OPEC: Thiếu đầu tư có thể khiến nguồn cung giảm và chi phí năng lượng gia tăng
Trong báo cáo "Triển vọng Dầu mỏ Thế giới 2021" công bố ngày 28/9, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cảnh báo việc thiếu đầu tư vào ngành dầu khí có thể khiến nguồn cung thắt chặt hơn và đẩy giá năng lượng đi lên, từ đó có thể đe dọa đà phục hồi còn yếu của nền kinh tế toàn cầu hậu đại dịch COVID-19.
OPEC đưa ra cảnh báo trên giữa lúc các thị trường ghi nhận sự phục hồi khá mạnh của nhu cầu năng lượng toàn cầu, yếu tố đã dẫn đến tình trạng khan hiếm nguồn cung và đẩy giá năng lượng gia tăng.Báo cáo của OPEC cho biết, sự chuyển dịch sang sử dụng nhiên liệu sạch hơn và tác động của đại dịch COVID-19 đã khiến đầu tư vào ngành sản xuất dầu khí giảm khoảng 30% trong năm 2020.
OPEC lưu ý rằng nếu không có các khoản đầu tư cần thiết, các thị trường năng lượng có thể biến động mạnh hơn và tình trạng thiếu hụt năng lượng trong tương lai sẽ ảnh hưởng đến sự phục hồi toàn cầu.Giá khí đốt ở châu Âu và châu Á đang ở gần mức cao kỷ lục, trong khi giá khí đốt ở Mỹ ghi nhận mức cao nhất trong 7 năm. Giá than đá cũng đã ghi nhận các mức cao kỷ lục, còn giá dầu Brent đã vượt ngưỡng 80 USD/thùng, mức cao nhất trong ba năm qua.
Mặc dù tương đối lạc quan về triển vọng phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19, song OPEC đã cảnh báo về nguy cơ suy giảm nhu cầu dầu mỏ trong trung hạn. Tổ chức này quan ngại rằng những lo lắng về tốc độ và quỹ đạo của sự phục hồi này có thể ảnh hưởng tới thị trường năng lượng toàn cầu.Báo cáo của OPEC trích dẫn những lo ngại về sự lây lan của các biến thể COVID-19, áp lực lạm phát, và khả năng các ngân hàng trung ương ngừng các chương trình nới lỏng định lượng quy mô lớn.
OPEC dự báo nhu cầu dầu mỏ thế giới sẽ tăng và đạt mức tương tự như trước đại dịch COVID-19 là 104,4 triệu thùng/ngày vào năm 2026.Tuy nhiên, OPEC cho rằng gần 80% mức tăng nhu cầu sẽ được hình thành trong vòng ba năm đầu tiên (2021-2023), chủ yếu nhờ quá trình phục hồi từ cuộc khủng hoảng COVID-19.
Nhu cầu dầu mỏ của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dự kiến sẽ tăng gần 4 triệu thùng/ngày trong giai đoạn từ nay đến năm 2026, nhưng OPEC cho rằng mức tăng này sẽ không đủ để đưa nhu cầu trở lại các mức trước đại dịch COVID-19.Nhu cầu của các nền kinh tế ngoài OECD dự kiến sẽ tăng gần 10 triệu thùng/ngày trong trung hạn, chủ yếu nhờ dân số ngày càng gia tăng và các nền kinh tế ngày càng phát triển ở châu Á, châu Phi và Trung Đông.
Nhập khẩu dầu mỏ của Trung Quốc, Nhật Bản và toàn khu vực châu Á-Thái Bình Dương nói chung sẽ tăng mạnh mẽ từ khoảng 23,5 triệu thùng/ngày năm 2019, thời điểm trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, lên gần 30 triệu thùng/ngày vào năm 2045.Xuất khẩu dầu thô của Trung Đông sang khu vực này được dự báo sẽ đạt hơn 19,5 triệu thùng/ngày vào năm 2045, cao hơn khoảng 4,8 triệu thùng/ngày so với năm 2019.
OPEC dự báo nhu cầu năng lượng thế giới sẽ tăng 28% trong giai đoạn 2020-2045, khi quy mô nền kinh tế toàn cầu dự kiến tăng gấp đôi giai đoạn này.Báo cáo của OPEC cho biết thêm nhu cầu đối với tất cả các loại năng lượng sẽ tăng ngoại trừ than đá. Năng lượng tái tạo được dự báo sẽ ghi nhận mức tăng trưởng lớn nhất, tiếp đến là khí đốt, song dầu mỏ dự kiến sẽ vẫn giữ vị trí số một trong cơ cấu năng lượng./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Nga và Hungary ký thỏa thuận cung cấp khí đốt dài hạn
21:44' - 27/09/2021
Ngày 27/9, tại trụ sở Bộ Ngoại giao Hungary, đại diện của tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga và tập đoàn năng lượng MVM của Hungary đã ký một thỏa thuận cung cấp khí đốt dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Nga sẵn sàng tăng lượng khí đốt bán cho châu Âu
20:15' - 26/09/2021
Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga sẵn sàng tăng nguồn cung khí tự nhiên bán cho châu Âu trong bối cảnh dự trữ khí đốt tại châu lục này đang ở mức thấp, khiến giá tăng cao.
-
Thị trường
IEA kêu gọi Nga cung cấp thêm khí đốt cho châu Âu
08:39' - 22/09/2021
IEA kêu gọi Nga cấp thêm khí đốt tự nhiên cho châu Âu trong bối cảnh giá năng lượng tăng cao kỷ lục và một số quốc gia có thể phải đối mặt với tình trạng mất điện khi mùa Đông bắt đầu.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới dứt chuỗi bốn tuần tăng liên tiếp
15:49' - 25/01/2025
Chốt phiên cuối tuần, giá dầu Brent tăng nhẹ 0,27% lên 78,50 USD/thùng, trong khi dầu thô WTI tiến 0,05% lên 74,66 USD/thùng.
-
Hàng hoá
Nhật Bản cân nhắc sử dụng gạo dự trữ để ổn định thị trường
14:58' - 25/01/2025
Chính phủ Nhật Bản đang cân nhắc sử dụng gạo dự trữ quốc gia để đảm bảo nguồn cung ổn định trên thị trường, qua đó kiềm chế đà tăng giá đối với mặt hàng thiết yếu này.
-
Hàng hoá
Thị trường các-bon chính thức vận hành từ năm 2029
11:55' - 25/01/2025
Thị trường các-bon tại Việt Nam sẽ được triển khai theo 02 giai đoạn: giai đoạn thí điểm từ năm 2025 đến hết năm 2028 và giai đoạn vận hành chính thức từ năm 2029.
-
Hàng hoá
Giá lithium năm 2025 dự báo sẽ hồi phục sau hai năm lao dốc
09:00' - 25/01/2025
Giá lithium được dự báo sẽ ổn định trong năm 2025 khi các mỏ đóng cửa và doanh số xe điện (EV) tăng mạnh ở Trung Quốc giúp giải quyết tình trạng dư cung.
-
Hàng hoá
Gắn "hộ chiếu" để tôm hùm xuất khẩu chính ngạch
18:13' - 24/01/2025
Nhằm gia tăng giá trị cho sản phẩm tôm hùm, ngành thủy sản tỉnh Phú Yên đã thí điểm triển khai gắn mã QR truy xuất nguồn gốc.
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm do kế hoạch tăng sản lượng của Mỹ
15:27' - 24/01/2025
Các nhà giao dịch dự báo giá dầu sẽ dao động trong khoảng từ 76,50-78 USD/thùng.
-
Hàng hoá
Giá dầu thế giới đi xuống sau động thái của Tổng thống Donald Trump
08:42' - 24/01/2025
Giá dầu thế giới giảm 1% trong phiên giao dịch ngày 23/1, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi Saudi Arabia và OPEC hạ giá dầu trong bài phát biểu của ông tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos.
-
Hàng hoá
Giá dầu châu Á nối dài đà giảm
15:22' - 23/01/2025
Giá dầu giảm trong phiên giao dịch 23/1 tại thị trường châu Á, tiếp nối đà giảm trước đó.
-
Hàng hoá
Giá cà phê tăng mạnh nhờ lực kép từ yếu tố vĩ mô và cung – cầu
08:39' - 23/01/2025
Giá cà phê Arabica tăng khoảng 4,3% lên mức 7.536 USD/tấn. Giá cà phê Robusta cũng tăng gần 4% lên mức 5.452 USD/tấn, mức cao nhất trong gần hai tháng gần đây.