Phát triển nóng, điện mặt trời vẫn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ
Thời gian vừa qua, điện mặt trời đã có sự phát triển một cách ồ ạt, vượt xa quy hoạch phát triển điện. Tuy nhiên, nhận định tại buổi trò chuyện: “Câu chuyện năng lượng” diễn ra ngày 24/8, nhiều diễn giả cho rằng, thực tế, điện mặt trời mới chỉ đáp ứng được lượng cung ứng điện rất nhỏ trong tổng nhu cầu điện. Do vậy, với mức độ tăng trưởng nhu cầu sử dụng điện trên 10%/năm, thời gian tới, Việt Nam vẫn phải trông cậy chủ yếu vào nguồn nhiệt điện than và nhiệt điện khí.
27 triệu kWh/750 triệu kWh Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), hiện tổng công suất lắp đặt toàn hệ thống điện là 48.000 MW, song mức độ khả dụng chỉ là 39.000 MW. Ông Võ Quang Lâm, Phó Tổng giám đốc EVN lo ngại, với tốc độ tăng trưởng sử dụng điện trên 10%/năm, nghĩa là năm tới phải có thêm khoảng 4.000 MW nữa, tương đương cung ứng khoảng 43.000 MW, không biết lấy đâu ra nguồn này. Thời gian qua, nhiều ý kiến cho rằng, năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện mặt trời với sự phát triển bùng nổ có thể bù đắp được lượng điện thiếu hụt, giảm bớt nỗi lo thiếu điện. Tuy nhiên, nói sâu hơn về vấn đề này, ông Võ Quang Lâm cho hay, nếu lấy tổng lượng điện thương phẩm của năm 2019 là 212 tỷ kWh chia cho 365 ngày thì mỗi ngày cần khoảng 750 triệu kWh. “Trong khi đó, ngày cao điểm nhất gần đây là 21/8, công suất điện mặt trời đạt 27 triệu kWh. Như vậy, lượng điện còn lại cần có sẵn sàng “bất kể ngày đêm” phải là 720-730 triệu kWh. Điện mặt trời quan trọng nhưng mới chịu được tại thời điểm cao điểm là 27 triệu kWh/750 triệu kWh. Lượng còn lại phải bù vào bằng các nguồn điện truyền thống khác như điện than, điện khí, thuỷ điện", ông Lâm nói. Đó là chưa kể tới việc các dự án điện mặt trời mọc lên ồ ạt, vượt quy hoạch điện cũng sẽ khiến cho việc giải tỏa công suất các dự án này gặp khó. Theo quy hoạch điện VII điều chỉnh, đến năm 2020, tổng công suất điện mặt trời mới đạt 850 MW nhưng thực tế hiện nay đã đạt 4.500 MW và sang năm, con số này dự kiến sẽ lên tới 7.700 MW. Con số thực đi xa hơn khá nhiều so với con số quy hoạch. “Một nhà máy năng lượng tái tạo xây dựng chỉ mất 8-10 tháng, song một đường dây truyền tải 500 KV phải xây mất 3-5 năm. Nhiều nơi như Bình Thuận, Ninh Thuận tập trung nhiều dự án năng lượng tái tạo, dù có nỗ lực xây dựng hệ thống truyền tải nhanh nhưng cũng có độ trễ nhất định”, ông Võ Quang Lâm nói. Nhiệt điện vẫn là cứu cánh? Với sự chậm tiến độ của rất nhiều dự án điện hiện tại, nhiều khả năng từ nay tới năm 2021, sẽ chưa thể thấy được nguồn điện nào mới khả thi. Xung quanh câu chuyện nguồn điện của Việt Nam, ông Hà Đăng Sơn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Tăng trưởng xanh cho hay, thuỷ điện đã khai thác cạn kiệt, điện gió, điện mặt trời tốt nhưng tác động lên giá nhiều; điện than cũng cần hạn chế. Trong bối cảnh hiện tại, nếu không phát triển điện hạt nhân thì nên xem xét thêm nguồn về điện khí. Việt Nam cần nghiên cứu chi tiết, phải đa dạng hoá nguồn. Theo ông Võ Quang Lâm, đến tận năm 2025, dự báo tăng trưởng nhu cầu sử dụng điện vẫn trên 10%/năm. Để đáp ứng nhu cầu về điện, cơ cấu các nguồn điện truyền thống cần được quan tâm đúng mức, nghiêm túc. Hiện nay, năng lượng truyền thống hiện chỉ còn nhiệt điện than và nhiệt điện khí có thể nhìn tới. Dù vẫn nắm giữ vị trí chủ đạo trong việc cung ứng điện, song năng lượng truyền thống cũng gặp khó khăn trong khai thác. Phó Tổng giám đốc EVN cho hay, trong bối cảnh này, Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tổng công ty Đông Bắc khai thác than khá khó khăn, công suất không tăng lên được trong khi giá lại tăng lên, dẫn tới phải nhập khẩu than, khí. “Hiện nay, để nhập khẩu khí về Việt Nam, cần phải có cảng nước sâu để những tàu lớn có thể vào. Trong khi đó, để mở một mỏ khí cần nguồn vốn đầu tư lớn, với thời gian dài 5-7 năm, thậm chí 10 năm mới có khí. Do vậy, cần phải tính toán quy hoạch sớm, chỗ nào làm được nhà máy khí, chỗ nào làm nhiệt điện than sao cho hiệu quả nhất”, ông Lâm nói. Chia sẻ thêm về câu chuyện ngành điện, bà Ngô Tố Nhiên, thành viên Sáng kiến về chuyển dịch năng lượng Việt Nam cho rằng, muốn thúc đẩy thị trường phát điện, cạnh tranh về đầu tư, phải đưa giá mua buôn điện tiệm cận với thị trường thông qua việc đấu giá. Ông Võ Quang Lâm cũng cho rằng, muốn tạo được thị trường vận hành đầy đủ thì hàng hoá phải đầy đủ, tốt. Hiện, thị trường điện đang thiếu hàng, cụ thể là thiếu nguồn. “Khi điện gió, điện mặt trời có tín hiệu tốt về giá là đầu tư bùng nổ, còn điện truyền thống thì chưa thấy. Các nguồn vốn đầu tư nước ngoài dồn vào Việt Nam cũng chủ yếu đầu tư vào các lĩnh vực khác chứ không đầu tư vào ngành điện. EVN sẽ tiếp tục kiến nghị Chính phủ tháo gỡ cơ chế để có thêm nhiều nhà đầu tư đầu tư vào nguồn điện”, ông Lâm khẳng định./.>>> Kinh nghiệm phát triển năng lượng tái tạo ở Nhật Bản: Những dự án vì cộng đồng
- Từ khóa :
- điện mặt trời
- evn
- tkv
- nhiệt điện
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Thí điểm đấu thầu các dự án điện mặt trời trong năm 2020
11:37' - 06/08/2019
Bộ cần sớm thực hiện cơ chế đấu thầu các dự án điện mặt trời, thực hiện thí điểm trong năm 2020 để hoàn thiện và thực hiện rộng rãi từ năm 2021.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu kiểm tra phản ánh về phát triển điện mặt trời
19:07' - 12/07/2019
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì kiểm tra thông tin báo chí nêu về vấn đề phát triển điện mặt trời.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam với các điều kiện vượt trội
20:37' - 22/05/2025
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam với môi trường pháp lý minh bạch, thông thoáng; hạ tầng hiện đại, thông suốt...
-
Kinh tế Việt Nam
Thông cáo đặc biệt về Lễ tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương
20:10' - 22/05/2025
Thông cáo đặc biệt về Lễ tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân cấp, phân quyền triệt để trong lĩnh vực xây dựng, giao thông
19:58' - 22/05/2025
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Xây dựng tiếp tục hoàn thiện dự thảo các nghị định, xác định rõ phạm vi phân cấp, phân quyền từ thẩm quyền.
-
Kinh tế Việt Nam
Công tác nội chính phải hướng mục tiêu giữ vững ổn định để phát triển đất nước
19:29' - 22/05/2025
Chiều 22/5, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì làm việc với Ban Nội chính Trung ương về kết quả công tác từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay và phương hướng công tác thời gian tới.
-
Kinh tế Việt Nam
Gọng kìm dẹp buôn lậu, hàng giả: Định hình lại cuộc chơi trên thương mại điện tử
19:27' - 22/05/2025
Các đối tượng đã nhắm tới khoảng hơn 80% người dùng Internet mua sắm trực tuyến, lợi dụng những kẽ hở để tiêu thụ hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, gian lận thương mại.
-
Kinh tế Việt Nam
Phiên họp thứ hai của Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
19:15' - 22/05/2025
Theo báo cáo của Bộ Công an, tính đến 16 giờ ngày 22/5/2025, đã có 10.760.937 người dân, với tổng 70.946.231 lượt, trong đó 70.913.737 ý kiến tán thành (bằng 99,95%), 32.494 không tán thành (0,05%).
-
Kinh tế Việt Nam
Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
19:06' - 22/05/2025
Chiều 22/5, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ.
-
Kinh tế Việt Nam
5 chính sách đột phá trong dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi)
18:40' - 22/05/2025
Ngày 22/5, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tin về việc triển khai xây dựng dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi) với 5 chính sách đột phá.
-
Kinh tế Việt Nam
Miễn học phí, bước tiến quan trọng đảm bảo quyền tiếp cận giáo dục công bằng
18:21' - 22/05/2025
Các ý kiến đại biểu Quốc hội hoan nghênh chủ trương miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông.