Ổn định tiền tệ để chống lạm phát: Lựa chọn nào cho Venezuela?
Nhưng cuối cùng đồng bolivar đã duy trì ổn định kể từ tháng 10/2021 đến nay, nhờ khoản đầu tư 2,2 tỷ USD của Nhà nước nhằm giảm áp lực lạm phát ở quốc gia Nam Mỹ này.
Những tín hiệu sáng của nền kinh tếNăm ngoái, lạm phát của Venezuela ở mức 686% - tỷ lệ cao nhất trên thế giới. Đáng chú ý, con số này đã ghi nhận sự cải thiện đáng kể so với mức 130.000% của năm 2018, 9.585% năm 2019 và 3.000% năm 2020. Theo công ty tư vấn Aristimuno Herrera & Associates, Ngân hàng trung ương Venezuela đã bơm 2,2 tỷ USD vào thị trường nội địa trong giai đoạn 2021-2022. Do bị chính phủ cấm sử dụng trong suốt 15 năm, đồng USD đã trở nên vô cùng khan hiếm và đắt đỏ.Đồng bạc xanh được giao dịch trên thị trường “chợ đen” với giá cao hơn đáng kể so với tỷ giá hối đoái chính thức. Đối mặt với khủng hoảng dòng tiền, chính phủ buộc phải dỡ bỏ lệnh cấm vào năm 2019.
Cesar Aristimuno, Giám đốc Aristimuno Herrera & Associates, nhận định rằng: “Việc cung cấp thêm USD ra thị trường sẽ tạo ra sự ổn định trong tỷ giá hối đoái”.
Ngân hàng trung ương Venezuela đã thừa nhận 29 lần "can thiệp" vào thị trường tiền tệ kể từ tháng 10/2021, mặc dù không đưa ra chi tiết về số tiền. Tháng Mười năm ngoái, ngân hàng đã tạo ra một đồng bolivar mới trị giá bằng 1 triệu đồng bolivar cũ, với chính phủ cho biết động thái này nhằm cải thiện niềm tin vào đồng nội tệ. Đồng thời, các nhà chức trách cũng áp thuế 3% đối với các giao dịch ngoại tệ và tiền điện tử. Kể từ tháng 10/2021, tỷ giá của đồng bolivar so với USD chỉ tăng nhẹ từ 4,18 bolivar đổi 1 USD, lên mức 4,32 bolivar đổi 1 USD, tức là giá trị đồng bolivar chỉ giảm 3,24%. Đây là kết quả đáng hoan nghênh, nếu so với mức giảm giá trị 76% vào năm 2021 và hơn 95% trong ba năm trước đó. Thêm vào đó, GDP của Venezuela đã tăng 4% vào năm 2021, sau khi giảm tổng cộng hơn 80% trong suốt 8 năm suy thoái kinh tế. Sự ổn định liệu có thể duy trì? Một số chuyên gia kinh tế cho rằng nền kinh tế của Venezuela có quy mô quá nhỏ để có thể áp dụng một chính sách (bơm tiền) như vậy. Vấn đề là Venezuela có thể duy trì biện pháp này trong bao lâu.Một số nhà phân tích lo ngại rằng chính phủ đang "đốt cháy" dự trữ ngoại hối của họ, nhưng trên thực tế, dự trữ đồng USD tăng lên nhờ sự gia tăng nguồn thu từ dầu mỏ của Venezuela do giá dầu thô tăng và sản lượng dầu bị hạn chế.
Tập đoàn dầu khí quốc doanh PDVSA sản xuất hơn 3 triệu thùng/ngày trong năm 2014 nhưng con số này đã giảm xuống còn 400.000 thùng/ngày sau 6 năm. Theo số liệu của Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), sản lượng của PDVSA hiện đã tăng lên 680.000 thùng/ngày.Ngân hàng trung ương Venezuela cho biết họ đang có 10,8 tỷ USD dự trữ, con số này chỉ bằng một nửa so với năm 2014 và 1/3 so với năm 2007. Tuy nhiên, ngân hàng trung ương vẫn đang tính cả 5 tỷ USD mà Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đáng lẽ đã phân bổ để giúp nước này giảm thiểu tác động của đại dịch COVID-19, nhưng sau đó khoản tiền này đã bị rút lại do những vấn đề liên quan đến cuộc bầu cử Tổng thống năm 2018.
Vào năm 2018, chính phủ đã cố gắng giải quyết lạm phát bằng cách yêu cầu các ngân hàng giữ 85% dự trữ trong ngân hàng trung ương nhằm hạn chế việc in tiền. Điều này đã làm giảm tín dụng, khiến đầu tư giảm mạnh và đồng bolivar rơi tự do.Khi nhận ra tín dụng, đầu tư và tăng trưởng có liên quan mật thiết với nhau, Chính phủ Venezuela đã cho phép các ngân hàng cung cấp các khoản vay bằng đồng USD trong một số điều kiện nhất định và giảm dự trữ bắt buộc xuống 73%.
Dù vậy, quốc gia Nam Mỹ này vẫn còn đối diện với nhiều thách thức để có thể thúc đẩy tăng trưởng trong khi giữ lạm phát trong tầm kiểm soát./.>>Cựu Bộ trưởng Larry Summers: Mỹ đang bên bờ vực của lạm phát kèm suy thoái
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Ngân hàng trung ương Canada sẵn sàng hành động để kiểm soát lạm phát
08:24' - 27/03/2022
Phó Thống đốc Ngân hàng trung ương Canada (BoC) cho biết, việc tăng lãi suất thêm nửa điểm phần trăm có thể là một phương án sẽ được BoC cân nhắc khi đưa ra quyết định vào giữa tháng Tư tới.
-
Tài chính
Châu Á có thể xuất khẩu lạm phát ra thế giới
08:40' - 24/03/2022
Nếu giá dầu tiếp tục đi lên và chi phí sản xuất tăng thì giá hàng hóa bán lẻ cũng không thể tránh khỏi.
-
Phân tích - Dự báo
Liệu Fed có thể vừa kiềm chế lạm phát vừa tạo việc làm?
06:30' - 24/03/2022
Các dự báo cho thấy, giữa cuộc họp vào tháng 12/2021 và cuộc họp 16/3/2022, Chủ tịch Fed và các đồng nghiệp đã tăng dự báo lạm phát trong quý IV năm nay từ 2,7% lên 4,1%.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
Sàn tiền ảo Hàn Quốc lao đao vì vốn rút sang chứng khoán nội địa
08:59'
Mặc dù Bitcoin liên tục tăng lên các mức cao kỷ lục mới trong thời gian gần đây nhưng nhìn chung sự quan tâm của những nhà đầu tư vẫn còn khá yếu.
-
Tài chính & Ngân hàng
Các ngân hàng lớn lạc quan hơn về triển vọng lợi nhuận
08:02' - 19/07/2025
Chỉ sau một quý, tình hình của các ngân hàng lớn nhất nước Mỹ đã có sự khác biệt lớn, từ một bầu không khí ảm đạm bao trùm đã được thay thế bằng sự lạc quan thận trọng.
-
Tài chính & Ngân hàng
Quốc hội Mỹ thông qua dự luật cắt giảm 9 tỷ USD ngân sách công và viện trợ nước ngoài
12:38' - 18/07/2025
Hạ viện Mỹ do đảng Cộng hòa kiểm soát đã chính thức thông qua dự luật cắt giảm khoảng 9 tỷ USD từ ngân sách dành cho phát thanh công cộng và viện trợ nước ngoài.
-
Tài chính & Ngân hàng
Tín hiệu mới từ báo cáo của Fed
08:15' - 17/07/2025
Theo báo cáo Sách Be (Beige Book) được Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) công bố ngày 16/7, hoạt động kinh tế tại Mỹ đã tăng nhẹ trong khoảng thời gian từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 7/2025.
-
Tài chính & Ngân hàng
Trái phiếu châu Á đứt mạch hút vốn ngoại
08:00' - 17/07/2025
Tại Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Malaysia và Hàn Quốc, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng khoảng 2,11 tỷ USD trái phiếu nội địa trong tháng 6/2025 – đánh dấu tháng bán ròng đầu tiên kể từ tháng 1/2025.
-
Tài chính & Ngân hàng
Từ phòng giao dịch đến dữ liệu số: Ngân hàng cần người “hai trong một”
16:58' - 16/07/2025
Trên 90% giao dịch của khách hàng thực hiện qua kênh số. Các quy trình nghiệp vụ được tự động hóa, nhân lực từ chỗ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng giờ phải chuyển mình để hiểu và ứng dụng công nghệ.
-
Tài chính & Ngân hàng
Dư nợ tín dụng vùng Đông Nam Bộ chiếm hơn 30% quy mô toàn ngành
09:11' - 16/07/2025
Với dư nợ tín dụng chiếm hơn 30% quy mô toàn ngành, các tổ chức tín dụng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai sau hợp nhất dự kiến sẽ có nhiều dư địa tăng trưởng hơn.
-
Tài chính & Ngân hàng
Mastercard: Stablecoin chưa thể trở thành công cụ thanh toán phổ thông
13:41' - 15/07/2025
Bất chấp những lời tung hô, stablecoin vẫn còn rất xa có thể trở thành công cụ thanh toán phổ biến trong đời sống hàng ngày. Đó là nhận định của ông Jorn Lambert, Giám đốc sản phẩm của Mastercard.
-
Tài chính & Ngân hàng
Giá Bitcoin tiếp tục phá kỷ lục, vượt mốc 121.000 USD
12:49' - 14/07/2025
Sáng 14/7, giá Bitcoin có lúc đã đạt mức cao kỷ lục là 121.209,01 USD đánh dấu một cột mốc quan trọng đối với đồng tiền điện tử lớn nhất thế giới.