OPEC sẽ không đạt được đồng thuận về "đóng băng" sản lượng?
Trước thềm cuộc họp không chính thức của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), dự kiến diễn ra trong tuần này tại Algeria, giới phân tích và các Bộ trưởng Năng lượng nhận định các thành viên OPEC và Nga sẽ phải giải quyết nhiều vấn đề then chốt trước khi tiến tới một thỏa thuận "đóng băng" sản lượng chính thức.
Phát biểu với báo giới trước thềm Diễn đàn Năng lượng Quốc tế lần thứ 15 diễn ra tại Algiers từ ngày 26-28/9, Bộ trưởng Năng lượng Algeria Noureddine Boutarfa ngày 25/9 lạc quan cho rằng vẫn có cơ hội để các nước thành viên OPEC đạt được thỏa thuận "đóng băng" sản lượng tại cuộc họp không chính thức. Tuy nhiên, ông Bouterfa, một trong những nhân vật ủng hộ mạnh mẽ nhất đối với thỏa thuận hạn chế sản lượng, cũng thừa nhận rằng cuộc họp này có thể chỉ phác thảo được "các yếu tố của thỏa thuận". Mặc dù quả quyết "Chúng tôi sẽ không về tay trắng", nhưng ông cảnh báo rằng nếu cuộc họp của OPEC thất bại, giá dầu có thể sẽ giảm sâu từ khoảng 45 USD/thùng hiện nay, xuống còn 30 USD/thùng. Phát biểu trên của người đứng đầu Bộ Dầu mỏ Algeria đã phát đi tín hiệu rằng dù có thể thất bại trong tuần này song tổ chức gồm 14 nước thành viên sẽ tiếp tục bàn thảo về vấn đề sản lượng tại cuộc họp chính thức của OPEC, dự kiến diễn ra vào ngày 30/11 tại Vienna (Áo). Tuy nhiên, Tổng thư ký OPEC, ông Mohammad Barkindo cách đây một tuần từng nhận định cuộc họp không chính thức sắp tới có thể chỉ là các cuộc tham vấn, chứ không thể đưa ra được quyết định cuối cùng. Trong khi đó, các đại diện trong OPEC đã từng nhấn mạnh rằng cuộc họp tại Algiers tới đây là nhằm bắt đầu các cuộc thảo luận mà họ hy vọng sẽ dẫn tới một thỏa thuận cuối cùng tại cuộc họp chính thức ở Vienna (Áo) vào cuối tháng 11/2016. OPEC, hiện chiếm hơn 1/3 tổng sản lượng dầu của thế giới, và các nhà sản xuất khổng lồ khác đã và đang chật vật trong việc ứng phó với tình trạng lao dốc của giá dầu. Sự bùng nổ của hoạt động sản xuất dầu đá phiến ở Mỹ được coi là nguyên nhân chủ yếu khiến giá dầu giảm mạnh thời gian qua, từ mức đỉnh điểm 115 USD/thùng hồi tháng 6/2015 xuống dưới 30 USD/thùng đầu năm nay, trước khi phục hồi lên khoảng 45 USD/thùng hiện nay. Saudi Arabia, nhà sản xuất lớn nhất trong OPEC, đã phản ứng trước thực trạng suy giảm nguồn thu từ dầu mỏ do giá dầu sa sút bằng cách tăng sản lượng lên các mức kỷ lục, thay vì sử dụng công cụ truyền thống là cắt giảm sản lượng. Trong cuộc trả lời phỏng vấn báo chí mới đây, Bộ trưởng Dầu mỏ Nigeria Emmanuel Ibe Kachikwu cho biết ông ủng hộ thỏa thuận "đóng băng" sản lượng, song cho rằng Saudi Arabia có các lý do "rất mạnh" để tăng sản lượng.Ông Kachikwu cho biết thêm Nigeria không thể "đóng băng" sản lượng của mình vào thời điểm hiện nay vì các chiến binh vùng Niger Delta đã phá hủy nhiều đường ống thời gian qua, khiến sản lượng Nigeria sụt giảm nghiêm trọng. Theo ông Kachikwu, Nigeria cần phải được miễn nếu các thành viên OPEC đạt được thỏa thuận cuối cùng liên quan đến sản lượng.
Các nước khác, trong đó có Iran và Libya, cũng mong muốn được miễn tham gia thỏa thuận "đóng băng" sản lượng cho tới khi họ đạt được các mức sản lượng như trước kia. Theo các nguồn tin thân cận với kế hoạch dầu mỏ của Saudi Arabia, Vương quốc vùng Vịnh này cũng không muốn thúc đẩy một thỏa thuận chính thức liên quan vấn đề "đóng băng" sản lượng trước tháng 11/2016.OPEC hiện đang cân nhắc bốn lựa chọn để các thành viên cùng với Nga, nhà sản xuất khổng lồ ngoài OPEC, thống nhất "đóng băng" sản lượng ở các mức của tháng Một hoặc tháng Tám năm nay, hoặc ở mức trung bình của quý I/2016 hay của nửa đầu năm 2016.
Các nguồn tin trên cũng cho biết tất cả các kịch bản này sẽ bao gồm sự tham gia của Iran, theo đó Tehran phải nhất trí "đóng băng" sản lượng ở dưới mức trước thời điểm bị áp dụng các lệnh trừng phạt quốc tế.
Chuyên gia Abhishek Deshpande, trưởng bộ phận phân tích thị trường dầu mỏ thuộc ngân hàng Natixis (Pháp), nhận định OPEC đang đứng trước áp lực ngày càng lớn để thúc đẩy một thỏa thuận sản lượng vào thời điểm hiện nay. Ông Deshpande cho biết ông không kỳ vọng về một thỏa thuận đầy đủ trong tuần này, song lưu ý rằng các nhà sản xuất dầu mỏ đang bắt đầu hoài nghi liệu chính sách giành thị phần của Saudi Arabia có thể giúp khôi phục giá dầu. Nhà phân tích này nhận xét: "Hiện trên thị trường dầu mỏ thế giới vẫn đang tràn ngập nguồn cung. Nếu OPEC không hành động, giá dầu sẽ tiếp tục chịu áp lực đi xuống"./.- Từ khóa :
- OPEC
- đóng băng sản lượng
- dầu thô
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới giảm nhẹ trước thềm cuộc họp OPEC
18:29' - 23/09/2016
Mở cửa thị trường London phiên ngày 23/9, giá dầu giảm nhẹ do giới đầu tư bán ra chốt lời sau hai phiên tăng giá mạnh trước đó.
-
Hàng hoá
OPEC cảnh báo xu hướng giảm đầu tư vào lĩnh vực dầu mỏ
12:07' - 21/09/2016
Tổng thư ký Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) Mohammed Barkindo ngày 20/9 cảnh báo đầu tư vào lĩnh vực dầu mỏ đang giảm do giá dầu thô lao dốc, và điều này đe dọa tương lai của ngành dầu mỏ.
-
Kinh tế Thế giới
Các nước OPEC liệu có "đóng băng" sản lượng dầu mỏ?
07:32' - 21/09/2016
Các nước thành viên trong và ngoài OPEC dường như sẽ đồng thuận nhằm góp phần tạo nên sự cân bằng cho thị trường dầu, hiện đang dư cung khoảng 1 triệu thùng/ngày.
-
Kinh tế Thế giới
Quan chức OPEC lạc quan về triển vọng cuộc họp giữa các nước sản xuất dầu
07:03' - 20/09/2016
Quan chức của OPEC lạc quan về cuộc họp không chính thức sắp tới giữa các nước thành viên OPEC và các quốc gia sản xuất dầu mỏ ngoài OPEC, dự kiến diễn ra vào ngày 26-28/9.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Nông dân Bình Phước phấn khởi vào vụ thu hoạch cà phê có giá cao
12:26'
Thời điểm này, hộ trồng cà phê tại tỉnh Bình Phước đang bước vào vụ thu hoạch niên vụ năm 2024. Hiện tại, giá thu mua cà phê quả tươi và nhân đang ở mức cao nên nhà nông rất phấn khởi.
-
Hàng hoá
Căng thẳng địa chính trị leo thang, giá dầu chạm đỉnh của hai tuần
12:24'
Giá dầu đã tăng khoảng 1% trong phiên giao dịch ngày 22/11, chốt phiên ở mức cao nhất của hai tuần, giữa bối cảnh xung đột Nga-Ukraine leo thang, đe dọa ảnh hưởng đến nguồn cung dầu toàn cầu.
-
Hàng hoá
Nhiều xu hướng mới lạ xuất hiện trong mùa mua sắm cuối năm
19:00' - 22/11/2024
Mùa mua sắm lễ hội năm 2024 diễn ra trong bối cảnh kinh tế chuyển đổi và nhiều yếu tố bất định khác, khiến cả người tiêu dùng lẫn nhà bán lẻ đều phải thận trọng.
-
Hàng hoá
Xung đột Nga-Ukraie tiếp tục đẩy giá dầu leo thang
14:23' - 22/11/2024
Giá dầu thế giới tiếp tục tăng vào chiều ngày 22/11, khi xung đột ở Ukraine có chiều hướng gia tăng và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lên tiếng cảnh báo về một cuộc xung đột toàn cầu tiềm tàng.
-
Hàng hoá
Mở cửa Phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
11:37' - 22/11/2024
Đây là lần thứ 14 Phòng trưng bày của Tổng cục mở cửa đón khách tham quan, tìm hiểu thông tin, dấu hiệu nhận biết hàng thật - hàng giả với một số mặt hàng có nhu cầu tiêu thụ cao trên thị trường.
-
Hàng hoá
Indonesia nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn gạo từ Ấn Độ
08:45' - 22/11/2024
Chính phủ Indonesia đã quyết định nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn gạo từ Ấn Độ. Quy trình giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp đã hoàn tất.
-
Hàng hoá
Kiên Giang đưa hơn 90% sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử
08:45' - 22/11/2024
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, đến nay tỉnh có 269 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, trong đó có hơn 90% sản phẩm OCOP đưa vào sàn thương mại điện tử để kinh doanh.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới tăng 1% giữa lúc xung đột Nga-Ukraine leo thang
07:40' - 22/11/2024
Giá dầu thế giới tăng khoảng 1% vào ngày 21/11 sau khi Nga và Ukraine gia tăng các cuộc tấn công bằng tên lửa, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ căng thẳng nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng.
-
Hàng hoá
Giá dầu tăng nhanh do căng thẳng địa chính trị
17:56' - 21/11/2024
Giá dầu thô thế giới đã ghi nhận mức tăng đáng kể trong phiên chiều 21/11 khi căng thẳng leo thang giữa Nga và Ukraine.