Nước Mỹ và Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu: Một chặng đường dài
Trong bối cảnh lợi thế đang nghiêng về ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, nhiều người cho rằng đây là một tin tích cực đối với những người ủng hộ Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, bởi ông Joe Biden từng khẳng định ông có thể đưa nước Mỹ trở lại tham gia Hiệp định này chỉ bằng một chữ ký.
Tuy nhiên, đây không phải là chuyện một sớm một chiều và để làm được điều đó, quốc gia vốn chia rẽ sâu sắc này cần phải quyết tâm cùng nhau hành động. Dưới đây là phân tích của Tạp chí Chính trị Thế giới (World Politics Review).
Nước Mỹ và Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu
Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu dường như là hiệp định đa phương ấn tượng nhất từ trước tới nay mà thế giới đạt được nhằm ứng phó với tình hình khí hậu toàn cầu ấm lên.
Được đàm phán tại Hội nghị lần thứ 16 giữa các nước tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu năm 2015, các nước tham gia hiệp định đã ký cam kết cùng nhau nỗ lực để giữ cho mức tăng nhiệt độ toàn cầu chỉ ở mức 1,5 độ C như thời tiền công nghiệp và nhiều nhất là gia tăng tới 2 độ C.
Theo đó, mỗi nước tự quyết định lộ trình cũng như kế hoạch của mình để đạt tới mục tiêu này. Các nước tham gia cũng nhất trí cứ 5 năm sẽ họp xem xét tiến độ thực hiệp định một lần, củng cố nỗ lực cho các giai đoạn tiếp theo đồng thời hỗ trợ các nước nghèo hơn khoảng 100 tỷ USD cho công tác ứng phó biến đổi khí hậu.
Không giống như Nghị định thư Kyoto, Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu 2015 quy trách nhiệm cho cả các nước đang phát triển và mới nổi chứ không chỉ quy trách nhiệm cho các nước đã phát triển tân tiến.
Hiệp định Paris 2015 có hiệu lực từ ngày 4/11/2016 sau khi 55 nước chịu trách nhiệm đối với khoảng 55% khí thải toàn cầu chính thức gia nhập hiệp định.
Tại thời điểm đó, do đối mặt với quá nhiều rào cản khó khăn để có thể thuyết phục được Thượng viện Mỹ do đảng Cộng hòa kiểm soát, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã quyết định tham gia hiệp định này như một hiệp định hành pháp chứ không theo đuổi việc phê chuẩn hiệp ước qua Quốc hội. Chính điều này khiến người kế nhiệm của ông là Tổng thống Trump có thể rời bỏ Hiệp ước dễ dàng hơn.
Và quả thật Tổng thống Trump đã làm như vậy với quyết định đưa nước Mỹ rời bỏ Hiệp định. Trong bài phát biểu của mình hồi tháng 6/2017, ông Trump gán cho Hiệp định Paris 2015 là “mối đe dọa sinh tử” đối với nền kinh tế Mỹ và chủ quyền nước Mỹ.
Dù vậy, ông Trump cũng phải mất khá nhiều thời gian mới làm được điều này bởi các đại diện đàm phán Hiệp định thời Chính quyền cựu Tổng thống Obama cũng đã lường trước tình hình và có hành động để đảm bảo rằng bất kỳ cuộc rút lui nào cũng sẽ bị kéo dài.
Theo các điều khoản của hiệp định, không nước nào được tuyên bố ý định rút lui trong 3 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực và thậm chí sau thời gian đó, nước muốn rút lui cũng phải chờ thêm 12 tháng nữa mới được rút khỏi chính thức.
Tuy nhiên, đối với việc gia nhập trở lại thì chỉ cần thông báo trước một tháng. Điều này có nghĩa là Mỹ, nước phát khí thải lớn thứ hai trên thế giới, có thể tham gia hiệp ước trở lại sớm nhất vào tháng 2/2021, nếu ông Joe Biden chính thức lên làm Tổng thống Mỹ.
Đây cũng là thời điểm cả thế giới chuẩn bị cho vòng tiếp theo của Hội nghị ứng phó với biến đổi khí hậu do LHQ tổ chức (COP21) tại Glasgow, vốn đáng lẽ được tổ chức trong tháng 11 năm nay nhưng phải hoãn đến năm sau do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Tiếc rằng dù Mỹ có tái tham gia Hiệp định thì việc hoàn thành các mục tiêu đề ra không dễ dàng.
Để đạt được mục tiêu kiểm soát sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức 1,5 độ C, các nước tham gia Hiệp định phải cắt giảm đến 7,2% mức khí thải nhà kính mỗi năm từ nay cho đến hết năm 2030, tức là giảm 45% so với mức phát khí thải nhà kính của năm 2010. Điều đó là quá khó.
Một chặng đường dài
Khí thải nhà kính toàn cầu năm nay có thể giảm được 8% do đại dịch đã khiến nền kinh tế nhiều nước phải đóng cửa và kinh tế thế giới suy thoái. Nhưng lịch sử đã chứng minh, mọi thứ sẽ hồi phục mạnh mẽ trở lại.
Với lượng khí thải nhà kính đã tích lũy trong bầu khí quyển thì mức giảm riêng trong năm 2020 cũng không đủ để có thể làm giảm tốc độ ấm lên toàn cầu.
Để ngăn chặn tình trạng biến đổi khí hậu, các nước phải uốn được đường cong mức phát thải toàn cầu xuống ngay khi nền kinh tế thế giới phục hồi trở lại sau đai dịch.
Trong quá trình tranh cử, ứng cử viên Biden đã phác thảo kế hoạch đầy tham vọng sẽ chi 2.000 tỷ USD để nước Mỹ đạt được mức phát thải khí bằng 0 vào năm 2050.
Kế hoạch của ông Biden nếu được phê chuẩn và luật hóa sẽ đưa Mỹ sẽ trở thành 1 trong 60 nước trên khắp thế giới, bao gồm các nước châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc, cam kết đạt mức phát thải bằng 0 vào năm 2050; trong khi Trung Quốc cũng cam kết sẽ đạt được mức này vào năm 2060.
Thế nhưng rất có thể kế hoạch của Biden sẽ gặp bế tắc ngay khi được đưa ra Thượng viện - nơi mà hiện đảng Cộng hòa đang nắm quyền kiểm soát trong khi đảng Dân chủ, vốn nắm đa số Hạ viện, cũng đang bị giảm bớt số nghị sĩ đại diện. Lĩnh vực duy nhất hứa hẹn hai đảng đối lập có thể thỏa hiệp được là đầu tư cho hạ tầng.
Giai đoạn suy thoái kinh tế năm 2009, Chính quyền Tổng thống Obama đã chi gói kích thích kinh tế 90 tỷ USD cho phát triển năng lượng sạch.
Ông Biden có thể áp dụng lại chiêu này và chi ít nhất 15% các gói cứu trợ phụ hồi kinh tế sau đại dịch cho các dự án phát triển hạ tầng năng lượng sạch có thể tạo ra việc làm và doanh thu.
Ví dụ như chi cho các ngành sản xuất điện gió và điện Mặt Trời đang điêu đứng mặc dù trước đại dịch, các doanh nghiệp này đang tăng trưởng rất tốt, đồng thời đầu tư cho giao thông công cộng.
Với nước Mỹ, thành công về mặt lập pháp không chỉ đóng vai trò quan trọng trong nước mà còn đối với vai trò lãnh đạo toàn cầu của chính nước này. Trong lúc tranh cử, Biden hứa hẹn với cử tri sẽ hướng tới những mục tiêu giảm khí thải nhà kính đầy táo bạo.
Nhưng nước Mỹ có tạo lập được lòng tin trong việc thúc đẩy chương trình nghị sự về biến đổi khí hậu toàn cầu hay không sẽ phụ thuộc vào việc Mỹ thuyết phục được các nước rằng Washington giải quyết được vấn đề đó ở trong chính nước Mỹ đã, bằng cách thông qua các đạo luật trong nước, và đầu tư dài hạn cho cơ sở hạ tầng phát triển năng lượng sạch nhằm thực hiện cam kết của Mỹ trong việc đạt mục tiêu phi carbon hóa.
Dù Thượng viện sẽ là một thách thức không nhỏ, ông Biden sẽ tìm được những đồng minh quan trọng ủng hộ ông trong nỗ lực giảm khí thải nhà kính, đó là chính quyền nhiều bang ở Mỹ, ở các thành phố và cả các tổ chức cũng như giới doanh nghiệp.
Ứng viên này cũng hoàn toàn có thể dựa vào sự ủng hộ mạnh mẽ của công chúng để có hành động cương quyết ứng phó với biến đổi khí hậu.
Nước Mỹ đúng là rất chia rẽ về chính trị, nhưng phần lớn người dân Mỹ đều nhận thức vấn đề biến đổi khí hậu là “nguy cơ cấp thiết” đối với nước Mỹ và theo một cuộc trưng cầu ý dân mới đây, trung bình có tới 4/5 người được hỏi nói rằng: “Đạt 100% năng lượng sạch nên là mục tiêu chính trong chính sách năng lượng của nước Mỹ”.
Theo hãng tin Reuters, Mỹ đã chính thức rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu vào ngày 4/11, theo đúng tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc đưa quốc gia phát thải khí nhà kính nhiều thứ hai thế giới ra khỏi hiệp định này.
Trước đó, hồi tháng 6/2017, Tổng thống Trump lần đầu tiên công bố ý định rút khỏi Hiệp định Paris với lập luận rằng hiệp định này gây hại cho nền kinh tế Mỹ. Tuy nhiên, cho tới nay Mỹ mới có thể chính thức rút khỏi hiệp định này do những quy định ràng buộc của hiệp định.
Thư ký điều hành Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) Patricia Espinosa cho rằng việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận này sẽ để lại khoảng trống trong cơ chế hợp tác cũng như những nỗ lực toàn cầu để đạt được các mục tiêu và tham vọng của Hiệp định Paris.Tuy nhiên, thời gian Mỹ nằm ngoài Hiệp định Paris phụ thuộc vào kết quả cuộc bầu cử tổng thống, khi đối thủ của đương kim Tổng thống Trump là ông Joe Biden cam kết sẽ đưa nước Mỹ quay lại hiệp định này nếu trúng cử.
Cho đến nay, nền nhiệt Trái Đất đã ấm lên trung bình 1 độ C, khiến các đợt nắng nóng gây hạn hán và chết người xuất hiện nhiều hơn, các cơn bão nhiệt đới cũng ngày càng trở nên mạnh hơn khi khiến nước biển dâng cao.Trong 20 năm qua, có tới 19 năm thế giới ghi nhận mức nhiệt kỷ lục, kể từ khi các dữ liệu bắt đầu được thống kê một cách chính xác vào cuối thế kỷ XIX./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
USTA: Chi tiêu du lịch Mỹ 2020 lao dốc và khó có thể phục hồi trước năm 2024
15:45' - 18/11/2020
Nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch đang chờ khoản cứu trợ bổ sung sẽ phá sản nếu gói cứu trợ mới không sớm được thông qua.
-
Kinh tế & Xã hội
Mỹ cấp phép lưu hành bộ xét nghiệm COVID-19 dùng tại nhà đầu tiên
12:45' - 18/11/2020
Ngày 17/11, Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ (FDA) thông báo đã cấp phép lưu hành bộ xét nghiệm COVID-19 đầu tiên dùng tại nhà và có thể cho kết quả ngay sau 30 phút.
-
Kinh tế Thế giới
Lý do khiến chính sách thương mại của Mỹ trong tương lai khó có nhiều đột phá
06:30' - 18/11/2020
Về chính sách thương mại, những thay đổi sắp tới dưới thời của ông Joe Biden nếu ông trở thành chủ nhân Nhà Trắng được nhìn nhận sẽ diễn ra từ từ, thận trọng chứ không thay đổi lớn và triệt để.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ lo ngại bị "thụt lùi" sau khi châu Á hình thành RCEP
12:52' - 17/11/2020
Phòng Thương mại Mỹ bày tỏ lo ngại nước này đang thụt lùi sau khi 15 nền kinh tế châu Á-Thái Bình Dương ký kết Hiệp định RCEP, hình thành nên khối thương mại tự do lớn nhất thế giới.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46'
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47' - 22/11/2024
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46' - 22/11/2024
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43' - 22/11/2024
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.