Phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên
Các đại biểu nhấn mạnh, việc trình Quốc hội điều chỉnh tăng mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 thể hiện quyết tâm, nỗ lực của Chính phủ trong việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025; góp phần củng cố, tạo nền tảng vững chắc để đạt tăng trưởng 2 con số trong thời gian đủ dài, đưa đất nước ta bước vào kỷ nguyên phát triển thịnh vượng.
* Càng khó khăn, áp lực thì càng phải nỗ lực
Phát biểu tại phiên thảo luận tổ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ, việc thúc đẩy tăng trưởng là yêu cầu khách quan, tất yếu. Hiện nay, tình hình thế giới diễn biến nhanh, căng thẳng thương mại và nguy cơ chiến tranh thương mại, nối tiếp sau những khó khăn như COVID-19, đứt gãy chuỗi cung ứng, cơn bão Yagi... Trong khi đó, quy mô nền kinh tế còn khiêm tốn, sức chống chịu có hạn và độ mở cao, nền kinh tế đang chuyển đổi nên với yêu cầu của sự phát triển, mong mỏi của nhân dân, việc đạt được mục tiêu được đánh giá là rất khó khăn. "Tinh thần là khó mấy cũng phải làm, phấn đấu tăng trưởng vì dân giàu, nước mạnh. Càng khó khăn, càng áp lực thì càng phải nỗ lực", Thủ tướng khẳng định. Thủ tướng cho biết đã giao chỉ tiêu cụ thể cho từng bộ, ngành, địa phương với tinh thần cả nước phải tăng trưởng, các ngành tăng trưởng, doanh nghiệp tăng trưởng. Tất cả phải hành động, tập trung cho mục tiêu tăng trưởng. Về giải pháp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh phải tạo không gian sáng tạo để các bộ, ngành, doanh nghiệp, người dân và các chủ thể liên quan thực hiện mục tiêu tăng trưởng. Bên cạnh đó, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng cao, kết hợp chính sách tài khóa, ưu đãi thuế, phí, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh.Thủ tướng đề cập đến giải pháp thúc đẩy đầu tư công, đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược về: Thể chế, hạ tầng và nguồn nhân lực theo tinh thần “vướng mắc ở đâu gỡ ở đó, vướng mắc lúc nào gỡ lúc đó”. Trong đó, đột phá hạ tầng sẽ làm các tuyến đường sắt như tuyến: Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và tuyến đường sắt đô thị Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.
Việc triển khai các dự án này gắn với chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực và vốn hợp lý, có cơ chế, chính sách đặc thù để đẩy nhanh tiến độ, giảm chi phí, không để dự án đội vốn, kéo dài và tăng cường kiểm tra, giám sát.
Thủ tướng cũng nêu lên giải pháp vừa làm mới động lực tăng trưởng truyền thống như đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng, vừa thúc đẩy mạnh mẽ động lực tăng trưởng mới dựa vào khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo. Chính phủ sẽ thể chế hóa và có chương trình hành động triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về "khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia", tăng năng suất lao động để phát triển nhanh và bền vững. Dẫn chứng việc triển khai đường dây 500kV mạch 3, sân bay Long Thành, việc đảm bảo cung ứng điện, Thủ tướng cho rằng điều quan trọng là quản lý, vận hành, thực hiện sao cho hiệu quả. Cùng với các giải pháp trọng tâm trên, Thủ tướng cho biết, việc cải cách, tổ chức sắp xếp bộ máy cũng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, giảm thủ tục hành chính và bỏ cơ chế xin - cho. Việc cải cách bộ máy hành chính là phục vụ phát triển, với mục tiêu cuối cùng là người dân hạnh phúc, ấm no, đất nước hùng cường, giàu mạnh, xã hội văn minh và phát triển."Từ giờ đến cuối năm còn nhiều việc phải làm nên đòi hỏi sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị, sự vào cuộc của người dân, doanh nghiệp, phải quyết tâm, đoàn kết, thống nhất", Thủ tướng nhấn mạnh.
* Có cơ chế thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triểnPhát biểu tại phiên thảo luận tổ, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, nếu năm nay tăng trưởng 8% trở lên thì giai đoạn 2026 - 2030 mới đạt tăng trưởng 2 con số nhằm đạt mục tiêu đến năm 2030 kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, Việt Nam là nước thu nhập trung bình cao. Đây là chủ trương lớn của Đảng, đòi hỏi Quốc hội phải bàn giải pháp; từ đó Chính phủ có cơ sở điều hành, các địa phương phải nỗ lực, quyết tâm lớn thì mới đạt mục tiêu.
Chủ tịch Quốc hội cho rằng, vấn đề then chốt là phải có cơ chế thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển bởi trong tổng mức đầu tư toàn xã hội, đầu tư tư nhân chiếm 55%. Đây là yếu tố quyết định cho mục tiêu tăng trưởng trên 8%. Để phát triển đầu tư tư nhân, theo Chủ tịch Quốc hội, quan trọng nhất là cải cách thể chế để nhà đầu tư yên tâm. Tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã cơ bản tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc mà Chính phủ đề xuất với việc điều chỉnh sớm hiệu lực thi hành của Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) từ ngày 1/8/2024. Đây là tiền đề để Chính phủ điều hành tăng trưởng 6 tháng cuối năm, đạt nhiều kết quả nổi bật. Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiếp tục tháo gỡ khó khăn với việc ban hành Luật Đầu tư công (sửa đổi), “1 luật sửa 4 luật về đầu tư”, “1 luật sửa 9 luật về tài chính, ngân sách”… phân cấp, phân quyền mạnh cho địa phương. Để triển khai luật, nghị quyết của Quốc hội, việc Chính phủ sớm ban hành các nghị định, thông tư cũng là tiền đề để huy động tối đa nguồn lực cho phát triển đất nước. Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 này, Quốc hội sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, phân cấp mạnh cho Chính phủ, địa phương trong ban hành các chính sách. Quốc hội chỉ ban hành luật khung, Chính phủ ban hành nghị định; bộ, ngành ban hành thông tư.Chủ tịch Quốc hội nêu rõ: Thủ tục đầu tư phải thông thoáng, cởi mở. Muốn phát triển kinh tế sâu rộng, bền vững, Chính phủ cần xác định không nên đặt mục tiêu thu ngân sách ngắn hạn mà cần nhìn mục tiêu dài hạn hơn, quan tâm bồi dưỡng nguồn thu, thu đúng, thu đủ để doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Điều kiện, cơ chế thông thoáng sẽ tạo động lực cho doanh nghiệp, người dân đầu tư.
Trong 6 nhiệm vụ, giải pháp để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên, Chính phủ đã quan tâm đến việc ưu tiên giải quyết các nguồn lực bị lãng phí như quy hoạch treo, dự án vướng thủ tục, đất công không sử dụng, tài sản tranh chấp và các vụ án kéo dài... Chủ tịch Quốc hội cho rằng, đây là chủ trương rất đúng, nhưng để trở thành hiện thực thì còn rất nhiều việc phải làm. Hiện nay, trong nhiều dự án đang thực hiện có dự án bị vướng quy hoạch, thủ tục… Bản chất không phải là vướng mắc về pháp lý mà là về mặt thủ tục cần phải tháo gỡ. Các doanh nghiệp trong ngành xây dựng, bất động sản nói riêng, cộng đồng doanh nghiệp nói chung trông chờ biện pháp hành động cụ thể của bộ, ngành, địa phương để tháo gỡ khó khăn, tạo môi trường thuận lợi. Nêu thực tế trong khi nhiều địa phương không kêu khó, làm hiệu quả, có nơi phát triển nhanh, có địa phương lại chậm, Chủ tịch Quốc hội lưu ý, cần xem lại khâu triển khai. "Để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên phải quyết tâm đồng bộ, từ Đảng, Nhà nước, Trung ương, địa phương đến toàn dân, phát huy sức mạnh thì mới thực hiện được", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV: Tạo cơ sở pháp lý sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước "càng sớm càng tốt"
14:29' - 14/02/2025
Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về việc xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV: Phân cấp, phân quyền cần cơ chế kiểm soát chặt chẽ
13:00' - 14/02/2025
Tiếp tục chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 9, sáng 14/2, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi); trong đó việc phân cấp, phân quyền cần cơ chế kiểm soát chặt chẽ.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV: Thảo luận Đề án bổ sung về phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
07:58' - 14/02/2025
Sáng 14/2, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV: Không kiểm soát hiệu quả khi phân cấp có thể dẫn đến tha hóa quyền lực
12:20'
Sáng 15/2, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), trong đó một số ý kiến cho rằng không kiểm soát hiệu quả khi phân cấp có thể dẫn đến tha hóa quyền lực.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng: Cơ hội phát triển mạnh mẽ cho vùng Tây Bắc
11:03'
Dự án xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng đang được kỳ vọng sẽ tạo ra Cơ hội phát triển mạnh mẽ cho các tỉnh vùng Tây Bắc.
-
Kinh tế Việt Nam
Dự án Đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng: Hải Phòng muốn đóng góp gần 11 nghìn tỷ đồng
10:48'
UBND thành phố đã đề xuất đóng góp khoảng 10.960 tỷ đồng vào nguồn vốn Dự án Đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng do Bộ Giao thông vận tải thực hiện.
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội gỡ khó trong quy hoạch cấp huyện
10:25'
Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh vừa chỉ đạo xem xét giải quyết khó khăn, vướng mắc về quy hoạch, nhất là đối với việc nghiên cứu tổ chức lập các quy hoạch chung cấp huyện.
-
Kinh tế Việt Nam
Đường sắt Hà Nội- Lào Cai: Mở ra cơ hội phát triển cho Hưng Yên và vùng lân cận
10:25'
Dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng dự kiến được hoàn thành vào năm 2030. Tuyến đường chạy qua 9 tỉnh, thành phố sẽ mở ra cơ hội phát triển cho Hưng Yên và vùng lân cận.
-
Kinh tế Việt Nam
Cử tri Thành phố Hồ Chí Minh hiến kế thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế
09:03'
Cử tri Thành phố Hồ Chí Minh đã hiến kế để hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 của Việt Nam từ 8% trở lên.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam kết nối doanh nghiệp đầu tư tại Lào
08:35'
Theo Thủ tướng Sonexay Siphandone, chính phủ Lào sẽ luôn tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài sớm triển khai được các hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Lào.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV: Trình Nghị quyết tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học công nghệ
08:08'
Sáng 15/2, Quốc hội thảo luận ở tổ về nội dung Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
-
Kinh tế Việt Nam
Kinh tế Eurozone đối mặt với nhiều rủi ro suy giảm trong năm 2025
22:16' - 14/02/2025
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Eurozone tăng 0,1% trong quý IV/2024, cao hơn so với ước tính trước đó là không tăng trưởng.