OECD: Brexit khiến nền kinh tế Anh trở nên “lạc lõng”
Nợ hộ gia đình gia tăng trong khi tăng trưởng lương "đi ngang" trở thành rủi ro bất ổn tài chính lớn đối với nền kinh tế Anh, khiến OECD đưa ra dự đoán Vương quốc Anh sẽ là quốc gia có nhịp độ tăng trưởng kinh tế chậm nhất trong Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) năm 2018, với mức tăng trưởng kinh tế dự báo sẽ chậm lại từ mức khoảng 1,5% năm nay xuống 1,2% năm 2018 và 1,1% năm 2019.
OECD đưa ra cảnh báo nợ cá nhân như nợ thẻ tín dụng sẽ là nợ nguy cơ không có khả năng thanh toán cao hơn so với nợ thế chấp nếu như tình trạng kinh tế Anh tiếp tục xấu đi, do vậy yêu cầu các ngân hàng cần có biện pháp kiểm tra đối với hoạt động cho vay cá nhân.Tuy nhiên, Ngân hàng trung ương Anh (BoE) ngày 28/11 tuyên bố các ngân hàng của nước Anh đã chuẩn bị phương án đối phó đối với hậu quả kinh tế mà Brexit có thể gây ra cho nền kinh tế.
Trong đánh giá mới đây nhất về kinh tế toàn cầu, OECD cho thấy vấn đề tạo việc làm ở nước Anh đã mất đà, trong khi chi tiêu của người tiêu dùng giảm đi do lạm phát tăng cao bởi đồng bảng Anh mất giá kể từ sau khi cử tri bỏ phiếu rời khỏi Liên minh châu Âu (EU).Đồng bảng yếu giúp thúc đẩy các hoạt động xuất khẩu nhưng nhập khẩu giảm do sức mua của người tiêu dùng giảm.
Bức tranh kinh tế ảm đạm trên được đưa ra một tuần sau khi Bộ trưởng Tài chính Philip Hammond hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế Anh năm 2017 từ mức 2% xuống 1,5%, và xuống còn 1,4%, 1,3% và 1,5% trong các năm tiếp theo, trước khi phục hồi lên 1,6% trong năm 2021-2022.Trước việc kinh tế Anh có thể sẽ là một trong những nền kinh tế lớn có mức tăng trưởng kinh tế yếu nhất trong 5 năm tới, Bộ trưởng Hammond đã dỡ bỏ thuế trước bạ cho người mua nhà lần đầu (loại nhà dưới 300.000 bảng), điểm nhấn trong gói chi tiêu và thuế quan mà ông đưa ra.
Trong tuần này, London cũng công bố chiến lược công nghiệp nhằm cải tiến năng suất lao động của nước Anh, điều được cho là đã cản trở đà tăng trưởng của kinh tế Anh và mức độ tăng lương cho người lao động kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính. Tổng Thư ký OECD José Angel Gurría cho rằng các nền kinh tế cần tập trung vào các hoạt động tài khóa và cấu trúc nhằm thúc đẩy tăng trưởng dài hạn, trong khi giảm bớt chính sách trợ giúp tiền tệ.Các nước cần tiến hành các gói cải cách, giúp thành phần kinh tế tư nhân tăng năng suất lao động, tăng lương cho người lao động và tăng trưởng kinh tế một cách toàn diện hơn.
>>>Financial Times cảnh báo nền kinh tế Anh khó chống đỡ cú sốc Brexit
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Financial Times cảnh báo nền kinh tế Anh khó chống đỡ cú sốc Brexit
05:30' - 26/11/2017
Cú sốc Brexit cộng với những bộc lộ yếu kém của tự thân nền kinh tế Anh đang khiến nước này bước vào một cuộc hành trình của một con tàu bị rò rỉ.
-
Kinh tế Thế giới
EU: Có thể đạt được thỏa thuận về Brexit vào tháng 12
08:49' - 25/11/2017
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk đã đánh giá thỏa thuận đầu tiên về các điều kiện cho việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) - còn gọi là Brexit - có thể đạt được vào tháng 12 tới.
-
Kinh tế Thế giới
EU hy vọng đàm phán Brexit có thể chuyển sang giai đoạn 2
07:45' - 24/11/2017
Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean-Claude Juncker cho biết, trong vài ngày tới, sẽ là thời điểm để quyết định liệu các cuộc đàm phán về việc Anh rời EU có tiến triển đủ để bước sang giai đoạn 2 hay không.
-
Kinh tế Thế giới
Thỏa thuận Brexit có nguy cơ bị trì hoãn nếu có khiếu kiện
10:40' - 22/11/2017
Theo một cựu thẩm phán của Liên minh châu Âu (EU), việc nước Anh rời khỏi khối này có thể sẽ bị trì hoãn thêm một năm, nếu những người ủng hộ việc ở lại EU nộp đơn khiếu nại lên tòa án của châu Âu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị Cấp cao ASEAN: Kỳ vọng sẽ kết nạp Timor Leste tại Hội nghị lần thứ 47
20:23' - 27/05/2025
Timor Leste nộp đơn xin gia nhập ASEAN vào năm 2011 và đã được cấp quy chế quan sát viên tại các cuộc họp cấp cao vào năm 2022.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Phu nhân kết thúc chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam
20:18' - 27/05/2025
Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron và Phu nhân Brigitte Macron rời Hà Nội, kết thúc chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 25 đến ngày 27/5/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Đức đứng trước nguy cơ suy thoái năm thứ ba liên tiếp
20:12' - 27/05/2025
Nền kinh tế lớn nhất châu Âu dự báo sẽ giảm 0,3% trong năm 2025, rơi vào suy thoái trong năm thứ ba liên tiếp.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Emmanuel Macron: Pháp sẵn sàng đồng hành cùng Việt Nam trong tiến trình chuyển đổi năng lượng
18:14' - 27/05/2025
Ngày 27/5, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự buổi làm việc - ăn sáng theo lời mời của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 25-27/5.
-
Kinh tế Thế giới
Khai mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN - GCC và Trung Quốc
17:02' - 27/05/2025
Chiều 27/5, tại Trung tâm Hội nghị Kuala Lumpur đã khai mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN-Hội đồng hợp tác Vùng Vịnh (GCC) và Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Nam Phi sẽ mua khí đốt từ Mỹ
08:34' - 27/05/2025
Nam Phi có kế hoạch mua khí đốt tự nhiên hóa lỏng từ Mỹ trong một thỏa thuận được đề xuất trị giá khoảng 1 tỷ USD một năm đạt được sau cuộc gặp gỡ của Tổng thống hai nước.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump cân nhắc chuyển 3 tỷ USD tài trợ cho Harvard sang các trường dạy nghề
08:27' - 27/05/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố đang cân nhắc chuyển khoản tài trợ liên bang trị giá 3 tỷ USD từ Đại học Harvard sang các trường dạy nghề trên toàn nước Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị Cấp cao ASEAN: Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á ấn tượng trước đường lối đổi mới và sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam
21:37' - 26/05/2025
Chiều 26/5, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) Kim Lập Quần.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị Cấp cao ASEAN: Tuyên bố Kuala Lumpur đặt ra chiến lược dài hạn cho ASEAN
21:09' - 26/05/2025
Chiều 26/5, các nhà lãnh đạo Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã thông qua “Tuyên bố Kuala Lumpur về ASEAN 2045: Tương lai chung của chúng ta”.