Tương lai "viên ngọc quý" của nước Đức
Theo báo Les Echos, 20% giá trị gia tăng công nghiệp của Đức đang gặp nguy hiểm. Để duy trì tính cạnh tranh, ngành công nghiệp Đức cần đầu tư thêm 1.430 tỷ euro (1.574,63 tỷ USD) trong thời gian từ nay đến năm 2030. Và điều quan trọng là Chính phủ Đức cần có một chương trình nghị sự chính trị dành riêng cho lĩnh vực này.
Báo Les Echos nêu rõ đây là lời cảnh báo của giới doanh nghiệp Đức, được viết trong một báo cáo nghiên cứu, công bố ngày 10/9, về chuyển đổi công nghiệp tại Đức. Theo báo cáo do Nhóm Tư vấn Boston (BCG) và Viện Kinh tế Đức (IW) thực hiện theo yêu cầu đặt hàng của giới doanh nghiệp Đức, khoảng 20% giá trị gia tăng công nghiệp của nước này hiện đang gặp nguy hiểm. Chủ tịch Liên đoàn Công nghiệp Đức (BDI) Siegfried Russwurm khẳng định: “Nguy cơ phi công nghiệp hóa liên quan đến sự ra đi thầm lặng của nhiều công ty quy mô vừa (ETI) tiếp tục gia tăng”.Nguyên nhân có rất nhiều, bao gồm giá năng lượng tăng cao, thiếu lao động có trình độ, quan liêu quá mức, thuế cao và hàng thập kỷ đầu tư suy giảm… Những yếu tố này đè nặng lên lĩnh vực chiếm 20% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Đức, cao hơn nhiều so với mức 11% GDP ở Mỹ và 10% GDP ở Pháp. Báo cáo nhận định công nghiệp là "viên ngọc quý" của Đức, nhưng nước này đang trải qua một cuộc khủng hoảng cơ cấu.Làm thế nào để đảm bảo tương lai của "viên ngọc" này? Báo cáo viết: Để có sức mạnh cạnh tranh toàn cầu, Đức cần đầu tư 1.430 tỷ euro trong thời gian từ nay đến năm 2030. Đây là một số tiền khổng lồ, nhưng không phải là chưa từng có dựa trên con số ước tính 1.400 tỷ euro đầu tư bổ sung từ nay đến năm 2030 chỉ chiếm khoảng 5% GDP của Đức hàng năm.Báo cáo diễn giải 2/3 chi tiêu sẽ được cung cấp bởi các doanh nghiệp tư nhân và hộ gia đình. Điều đó có nghĩa là nhà nước sẽ chỉ phải chịu trách nhiệm về khoản đầu tư 460 tỷ euro - một số tiền tương đương 1,6% GDP. Để so sánh, các khoản hỗ trợ trực tiếp của nhà nước cho việc tái thiết Đông Đức chiếm 1% GDP vào thời điểm thống nhất nước Đức.Một thách thức nữa là điều này sẽ phải kết hợp với biện pháp “phanh nợ” được quy định trong Hiến pháp Đức - giới hạn khoản vay mới ở mức 0,35% GDP. “Khôi phục khả năng cạnh tranh là nhiệm vụ cấp bách nhất trong những năm tới”, ông Michael Brigl, người phụ trách khu vực Trung Âu tại BCG, cho biết.Các tác giả của nghiên cứu nhấn mạnh nếu không đầu tư, các ngành công nghiệp vốn rất phụ thuộc lẫn nhau của Đức sẽ gặp nguy hiểm. Ví dụ, ngành công nghiệp hóa học đã tạo ra 53,6 tỷ euro giá trị gia tăng cho các ngành công nghiệp khác. Ông Michael Hüther, Giám đốc IW và là đồng tác giả của nghiên cứu, giải thích: “Do sự phụ thuộc lẫn nhau này, điểm yếu của một ngành đơn lẻ có thể gây nguy hiểm nhanh hơn cho việc tạo ra giá trị trên quy mô lớn”.Lời kêu gọi gia tăng đầu tư, theo một cách nào đó, được coi là một phiên bản tiếng Đức của báo cáo cạnh tranh của Liên minh châu Âu (EU) mà cựu Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi vừa công bố ngày 9/9, trong đó có đề xuất khoản đầu tư bổ sung từ 750 - 800 tỷ euro mỗi năm cho toàn bộ liên minh.“Để Đức giành lại vị trí trong cạnh tranh quốc tế, cần phải có một cú đột phá lớn. Chúng ta phải giải phóng tất cả các lực lượng đổi mới và tăng trưởng của đất nước”, Chủ tịch BDI Siegfried Russwurm nhấn mạnh. Theo ông Russwurm, Đức cần có một “chương trình nghị sự chính trị và công nghiệp”, để điều hướng một “nỗ lực chuyển đổi lớn nhất kể từ thời kỳ hậu chiến”.
Ngành công nghiệp của Đức đang thực sự đứng trước tình thế khẩn cấp. Ngày 9/9, các nhà sản xuất máy móc, một trong những trụ cột công nghiệp của đất nước, cho biết sản lượng của Đức sẽ giảm 8% trong năm 2024, thay vì dự báo giảm 4% đã đưa ra trước đó.Nguy cơ dịch chuyển sản xuất hàng loạt cũng đang được đặt ra. Nhà sản xuất máy cắt gỗ Stihl đã quyết định dừng kế hoạch xây dựng một nhà máy mới ở Đức. Tập đoàn sản xuất đồ gia dụng Miele đã chuyển hoạt động sang Ba Lan, trong khi công ty sản xuất máy hút bụi Kärcher di dời sang Latvia.Theo một nghiên cứu của Deloitte đối với 128 công ty Đức, gần 1/2 số công ty được khảo sát cho biết họ đã di dời một phần cơ sở sản xuất và có ý định tiếp tục làm như vậy trong tương lai gần. Tín hiệu phát đi rõ ràng khiến giới chủ doanh nghiệp Đức đặc biệt lo ngại.Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Đức: Nhu cầu thu hút lao động có tay nghề vẫn cao
08:14' - 12/09/2024
Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã bảo vệ chính sách di cư của chính phủ tại quốc hội Liên bang và nhấn mạnh nhu cầu thu hút lao động nước ngoài có tay nghề cao của quốc gia.
-
Phân tích - Dự báo
Thăng trầm trong quan hệ kinh tế Đức - Hy Lạp
05:30' - 09/09/2024
Bất chấp mọi căng thẳng giữa nước trong cuộc khủng hoảng nợ công của Hy Lạp, Đức hiện là đối tác kinh tế quan trọng nhất của Hy Lạp và là thị trường chính cho hàng xuất khẩu của nước này.
-
Doanh nghiệp
Volkswagen lại gặp sóng gió tại Đức
16:54' - 04/09/2024
Volkswagen cho biết đang cân nhắc động thái chưa từng có là đóng cửa các nhà máy ở Đức và chấm dứt chương trình bảo đảm việc làm đã áp dụng trong nhiều thập kỷ tại 6 nhà máy.
-
Bất động sản
Nhu cầu về mặt bằng văn phòng sẽ giảm đáng kể ở Đức
20:20' - 03/09/2024
Theo kết quả khảo sát của Viện nghiên cứu Ifo Munich, 6,2% số công ty Đức đang cắt giảm diện tích văn phòng do làm việc từ xa, 8,3% số công ty khác đã có kế hoạch cắt giảm trong 5 năm tới.
-
Ý kiến và Bình luận
Tội phạm mạng khiến các công ty Đức thiệt hại 300 tỷ USD
06:30' - 29/08/2024
Tội phạm mạng và các hành vi phá hoại khác đã khiến các doanh nghiệp tại Đức thiệt hại khoảng 267 tỷ euro (298 tỷ USD) trong 12 tháng qua, tăng 29% so với năm trước đó.
-
Kinh tế & Xã hội
Lao động nước ngoài tạo ra 24,6 tỷ euro cho miền Đông nước Đức
07:44' - 27/08/2024
IW cho biết nếu số người nhập cư đến khu vực này trong 5 năm qua ít hơn thì khu vực này đã phải đối mặt với suy thoái kinh tế chứ không phải phát triển như hiện nay.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Quan hệ Canada-Mỹ: Tầm nhìn dài hạn
06:30' - 19/05/2025
Chuyến thăm của Thủ tướng Mark Carney tới Washington đánh dấu một khởi đầu tích cực.
-
Phân tích - Dự báo
Câu chuyện về phát triển năng lượng hạt nhân tại Philippines
05:30' - 19/05/2025
Theo trang mạng Fulcrum, Philippines đang ngày càng quan tâm đến việc phát triển năng lượng hạt nhân.
-
Phân tích - Dự báo
Nhu cầu chiến lược của EU - Bài cuối: Những động lực quan trọng
06:30' - 18/05/2025
Cho đến nay, EU chủ yếu tập trung vào việc hỗ trợ khảo sát địa chất tại Zambia. Nhiều đối tác quốc tế khác cũng đang hoạt động trong lĩnh vực này.
-
Phân tích - Dự báo
Nhu cầu chiến lược của EU - Bài 3: Quan hệ đối tác chưa hoàn thiện
06:30' - 18/05/2025
Zambia có chính xác những gì châu Âu đang tìm kiếm ở các đối tác nguyên liệu thô: nhiều loại nguyên liệu thô quan trọng, một hệ thống dân chủ và sự ổn định chính trị.
-
Phân tích - Dự báo
Những biến số của thị trường vàng thế giới năm 2025
05:30' - 18/05/2025
Sự tăng giá mạnh của vàng là do sự kết hợp của nhiều yếu tố, chủ yếu là từ rủi ro liên quan đến thuế quan của Mỹ, căng thẳng địa chính trị, sự biến động của thị trường chứng khoán và đồng USD yếu đi.
-
Phân tích - Dự báo
Nhu cầu chiến lược của EU - Bài 2: Tham vọng của Zambia
06:30' - 17/05/2025
Từ khi nhậm chức vào năm 2021, Tổng thống Hakainde Hichilema đã nỗ lực ổn định nền kinh tế đất nước. Mặc dù đã tái cấu trúc nợ thành công, tình hình tài chính của Zambia vẫn căng thẳng.
-
Phân tích - Dự báo
Nhu cầu chiến lược của EU - Bài 1: Tìm kiếm quan hệ đối tác mới
05:30' - 17/05/2025
Quan hệ đối tác chiến lược, bao gồm cả quan hệ đối tác với Zambia, cần neo chặt hơn vào khái niệm chung về chiến lược nguyên liệu thô của EU.
-
Phân tích - Dự báo
Kinh tế khu vực APEC được dự báo tăng trưởng chậm lại
14:00' - 16/05/2025
Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) dự báo nền kinh tế của khu vực này sẽ tăng trưởng 2,6% trong năm nay, giảm mạnh so với mức tăng trưởng 3,6% vào năm 2024.
-
Phân tích - Dự báo
Những nỗ lực định hình lại hoạt động vận chuyển toàn cầu
06:30' - 16/05/2025
Khi khối lượng hàng hóa tăng lên không ngừng, các hành lang thay thế các tuyến đường thủy nhân tạo như cầu đất liền hoặc "kênh cạn" trở nên khả thi hơn.