Ổn định thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp trong tình hình mới
Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 1/1/2021 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2021, Bộ Công Thương đã và đang chỉ đạo thực hiện nhiều nhóm giải pháp đồng bộ nhằm tiếp tục giữ vững ổn định thị trường.
Đồng thời, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong nước, thúc đẩy tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ, góp phần ổn định kinh tế - xã hội đất nước trong bối cảnh hiện nay.
Theo đó, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo thuận lợi cho phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng ngành công thương nhanh, bền vững trên cơ sở giữ vững ổn định các nền tảng kinh tế vĩ mô, đặc biệt là cân đối cung cầu hàng hóa tiêu dùng trong nước.
Bộ Công Thương còn tập trung nâng cao khả năng thích ứng và sức chống chịu của ngành trước các cú sốc từ bên ngoài để ổn định sản xuất, củng cố thị trường trong và ngoài nước để thực hiện linh hoạt, hiệu quả “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch COVID-19, vừa phục hồi và phát triển ngành công thương trong trạng thái bình thường mới.
Đặc biệt, ngành đẩy mạnh tái cơ cấu ngành công thương gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tính tự chủ và sức cạnh tranh của nền kinh tế dựa trên nền tảng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và nguồn nhân lực chất lượng cao; tập trung phát triển mạnh công nghiệp chế biến, chế tạo gắn với công nghệ thông minh, chuyển đổi số để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh.
Ngoài ra, Bộ Công Thương chú trọng phát triển thị trường trong nước, đẩy mạnh lưu thông và triển khai đồng bộ, linh hoạt các chính sách kích cầu tiêu dùng nội địa; kích thích tiêu dùng hàng Việt Nam và tăng cường xúc tiến thương mại gắn với đẩy mạnh xây dựng thương hiệu hàng Việt Nam; đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử.
Theo Bộ Công Thương, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp khiến thị trường hàng hóa trong nước chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề, hoạt động sản xuất, kinh doanh thương mại bị hạn chế, nhu cầu du lịch, dịch vụ lưu trú, ăn uống, doanh thu bán hàng hóa giảm mạnh.
Tuy nhiên, do nhận định sớm tình hình thị trường, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương đã chủ động có phương án chỉ đạo các địa phương, doanh nghiệp sớm có kế hoạch ứng phó với các tình huống diễn biến của thị trường.
Cụ thể, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các doanh nghiệp phân phối có hệ thống siêu thị trên địa bàn khẩn trương triển khai phương án tăng cường nguồn cung hàng hóa, nhất là các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, bảo đảm đáp ứng đủ nhu cầu của người dân.
Cùng với đó, Bộ còn yêu cầu Sở Công Thương các địa phương bám sát tình hình thị trường, trực tiếp kiểm tra đôn đốc các doanh nghiệp phân phối trên địa bàn triển khai các phương án bảo đảm nguồn cung hàng hóa cho thị trường, giữ ổn định tâm lý thị trường.
Ngoài ra, các địa phương phải có phương án dự trữ và cung ứng hàng hóa nhu yếu phẩm kịp thời phục vụ nhu cầu của nhân dân theo từng cấp độ của dịch bệnh; phối hợp ngay với cơ quan báo chí thông tin về nguồn cung và các biện pháp triển khai để nhanh chóng ổn định tâm lý thị trường.
Vì vậy, hiện tượng cầu tăng đột biến trong một vài thời điểm gây gián đoạn nguồn cung cục bộ tại một số điểm bán hàng tại một vài địa phương có ca nhiễm bệnh đã nhanh chóng được xử lý. Giá hàng hóa thực phẩm có biến động tăng tại các chợ trong những giai đoạn cầu tăng mạnh nhưng sau đó đã giảm trở lại.
Đáng lưu ý, tại các siêu thị, nguồn cung hàng hóa đầy đủ và giá được giữ ổn định hơn ngoài thị trường, Bộ Công Thương vẫn tiếp tục theo dõi sát tình hình thị trường, chỉ đạo, phối hợp với các địa phương chuẩn bị hàng hóa bảo đảm cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu phục vụ sinh hoạt hàng ngày, do đó thị trường hàng hóa luôn được ổn định, không có biến động bất thường về giá cả.
Song song với việc bình ổn thị trường, Bộ Công Thương đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, trên cơ sở thực hiện Kế hoạch hành động của ngành Công Thương nhằm khôi phục và thúc đẩy phát triển công nghiệp, thương mại trong giai đoạn mới cũng như kích cầu tiêu dùng nội địa, mở rộng thị trường trong nước, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh.
Ngoài ra, để tháo gỡ khó khăn cho tiêu thụ các mặt hàng nông sản có sản lượng lớn, sản xuất tập trung, Bộ Công Thương đã có các giải pháp hỗ trợ kết nối tiêu thụ trong nước và đàm phán với các nước nhập khẩu để phối hợp thực hiện các biện pháp tạo điều kiện cho xuất khẩu các mặt hàng này qua cửa khẩu được thuận lợi nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm và giữ giá bán ở mức hợp lý, có lợi cho người nông dân./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Năm 2021, Bộ Công Thương sẽ triển khai hậu kiểm về an toàn thực phẩm
11:37' - 09/02/2021
Bộ Công Thương đề nghị các đơn vị hậu kiểm về tự công bố sản phẩm, điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm, xuất nhập khẩu thực phẩm, ghi nhãn thực phẩm, quảng cáo thực phẩm, sử dụng phụ gia thực phẩm.
-
Kinh tế Việt Nam
Dịch COVID-19: Bộ Công Thương yêu cầu đảm bảo đủ nguồn hàng trong mọi tình huống
17:00' - 28/01/2021
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Bộ Công Thương yêu cầu các địa phương trong mọi tình huống phải cung cấp đủ hàng hóa thiết yếu, không để xảy ra tình trạng xáo trộn đời sống của nhân dân.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Hoa tươi cắt cành hút hàng dịp 8/3
15:47'
Ngày 8/3, ghi nhận tại Tp. Hồ Chí Minh, không khí bán buôn, giao nhận hàng hóa diễn ra nhộn nhịp ở hầu hết các địa điểm kinh doanh hoa tươi cắt cành.
-
Thị trường
Giá dừa khô tăng mạnh
07:12'
Sau Tết Nguyên đán, nông dân các vùng chuyên canh dừa tỉnh Tiền Giang phấn khởi bởi giá dừa khô đang tăng mạnh.
-
Thị trường
Trung Quốc: Xuất khẩu tăng hơn 60% trong hai tháng qua
20:31' - 07/03/2021
Theo Tổng Cục Hải quan Trung Quốc (GACC), hai tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc đã tăng 60,6% so với cùng kỳ năm 2020, còn kim ngạch nhập khẩu tăng 22,2%.
-
Thị trường
Giá lương thực và thực phẩm tại Nam Phi biến động mạnh
06:47' - 07/03/2021
Theo báo cáo giám sát mới nhất của Hội đồng Tiếp thị nông nghiệp quốc gia Nam Phi (NAMC), giá gạo bán ra tại Nam Phi tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm trước.
-
Thị trường
Hà Nội giá hoa tươi tăng cao, nhưng thị trường trầm lắng
18:23' - 06/03/2021
Mặt hàng hoa tươi những ngày cận kề 8/3 giá lại tăng cao từ 2 - 3 lần, nhất là hoa hồng ngoại tăng tới 5-6 lần, nhưng ít người đặt mua.
-
Thị trường
Giá ngô dẫn đầu đà tăng trên thị trường nông sản Mỹ
18:21' - 06/03/2021
Trên sàn giao dịch hàng hóa Chicago (CBOT), Mỹ, giá các loại nông sản giao kỳ hạn đều tăng trong phiên giao dịch cuối tuần ngày 5/3, trong đó giá ngô dẫn đầu đà tăng.
-
Thị trường
Nhiều nhà bán lẻ áp dụng ưu đãi kép dịp 8/3
09:58' - 06/03/2021
Từ đầu tháng 3 đến nay, thị trường tiêu dùng Tp. Hồ Chí Minh có tín hiệu sôi động hơn khi dịp 8/3 - Ngày quốc tế Phụ nữ đang ngày càng đến gần.
-
Thị trường
Hàn Quốc có kế hoạch tăng 30% xuất khẩu sản phẩm thủy sản
07:32' - 06/03/2021
Bộ Đại dương và Thủy sản Hàn Quốc có kế hoạch tăng xuất khẩu các sản phẩm thủy sản 30% đến năm 2025, phù hợp với tầm nhìn mới nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp này trở thành động lực tăng trưởng mới.
-
Thị trường
Nới lỏng giãn cách xã hội, giá dưa hấu tăng cao
17:44' - 05/03/2021
Nếu trước Tết, giá dưa tại Gia Lai chỉ từ 1.000-2.000 đồng/kg thậm chí có những ruộng dưa phải vứt bỏ thì đến thời điểm này, dưa hấu cắt tại ruộng có giá 7.000- 8.000 đồng/kg.