sẽ được hưởng lợi lớn từ khoản đầu tư hơn 30 tỷ euro này, trong đó Berlin bỏ ra 9,9 tỷ euro với danh nghĩa hiện đại hóa ngành công nghiệp và chủ quyền quốc gia về chip điện tử tiên tiến. Sẽ có 3.000 việc làm cũng như một “trung tâm kỹ năng công nghệ cao” mới được tạo ra. Nhưng thực tế là khi Intel chìm sâu hơn vào khủng hoảng, rất có thể siêu nhà máy nêu trên sẽ không bao giờ có cơ hội được ra mắt.Cú sốc càng nghiêm trọng hơn khi nhiều sáng kiến tương tự khác trên khắp cả nước cũng đang bị đe dọa. Tại Saarland, khu vực giáp ranh với Pháp, việc xây dựng nhà máy bán dẫn do tập đoàn Wolfspeed của Mỹ liên kết với nhà sản xuất thiết bị ZF của Đức thực hiện cũng đang bị trì hoãn. Công trường được khởi công ở Ensdorf, trên địa điểm của một nhà máy nhiệt điện trước đây, tượng trưng cho sự chuyển đổi công nghiệp thành công ở một vùng đất từng do ngành than và thép thống trị.Những khó khăn của tập đoàn mẹ Wolfspeed là một phần nguyên nhân. Tại Kaiserslautern, ở Rhineland-Palatinate (phía Tây), một dự án nhà máy sản xuất pin do Mercedes, TotalEnergies và Stellantis đảm nhận, đã bị "đóng băng" vào tháng 6/2024 do nhu cầu không chắc chắn. Tại đây, Berlin và bang Rhineland-Palatinate đã cam kết trợ cấp 437 triệu euro.Dự án thứ ba, thậm chí còn mang tính biểu tượng hơn, cũng bắt đầu chùn bước. Đầu tháng 9/2024, Northvolt của Thụy Điển, cho đến nay là nhà sản xuất pin ô tô duy nhất ở châu Âu, đã công bố cắt giảm một loạt chi phí và đóng cửa một nhà máy trong bối cảnh nhu cầu sụt giảm và khó khăn trong việc tăng cường năng lực sản xuất.Tập đoàn công nghiệp này còn có tham vọng mở một nhà máy mới trên đất Đức, cụ thể ở khu vực nông thôn Heide, thuộc Schleswig-Holstein (phía Bắc), vì “có nguồn năng lượng gió dồi dào”. Lễ động thổ được tiến hành vào tháng 3/2024. Bộ trưởng Kinh tế và Khí hậu Robert Habeck, một đại biểu của Đảng Xanh, đã đảm bảo rằng dự án sẽ nhận được sự hỗ trợ của chính phủ. Tổng cộng đã có 900 triệu euro được cam kết dành cho nhà công nghiệp này. Nhưng bắt đầu từ bây giờ, người ta có quyền nghi ngờ về tính khả thi của dự án.Những “bước thụt lùi đau đớn” này cho thấy hàng tỷ USD tiền đóng thuế của người Đức để thu hút các khoản đầu tư lớn từ nước ngoài không có nhiều sức nặng nếu điều kiện thị trường không thuận lợi. Các nhà sản xuất ô tô Đức, vốn được cho là những người mua chip và pin đầu tiên được sản xuất tại các siêu nhà máy mới, hiện đang phải đối mặt với nhu cầu về xe điện giảm ở châu Âu và sự sụt giảm ở thị trường Trung Quốc. Sau Volkswagen và BMW, đến lượt Mercedes đã gây chấn động thị trường chứng khoán vào ngày 20/9 khi đưa ra cảnh báo về kết quả kinh doanh. Volkswagen tin rằng họ đang dư thừa công suất và có thể đóng cửa một trong những cơ sở sản xuất ở Đức.
Các nhà kinh tế học tự do - những người cho rằng các khoản trợ cấp ồ ạt cho các tập đoàn nước ngoài vốn chủ yếu sử dụng công nghệ đã cũ, sẽ được chi tiêu tốt hơn nếu dành cho cơ sở hạ tầng quốc gia và nghiên cứu công nghệ - đang có cơ hội củng cố quan điểm của mình.- Từ khóa :
- kinh tế đức
- intel
- siêu nhà máy intel hoãn mở cửa
Tin liên quan
-
Ô tô xe máy
Đức họp khẩn để hỗ trợ ngành ô tô đang gặp khó khăn
08:21' - 24/09/2024
Ngày 23/9, Chính phủ Đức tổ chức một cuộc họp khẩn để hỗ trợ ngành công nghiệp ô tô đang gặp khó khăn của nước này.
-
Công nghệ
Những công nghệ mới nhất tại Triển lãm ô tô hàng đầu thế giới ở Đức
08:51' - 19/09/2024
Các doanh nghiệp giới thiệu những công nghệ mới nhất tại Triển lãm ô tô IAA Transportation 2024 đang diễn ra tại Hanover, Đức.
-
Chuyển động DN
Intel tạm dừng các dự án xây dựng nhà máy ở Ba Lan và Đức
16:17' - 17/09/2024
Tập đoàn công nghệ Intel của Mỹ đã sửa đổi kế hoạch đầu tư và dự định đình chỉ các dự án xây dựng nhà máy ở Ba Lan và Đức trong hai năm.
-
Phân tích - Dự báo
Tương lai "viên ngọc quý" của nước Đức
05:30' - 16/09/2024
Để có sức mạnh cạnh tranh toàn cầu, ngành công nghiệp Đức cần đầu tư 1.430 tỷ euro trong thời gian từ nay đến năm 2030.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
"Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài 1: Đông Nam Á vượt qua thế nào?
06:30'
Chênh lệch lớn về thuế suất sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ cho "kỹ thuật áp thuế", nghĩa là sắp xếp lại chuỗi cung ứng với mục đích duy nhất là đủ điều kiện để được hưởng mức thuế suất thấp hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Lý do Trung Quốc tăng cường đầu tư vào Nam Mỹ
05:30'
Theo tạp chí La Tribune, việc Chủ tịch Trung Quốc khánh thành một siêu cảng ở Chancay, miền Bắc Peru, cho thấy chính sách tăng cường đầu tư của Bắc Kinh vào khu vực Nam Mỹ.
-
Phân tích - Dự báo
Yếu tố quyết định sự phục hồi kinh tế Thái Lan
06:30' - 23/11/2024
Tăng trưởng kinh tế của Thái Lan có thể đối mặt với rủi ro suy giảm nếu Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump theo đuổi các chính sách thương mại quyết liệt mà ông đã đưa ra trong chiến dịch tranh cử.
-
Phân tích - Dự báo
"Chảy máu” vốn vì cơn sốt tiền điện tử và cổ phiếu Mỹ
05:30' - 23/11/2024
Thị trường tiền điện tử ở Hàn Quốc đã nổi lên như một kênh đầu tư thay thế hấp dẫn so với các sàn giao dịch chứng khoán nội địa đang đi xuống.
-
Phân tích - Dự báo
Hy vọng mới cho lĩnh vực bán lẻ của Trung Quốc
06:30' - 22/11/2024
Tại Trung Quốc, trong khi người dân tại các đô thị lớn đang phải “thắt lưng buộc bụng” do triển vọng kinh tế không chắc chắn, một câu chuyện lạc quan hơn đang diễn ra ở các thành phố cấp 3 và cấp 4.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ Latinh và bài toán tận dụng tối ưu nguồn vốn FDI
05:30' - 22/11/2024
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có ý nghĩa to lớn đối với các nước Mỹ Latinh trong việc hoạch định các chính sách kinh tế và chiến lược hỗ trợ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế.
-
Phân tích - Dự báo
Thế khó của OPEC+ trong việc cân bằng thị trường dầu mỏ
16:04' - 21/11/2024
Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác do Nga dẫn đầu, còn được gọi là OPEC+, sẽ có rất ít khả năng điều chỉnh chính sách dầu mỏ khi nhóm họp vào tháng 12 tới.
-
Phân tích - Dự báo
Nhiệm kỳ Trump 2.0: Thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp thực phẩm
05:30' - 21/11/2024
Theo trang mạng sasktoday.ca, việc ông Trump tái đắc cử chắc chắn là một sự kiện quan trọng, và lần này, người dân Canada có thể sẽ tiếp cận sự kiện này với nhiều sự dè dặt hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Giá thực phẩm leo thang- Thách thức đối với kinh tế Nga
06:30' - 20/11/2024
Người dân Nga vật lộn với giá thực phẩm tăng cao ngay cả trước giai đoạn tăng đỉnh điểm trong năm nay.