Nước Mỹ chao đảo trong “cơn sóng thần” Omicron
Khi người dân Mỹ vẫn đang trải qua kỳ nghỉ lễ được coi là dài và lớn nhất trong năm là Giáng sinh và đón Năm mới 2022, với những chuyến du lịch, thăm người thân đã được lên kế hoạch từ trước, thì virus SARS-CoV-2, đặc biệt là biến thể Omicron vẫn len lỏi vào từng khu phố, từng gia đình và đe dọa sự an toàn của mọi người.
Đáng quan ngại hơn, làn sóng Omicron trong những ngày qua đã thực sự trở thành “cơn sóng thần” gây ra hậu quả nghiêm trọng về mọi mặt trong đời sống của người dân Mỹ.
"Cơn sóng thần" Omicron lên tới đỉnh điểm ngày 3/1 tại Mỹ với một “kỷ lục buồn”, hơn 1 triệu ca mắc mới, số ca mắc theo ngày cao chưa từng có không chỉ ở Mỹ mà cả thế giới.
Thậm chí con số này được các hãng truyền thông Mỹ đánh giá là chưa đầy đủ bởi nhiều người tự xét nghiệm tại nhà và không báo cáo kết quả cho chính quyền.
Con số 1.080.211 ca mắc mới được Đại học John Hopkins đưa ra cũng cao hơn gấp đôi so với số ca mắc mới ghi nhận theo ngày tại bất kỳ quốc gia và vùng lãnh thổ nào khác ở bất kỳ thời điểm nào kể từ khi đại dịch bùng phát cách đây 2 năm.
Đây là "kỷ lục" không mong muốn và là một dấu hiệu cho thấy chính quyền của Tổng thống Joe Biden còn nhiều việc phải làm trong cuộc chiến chống đại dịch toàn cầu nguy hiểm này.
Chính quyền và giới chuyên gia y tế Mỹ đã lên tiếng cảnh báo về những hậu quả nặng nề tiếp theo cũng như khuyến nghị người dân Mỹ thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng ngừa và tăng cường tiêm chủng.
Về phía chính quyền liên bang, Tổng thống Joe Biden tuyên bố số ca mắc COVID-19 đang ngày càng gia tăng ngay cả tại Nhà Trắng, qua đó ông kêu gọi các công dân Mỹ chưa tiêm vaccine nên tiêm, trong khi những người đã tiêm đầy đủ nên thêm mũi tăng cường.
Chuyên gia thống kê sinh học của Đại học Emory (bang Georgia), Tiến sĩ Natalie Dean nhấn mạnh khả năng lây nhiễm của biến thể Delta từng hoành hành tại Mỹ cả năm 2021 là rất lớn, song vẫn chưa bằng biến thể Omicron.
Sự lây nhiễm này tác động đến sức khỏe cộng đồng về nhiều khía cạnh, trong đó cần đặc biệt chú trọng những ca nặng và tử vong. Bên cạnh đó, điều này sẽ dẫn đến nguy cơ nhiều người sẽ phải nghỉ việc, bao gồm cả các nhân viên y tế tuyến đầu.
Có thể nhận thấy rằng hầu hết những dự báo của giới chuyên gia y tế về tình trạng bùng phát dịch COVID-19 tại Mỹ đều đúng. Trước đó không lâu, Giám đốc Viện Y tế quốc gia Mỹ Francis Collins cho rằng số ca nhiễm mới sẽ tăng nhanh chóng trong những tuần tới và có thể lên tới 1 triệu ca mỗi ngày do biến thể Omicron, cao hơn 4 lần so với đỉnh điểm 250.000 ca hồi tháng 1/2021.
Gần đây nhất, Giám đốc Viện Dị ứng và bệnh truyền nhiễm quốc gia kiêm cố vấn y tế cao cấp của Chính phủ Mỹ, Tiến sĩ Anthony Fauci cảnh báo số ca nhiễm mới tại Mỹ đang tăng vọt và sẽ đạt ngưỡng đỉnh trong vài tuần tới.
Chuyên gia dịch tễ hàng đầu của Mỹ cho rằng nước này đang chứng kiến mức tăng số ca mắc mới COVID-19 “gần như thẳng đứng” do sự lây lan của biến thể Omicron và tốc độ lây nhiễm hiện nay là “thực sự chưa từng có tiền lệ”.
Trước đó, chính Tiến sĩ Fauci cũng dự đoán rằng Mỹ sẽ ghi nhận các ca nhiễm mới, số ca nhập viện và số người tử vong cao kỷ lục trong thời gian tới khi tỷ lệ lây nhiễm Omicron thậm chí tăng gấp đôi chỉ sau hai hoặc ba ngày ở nhiều nơi. Theo Tiến sỹ Fauci, biến thể Omicron gần như chắc chắn sẽ trở thành biến thể chủ đạo ở Mỹ.
Trong thời điểm hiện nay, Omicron không những đã là biến thể chủ đạo mà còn kết hợp với biến thể Delta gây ra “cơn sóng thần” phơi nhiễm COVID-19 tại Mỹ.
Điều này dẫn đến hàng loạt những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe cũng như làm xáo trộn nhiều hoạt động của người dân Mỹ.
Một số trường học bao gồm ở cấp phổ thông và đại học đã chuyển sang học trực tuyến, kết thúc sớm học kỳ mùa Thu hoặc yêu cầu toàn bộ học sinh từ 5 tuổi trở lên bắt buộc phải tiêm vaccine.
Đến nay, làn sóng biến thể Omicron đã khiến hơn 3.200 trường học tại Mỹ phải đóng cửa trong tuần này. Ở các bang trường học vẫn mở cửa, trong đó có bang New York, các giáo viên và phụ huynh học sinh đều bày tỏ lo ngại đại dịch sẽ diễn biến phức tạp, kể cả khi người dân đã được tiêm chủng rộng rãi.
Ngoài ra, hàng không Mỹ tiếp tục bị gián đoạn nghiêm trọng do hàng nghìn chuyến bay buộc phải hủy, nhiều phi công, tiếp viên và các nhân viên khác đã phải nghỉ việc sau khi mắc COVID-19 hoặc đang phải cách ly do tiếp xúc với người nhiễm. Các hãng hàng không thông báo đang cố gắng giảm số lượng chuyến bay bị hủy.
Hãng United Airlines đề nghị trả cho phi công gấp ba hoặc thậm chí cao hơn so với mức lương thông thường của họ để đảm nhận các chuyến bay đến gần hết tháng 1. Spirit Airlines đã thỏa thuận với Hiệp hội Tiếp viên hàng không trả gấp đôi cho tiếp viên cho đến hết ngày 4/1.
Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học nhận định thế giới cần học cách chung sống với đại dịch COVID-19 và cũng đưa ra một số dẫn chứng cho thấy điều này là khả quan.
Theo đó, mô hình dự báo của Viện Đánh giá và đo lường sức khỏe thuộc Đại học Washington (Mỹ) cho thấy khả năng lây nhiễm nhanh của Omicron có thể gây nên tới 2 tỷ ca mắc COVID-19 trong vòng 2 tháng tới, với đỉnh dịch vào giữa tháng 1 cùng khoảng hơn 35 triệu ca mỗi ngày.
Ông Chris Murray, Giám đốc Viện trên, cho rằng kịch bản dự báo đó có thể là bi quan. Nhưng dù có sự gia tăng lớn về số ca mắc, số ca nhập viện sẽ thấp hơn so với làn sóng biến thể Delta và so với thời điểm đỉnh dịch vào mùa Đông năm ngoái trên toàn cầu.
Tình hình sau đó cũng sẽ dần được cải thiện do khả năng miễn dịch của người dân trên toàn cầu ngày một cao nhờ tiêm chủng và lây nhiễm tự nhiên, khiến hậu quả mà virus gây ra ít nghiêm trọng hơn.
Đồng quan điểm, Giáo sư Tim Colbourn tại Đại học College London (Anh) nhận định gánh nặng dịch COVID-19 có thể giảm tới 95% trong năm nay, và đại dịch sẽ không còn là một trong 10 vấn đề y tế hàng đầu của thế giới.
Dù "cơn sóng thần" Omicron đang gia tăng tốc độ “càn quét” nước Mỹ trong những ngày gần đây và nhiều khả năng sẽ tiếp diễn trong thời gian tới theo dự báo của giới chuyên gia, nhưng bức tranh COVID-19 tại Mỹ vẫn có nhiều điểm sáng và mang lại những tín hiệu khả quan trong bối cảnh chiến dịch tiêm chủng tại Mỹ vẫn không ngừng được đẩy mạnh và Mỹ ngày càng tiến gần mục tiêu miễn dịch cộng đồng.
Ngoài ra, với những biện pháp quyết liệt của chính quyền Tổng thống Biden cũng như những bằng chứng khoa học cho thấy người dân có thể sống chung an toàn với biến chủng này nếu được tiêm phòng đầy đủ và thực hiện nghiêm túc hướng dẫn về phòng chống dịch, tình hình nhiều khả năng sẽ được cải thiện tại Mỹ cũng như hầu hết các nước trên thế giới./.
- Từ khóa :
- biến thể Omicron
- Mỹ
- Omicron
- COVID 19
- dịch COVID 19
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Mỹ lần đầu tiên ghi nhận hơn 1 triệu ca mắc mới COVID-19 trong ngày
15:15' - 04/01/2022
Biến thể Omicron lây lan mạnh khiến số ca mắc mới COVID-19 theo ngày tại Mỹ tăng lên các mức kỷ lục và cao hơn bất kỳ quốc gia và vùng lãnh thổ nào khác trên thế giới.
-
Kinh tế & Xã hội
Lo ngại về biến thể Omicron, các ngân hàng lớn ở Mỹ cho nhân viên làm việc từ xa
14:29' - 01/01/2022
Biến thể Omicron đang làm thay đổi kế hoạch cho nhân viên trở lại văn phòng của JPMorgan Chase và Citigroup.
-
Kinh tế & Xã hội
“Cơn bão” Omicron sẽ làm đảo lộn nước Mỹ
07:41' - 31/12/2021
Các chuyên gia y tế Mỹ cảnh báo làn sóng gia tăng số ca mắc mới COVID-19 do biến thể Omicron đe dọa làm đảo lộn cuộc sống của người dân Mỹ trong tháng tới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
EU "đáp trả" vụ Mỹ áp thuế nhập khẩu ô liu Tây Ban Nha
16:19' - 26/11/2024
Liên minh châu Âu (EU) ngày 25/11 đã yêu cầu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép áp dụng các biện pháp ứng phó để bù đắp cho việc Mỹ áp thuế nhập khẩu đối với ô liu Tây Ban Nha.
-
Kinh tế Thế giới
"Mê cung" nhãn thực phẩm tại châu Âu
15:58' - 26/11/2024
Ngày 25/11, các kiểm toán viên EU cho biết người tiêu dùng mua sắm thực phẩm ở châu Âu đang đối mặt với nguy cơ "bị lừa" do sự gia tăng các nhãn mác thực phẩm gây nhầm lẫn và đôi khi là sai lệch.
-
Kinh tế Thế giới
AFP dự báo 5 sự kiện thế giới nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025
15:45' - 26/11/2024
Theo bình chọn từ hãng tin AFP, dưới đây là 5 sự kiện nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025, trong đó có nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thế giới 2024 đầy biến động qua lăng kính của AFP
15:45' - 26/11/2024
Năm 2024 đánh dấu một năm đầy biến động với hàng loạt sự kiện quan trọng trên toàn cầu. Dưới đây là những dấu ấn không thể quên trong năm 2024 do hãng thông tấn AFP của Pháp bình chọn.
-
Kinh tế Thế giới
OPEC+ có thể duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu
15:29' - 26/11/2024
OPEC+ đang cân nhắc duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu hiện tại từ ngày 1/1/2025. Quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra tại cuộc họp vào ngày 1/12.
-
Kinh tế Thế giới
California cân nhắc loại Tesla khỏi chương trình ưu đãi thuế xe điện mới
13:09' - 26/11/2024
Thống đốc California cho biết nếu ông Trump loại bỏ ưu đãi thuế liên bang cho xe điện, ông sẽ đề xuất một phiên bản mới cho Chương trình Hoàn tiền cho xe không phát thải của bang California.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên tháo dỡ đường dây điện khu công nghiệp liên Triều
11:23' - 26/11/2024
Hãng tin Yonhap dẫn thông báo của quân đội Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên đã tháo dỡ đường dây cung cấp điện cho khu công nghiệp chung đã đóng cửa tại thành phố biên giới Kaesong của Triều Tiên.
-
Kinh tế Thế giới
Giới doanh nghiệp Mỹ bớt lo âu sau đề cử Bộ trưởng Tài chính
09:59' - 26/11/2024
Theo CNN ngày 25/11, giới doanh nghiệp Mỹ thở phào sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump đưa ra đề cử Bộ trưởng Tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez thất thu do bất ổn tại Trung Đông kéo dài
08:20' - 26/11/2024
Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty cho biết quốc gia Bắc Phi này đã thiệt hại tới 8 tỷ USD do doanh thu từ Kênh đào Suez giảm mạnh, trong bối cảnh các cuộc xung đột ở Trung Đông.