Omicron phản ánh sự khác biệt trong chính sách chống dịch COVID-19
Trong một bài báo đăng tải mới đây trên tờ Al Jazeera, tác giả John Power cho biết nhiều nước châu Á đang siết chặt kiểm soát biên giới để ngăn chặn biến thể Omicron xâm nhập từ bên ngoài, trong khi một số quốc gia phương Tây dường như chấp nhận tình trạng lây lan biến thể Omicron và coi đây là bước đi hướng tới sống chung với dịch COVID-19.
Theo tác giả bài báo, các nước châu Á và phương Tây áp dụng chính sách phòng dịch đối ngược ở thời điểm ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy biến thể Omicron ít gây ra các ca bệnh nặng và tử vong như biến thể Delta dù lây lan nhanh hơn.
Tại Anh, kể từ khi phát hiện ca đầu tiên nhiễm biến thể Omicron cách đây 6 tuần, đến nay số bệnh nhân nặng phải dùng máy thở chưa đến 25% so với mức đỉnh ghi nhận hồi tháng 1/2021.
Còn tại Nam Phi - nơi đầu tiên trên thế giới thông báo ca nhiễm biến thể Omicron, số ca tử vong trong làn sóng lây nhiễm biến thể này chỉ bằng 20% so với mức ghi nhận trong làn sóng nhiễm biến thể Beta cách đây đúng một năm.
Chuyên gia Paul Glasziou tại Đại học Bond (Australia) cho rằng, ở những người chưa tiêm phòng COVID-19, nguy cơ tử vong do biến thể Omicron chỉ bằng 30% so với biến thể Delta.
Tác giả cho biết, khi ca nhiễm biến thể Omicron đầu tiên trên thế giới được báo cáo vào tháng 11/2021, nhiều nước đã lập tức thắt chặt kiểm soát biên giới nhưng hiện nay đã nới lỏng dần. Tuy nhiên, một số nước châu Á vẫn áp dụng các biện pháp hạn chế này mặc dù tỷ lệ tiêm vaccine ngừa COVID-19 trong nước cao.
Theo đó, Trung Quốc vẫn theo đuổi chiến lược “Zero COVID” với mục tiêu đưa số mắc mới trong cộng đồng về con số 0. Cụ thể, Đặc khu hành chính Hong Kong cấm các chuyến bay tới 8 quốc gia gồm Australia, Canada, Pháp, Ấn Độ, Pakistan, Philippines, Anh và Mỹ.
Từ tháng 12/2021, Hàn Quốc, Thái Lan và Singapore đều yêu cầu cách ly bắt buộc với hầu hết du khách quốc tế. Còn Nhật Bản cấm nhập cảnh với người nước ngoài.
Theo bài báo, chính sách chống dịch COVID-19 thận trọng của nhiều nước châu Á đối ngược với chính sách của những quốc gia như Mỹ, Anh và Australia - nơi chứng kiến số ca mắc mới tăng cao do biến thể Omicron.
Thủ tướng Australia Scott Morrison ngày 3/1 tuyên bố kết thúc giai đoạn phong tỏa ở nước này, trong khi giới chức địa phương cũng nới lỏng quy định xét nghiệm và cách ly để giải quyết tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng và hoạt động kinh doanh gián đoạn.
Thủ tướng Anh Boris Johnson vào ngày 5/1 cũng bày tỏ hy vọng đất nước này sẽ “vượt qua” làn sóng lây nhiễm Omicron hiện tại mà không cần áp dụng thêm hạn chế.
Bài báo dẫn nhận định của Giáo sư Ooi Eng Eong tại Trường Y Duke-NUS ở Singapore cho rằng những quốc gia châu Á có tỷ lệ bao phủ vaccine ngừa COVID-19 cao có thể bắt đầu nới lỏng hạn chế.
Trong khi đó, chuyên gia dịch tễ học Thira Woratanarat tại Đại học Chulalongkorn (Thái Lan) cho biết ông không nghĩ rằng các quốc gia châu Á quá cẩn trọng trong chính sách chống dịch xét theo điều kiện của hệ thống y tế và nguồn cung vaccine, đặc biệt ở những quốc gia nghèo trong khu vực./.
>>>Phát hiện biến thể mới Deltacron
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Những thói quen sinh hoạt làm tăng nguy cơ lây nhiễm COVID-19
14:06' - 09/01/2022
Đi mua sắm thường xuyên, sử dụng phương tiện công cộng và đi đến những không gian trong nhà đông người là những hoạt động gây nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cao nhất.
-
Đời sống
Kinh nghiệm tự điều trị COVID-19 tại nhà
12:06' - 09/01/2022
Nếu người mắc COVID-19 sống một mình, họ cần thông báo và thường xuyên cập nhật tình hình với người thân hoặc bạn bè để có thể được hỗ trợ kịp thời.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
WB: Rủi ro tài chính của Thái Lan gia tăng
07:00' - 15/02/2025
Thái Lan có thể tăng cường khả năng phục hồi tài khóa trong bối cảnh chi tiêu tăng cao bằng cách cắt giảm trợ cấp năng lượng lũy thoái.
-
Ý kiến và Bình luận
Cử tri Đức mong muốn thay đổi lớn trong chính sách kinh tế
06:00' - 15/02/2025
77% người Đức trưởng thành muốn có những thay đổi lớn hoặc thậm chí rất lớn trong chính sách kinh tế, tuy nhiên, chỉ có 36% cho rằng điều này sẽ xảy ra sau ngày bầu cử 23/2 tới.
-
Ý kiến và Bình luận
Phần lớn người dân châu Âu ủng hộ sử dụng AI tại công sở
20:56' - 14/02/2025
Phóng viên TTXVN tại Brussels dẫn kết quả cuộc khảo sát cho biết hơn 60% số người châu Âu được hỏi có cái nhìn tích cực về robot và AI tại nơi làm việc.
-
Ý kiến và Bình luận
Nông nghiệp là lĩnh vực hợp tác quan trọng giữa Quảng Tây (Trung Quốc) và Việt Nam
13:03' - 14/02/2025
Theo trang mạng Thương báo quốc tế của Bộ Thương mại Trung Quốc, trong dịp Tết Nguyên đán 2025, không khí tại cửa khẩu Hữu Nghị Quan thành phố Bằng Tường, Quảng Tây vẫn rất bận rộn.
-
Ý kiến và Bình luận
Malaysia vẫn là điểm đến hấp dẫn cho dòng vốn FDI
08:05' - 14/02/2025
Malaysia vẫn là điểm đến hấp dẫn cho dòng vốn FDI vào sản xuất và dịch vụ dựa trên cơ sở hạ tầng tương đối tốt, lực lượng lao động trẻ, vị thế vững chắc trong chuỗi cung ứng điện...
-
Ý kiến và Bình luận
WHO cảnh báo nguy cơ đối với tình trạng y tế toàn cầu
13:48' - 13/02/2025
Việc Mỹ tạm dừng đóng góp viện trợ nước ngoài có tác động nghiêm trọng đến sức khỏe toàn cầu, ảnh hưởng đến các chương trình chống bại liệt, HIV và các mối đe dọa khác.
-
Ý kiến và Bình luận
Chiến lược “Trump trade” không đem lại hiệu quả như kỳ vọng
09:35' - 13/02/2025
Theo Financial Times, chiến lược đầu tư vào các tài sản được kỳ vọng hưởng lợi từ chính sách của Tổng thống Donald Trump (chiến lược Trump trade) không đem lại hiệu quả như kì vọng.
-
Ý kiến và Bình luận
Các ngân hàng Mỹ lạc quan về triển vọng thị trường
06:30' - 13/02/2025
Giám đốc điều hành JPMorgan Chase Jennifer Piepszak cho hay khách hàng lạc quan về triển vọng thị trường, nhưng vẫn thận trọng trong việc đưa ra các quyết định đầu tư lớn.
-
Ý kiến và Bình luận
Báo của Bỉ ca ngợi Lễ hội Lim với sắc màu và văn hóa dân gian đặc sắc
10:35' - 12/02/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, ngày 11/2, trong chuyên mục “Thế giới đó đây”, Báo “Le Soir” của Bỉ đã đăng bài viết đặc sắc với tiêu đề “Lễ hội Lim rực rỡ sắc màu tôn vinh dân ca quan họ”.