Phản ứng của đảng Dân chủ đối với Thông điệp Liên bang của Tổng thống Donald Trump
Ngay sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump kết thúc bản Thông điệp Liên bang, bà Stacey Abrams, một chính khách đang nổi lên của đảng Dân chủ, được đảng này lựa chọn phát biểu phản ứng về Thông điệp Liên bang 2019.
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, phát biểu tại Atlanta, bà Abrams chỉ trích chính sách thuế được áp dụng vào năm 2017 cũng như chính sách nhập cư cứng rắn gây tranh cãi của chính quyền Tổng thống Trump khi cho rằng nước Mỹ trở nên mạnh mẽ hơn đó chính là nhờ những người nhập cư chứ không phải là bức tường dọc biên giới giữa Mỹ và Mexico.
Bà Abrams cũng khẳng định mặc dù cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa có thể đã đưa ra kế hoạch cho người nhập cư, nhưng chính quyền Tổng thống Trump lại chọn lựa chính sách chia tách trẻ em ra khỏi gia đình của chúng.
Trong bài phát biểu của mình, bà Abrams cũng lên tiếng chỉ trích nạn phân biệt chủng tộc và cho rằng những kẻ phân biệt chủng tộc cần phải chịu trách nhiệm cho dù thuộc bất cứ tầng lớp nào.
Ngoài ra, bà Abrams cũng lên tiếng bảo vệ Đạo luật Chăm sóc sức khỏe với giá cả phù hợp, cũng như kêu gọi các biện pháp kiểm soát súng và đưa ra hành động nhanh chóng đối với việc biến đối khí hậu. Đây sẽ là những vấn đề trọng tâm của các cuộc tranh luận trong cuộc bầu cử tổng thống sẽ diễn ra vào năm 2020.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã sử dụng Thông điệp Liên bang 2019 của ông để kêu gọi một kỷ nguyên hợp tác mới nhằm phá vỡ "hàng thập kỷ" bế tắc chính trị ở Mỹ. Thông qua bản Thông điệp Liên bang, Tổng thống Trump gửi đi một thông điệp rõ ràng, kêu gọi sự đoàn kết và hợp tác lưỡng đảng nhằm cải thiện tình trạng chia rẽ chính trị sâu sắc hiện nay và xoa dịu bầu không khí xung đột căng thẳng giữa đảng Dân chủ và Cộng hòa.
Cùng ngày, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi và lãnh đạo phe thiểu số tại Thượng viện Chuck Schumer nhấn mạnh tới khả năng hợp tác với Tổng thống Mỹ Donald Trump để giải quyết vấn đề cơ sở hạ tầng và giá thuốc kê theo toa, song họ không đặt quá nhiều kỳ vọng vào khả năng hợp tác này.
Bà Pelosi bày tỏ hy vọng Tổng thống Trump có thể đưa ra nội dung cụ thể về những lĩnh vực nói trên mà theo bà, hai bên có thể cùng nhau phối hợp hành động. Bà cho hay cơ sở hạ tầng là một lĩnh vực ưu tiên của đảng Dân chủ và ông Trump có thể hợp tác.
Trong khi đó, ông Schumer nhận định ông chủ Nhà Trắng đã nói một số điều tốt đẹp trong Thông điệp Liên bang nhưng có thể sẵn sàng từ bỏ ngay sau đó.
Ngoài ra, cả bà Pelosi và ông Schumer để ngỏ khả năng phe Dân chủ và chính quyền Tổng thống Trump đạt được thỏa thuận về vấn đề an ninh biên giới.
Bản Thông điệp Liên bang được đưa ra trong bối cảnh Tổng thống Trump bước vào nửa cuối của nhiệm kỳ đầu tiên của ông với những thách thức lớn, trong đó có cuộc điều tra kéo dài của Công tố viên đặc biệt Robert Mueller về mối quan hệ giữa nhóm vận động tranh cử tổng thống của ông năm 2016 với Nga, các cuộc điều tra của phe Dân chủ ở Hạ viện cũng như cuộc đàm phán thương mại đầy khó khăn với Trung Quốc cùng nhiều vấn đề khác.
Điều này sẽ khiến Tổng thống Trump sẽ phải chịu sức ép rất lớn cũng như phải đối mặt với nhiều khó khăn trong cuộc bầu cử tổng thống kế tiếp sẽ diễn ra vào cuối năm 2020./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Donald Trump nêu bật thành quả kinh tế của nước Mỹ trong 2 năm
13:04' - 06/02/2019
Trong Thông điệp Liên bang năm 2019 đọc trước Quốc hội Mỹ, Tổng thống Donald Trump đặc biệt nhấn mạnh thành quả kinh tế đạt được trong vòng 2 năm kể từ khi ông bước chân vào Nhà Trắng năm 2016.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ đọc Thông điệp Liên Bang lần thứ hai
09:52' - 06/02/2019
Đúng 9h tối 5/2 (sáng 6/2 theo giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Donald Trump đọc Thông điệp Liên bang lần thứ hai của ông.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ và Chủ tịch Fed có buổi thảo luận đầu tiên
12:07' - 05/02/2019
Buổi ăn tối làm việc được sắp xếp theo lời mời của Tổng thống Trump để thảo luận các diễn biến kinh tế gần đây cũng như triển vọng tăng trưởng, việc làm và lạm phát.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Nga trong "bão trừng phạt": Từ thích ứng đến đột phá
22:05'
Trong suốt 10 năm qua, nền kinh tế Nga đã phải chịu hàng nghìn biện pháp trừng phạt với quy mô chưa từng có, nhưng đã trụ vững cho đến nay.
-
Kinh tế Thế giới
Đức: Chính phủ liên bang trình dự luật đảm bảo quyền lợi cho người lao động
21:28'
Mục đích của dự luật là chỉ trao các hợp đồng liên bang cho các công ty áp dụng các tiêu chuẩn thương lượng tập thể.
-
Kinh tế Thế giới
Australia chấn chỉnh hành vi sai trái của các chuỗi siêu thị lớn
20:56'
Các chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện ích lớn, trong đó có Coles và Woolworths cùng ALDI của Đức và nhà bán buôn Metcash sẽ phải tuân thủ quy tắc ứng xử từ tháng 4 năm sau.
-
Kinh tế Thế giới
Triển vọng ảm đạm của Kinh tế Hàn Quốc
16:30'
Triển vọng kinh tế của Hàn Quốc ngày càng trở nên ảm đạm, do những khó khăn trong nước và rủi ro bên ngoài, đặc biệt là với những thay đổi chính sách tiềm năng của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành dầu mỏ Mỹ cảnh báo hậu quả khi không được miễn trừ thuế
16:29'
Chính sách áp thuế nhập khẩu 25% (bao gồm cả dầu thô) với Canada và Mexico của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump được cảnh báo có thể gây hại cho người tiêu dùng, công nghiệp và an ninh quốc gia.
-
Kinh tế Thế giới
EC hỗ trợ các nước EU phát triển kinh tế
16:23'
EC đã công bố gói báo cáo mùa Thu (Autumn Package) được soạn thảo để hỗ trợ các nước thành viên của EU đạt được sự ổn định và tăng trưởng kinh tế vĩ mô, cũng như sự tăng trưởng bền vững về tài chính.
-
Kinh tế Thế giới
Những dấu hỏi về chính sách thuế mới của Mỹ
15:47'
Kinh tế toàn cầu đang đứng trước một làn sóng bất ổn mới khi Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố áp đặt mức thuế cao với hàng hóa nhập khẩu từ các đối tác thương mại lớn của Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Gazprom có kế hoạch ngừng vận chuyển khí đốt qua Ukraine vào năm 2025
15:26'
Tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga đang lên kế hoạch cho năm 2025 dựa trên giả định sẽ không còn vận chuyển khí đốt sang châu Âu qua Ukraine sau ngày 31/12.
-
Kinh tế Thế giới
Anh muốn đứng đầu G7 về tỷ lệ việc làm
15:05'
Chính phủ Anh đặt mục tiêu vươn lên đứng đầu Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) về tỷ lệ việc làm.