Tổng thống Mỹ đọc Thông điệp Liên Bang lần thứ hai
Đây là một hoạt động thường niên quan trọng của người đứng đầu Nhà Trắng, trong đó đưa ra tầm nhìn, phương hướng và chính sách đối nội cũng như đối ngoại của chính phủ trong năm.
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, nội dung thông điệp được Nhà Trắng công bố trước đó cho biết tại sự kiện quan trọng này, Tổng thống Trump gửi đi một thông điệp rõ ràng, kêu gọi sự đoàn kết và hợp tác lưỡng đảng nhằm cải thiện tình trạng chia rẽ chính trị sâu sắc hiện nay và xoa dịu bầu không khí xung đột căng thẳng giữa đảng Dân chủ và Cộng hòa.
Bên cạnh đó, ông chủ Nhà Trắng ca ngợi những thành tựu quan trọng đã đạt được trong năm vừa qua trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế. Nhờ gói cắt giảm thuế được thực hiện từ cuối năm 2017 cùng với một số chính sách khác, nền kinh tế Mỹ đạt mức tăng trưởng nhanh chóng với số lượng người Mỹ có việc làm đạt mức cao nhất từ trước tới nay, tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất trong lịch sử và tiền lương đang tăng với tốc độ nhanh hơn.
Trong bản Thông điệp Liên bang lần này, Tổng thống Trump cũng tập trung đề cập một số lĩnh vực quan trọng, trong đó nổi bật nhất là chính sách nhập cư và an ninh biên giới cùng với đề xuất khoản kinh phí xây dựng bức tường biên giới giữa Mỹ và Mexico; vấn đề kinh tế và việc làm; thương mại quốc tế với các cuộc đàm phán đang diễn ra giữa Mỹ và Trung Quốc; vấn đề Triều Tiên với cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ hai, vấn đề chăm sóc sức khỏe hay các dự án cơ sở hạ tầng.
Thông điệp Liên bang cũng cập nhật chính sách đối ngoại cùng những nỗ lực ngoại giao và quân sự của Mỹ trên toàn thế giới, qua đó khẳng định mong muốn bảo vệ lợi ích của Mỹ và chấm dứt các cuộc chiến kéo dài ở nước ngoài.
Bản Thông điệp Liên bang được đưa ra trong bối cảnh Tổng thống Trump bước vào nửa cuối của nhiệm kỳ đầu tiên của ông với những thách thức lớn, trong đó có cuộc điều tra kéo dài của Công tố viên đặc biệt Robert Mueller về mối quan hệ giữa ban vận động tranh cử Tổng thống của ông năm 2016 với Nga, các cuộc điều tra của phe Dân chủ ở Hạ viện cũng như cuộc đàm phán thương mại đầy khó khăn với Trung Quốc cùng nhiều vấn đề khác.
Điều này sẽ khiến Tổng thống Trump sẽ phải chịu sức ép rất lớn cũng như phải đối mặt với nhiều khó khăn trong cuộc bầu cử Tổng thống kế tiếp sẽ diễn ra vào cuối năm 2020.
Theo dự kiến ban đầu, Tổng thống Trump đọc thông điệp liên bang tại phòng họp Hạ viện vào ngày 29/1. Tuy nhiên, Tổng thống Trump đã phải hoãn sự kiện này tới ngày 5/2 do những bất đồng với đảng Dân chủ liên quan đến khoản ngân sách hơn 5 tỷ đồng xây dựng bức tường biên giới dọc biên giới giữa Mỹ và Mexico khiến chính phủ Mỹ phải đóng cửa một phần kéo dài nhất trong lịch sử./.
Xem thêm:Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Dự báo một vài điểm "nóng" trong Thông điệp liên bang của Tổng thống Mỹ
06:38' - 05/02/2019
Đọc Thông điệp liên bang là một hoạt động thường niên của người đứng đầu Nhà Trắng trong việc đưa ra tầm nhìn, phương hướng và chính sách đối nội cũng như đối ngoại của chính phủ trong năm tiếp theo.
-
Kinh tế Thế giới
Hé lộ nội dung Thông điệp liên bang của Tổng thống Mỹ
15:24' - 02/02/2019
Trong Thông điệp liên bang lần thứ hai của mình đọc ngày 5/2 tới, Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ gửi đi thông điệp lạc quan, đoàn kết và tìm cách cải thiện bầu không khí xung đột căng thẳng hiện nay.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ khẳng định đàm phán thương mại với Trung Quốc diễn ra tốt đẹp
21:40' - 31/01/2019
Trên mạng xã hội Twitter, Tổng thống Trump thông báo "Các cuộc họp đang diễn ra tốt đẹp với thiện chí và tinh thần tốt từ cả hai bên.
-
Kinh tế Thế giới
Chốt ngày Tổng thống Mỹ đọc Thông điệp liên bang
08:09' - 29/01/2019
Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ đọc Thông điệp liên bang vào ngày 5/2 tới sau khi chấp thuận lời mời mới được Chủ tịch Hạ viện Mỹ, thành viên đảng Dân chủ Nancy Pelosi đưa ra.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Kênh đào Suez thất thu do bất ổn tại Trung Đông kéo dài
08:20'
Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty cho biết quốc gia Bắc Phi này đã thiệt hại tới 8 tỷ USD do doanh thu từ Kênh đào Suez giảm mạnh, trong bối cảnh các cuộc xung đột ở Trung Đông.
-
Kinh tế Thế giới
Ngành ô tô Thái Lan tiếp tục giảm mạnh sản lượng
18:05' - 25/11/2024
Thái Lan dự kiến sẽ sản xuất 1,5 triệu ô tô chở khách và xe tải trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 2021 khi cả doanh số bán trong nước và xuất khẩu đều giảm.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia tìm kiếm đối tác cho chuỗi cung ứng bán dẫn
17:39' - 25/11/2024
Malaysia đang nỗ lực đa dạng hóa quan hệ hợp tác nhằm đảm bảo ổn định chuỗi cung ứng bán dẫn, qua đó giảm thiểu nguy cơ phải đối mặt với các rủi ro khi Mỹ triển khai chính sách thuế quan mới.
-
Kinh tế Thế giới
Nga là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản
17:24' - 25/11/2024
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với tạp chí Expert mới đây, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Patrushev cho biết nước này hiện là nhà cung cấp hàng đầu nhiều mặt hàng nông sản ra thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu
12:07' - 25/11/2024
Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn lời Ngoại trưởng Ấn Độ S Jaishankar cho biết nước này coi Italy là đối tác, đồng minh quan trọng ở châu Âu và là một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn ở Địa Trung Hải.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ, Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực
12:05' - 25/11/2024
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin để thảo luận về quan hệ song phương, các vấn đề khu vực và quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam
12:05' - 25/11/2024
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc hôm 25/11 đã tổ chức hội nghị bàn tròn với các doanh nghiệp Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam.
-
Kinh tế Thế giới
ASEAN, Ấn Độ thông báo vòng đàm phán tiếp theo về hiệp định thương mại song phương
09:49' - 25/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Bộ Công thương Ấn Độ mới đây thông báo vòng đàm phán tiếp theo về rà soát Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIGA) dự kiến được tổ chức vào tháng 2/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Fed: Nợ công của Mỹ là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính
14:29' - 24/11/2024
Theo nhận định từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), nợ công của nước này hiện là rủi ro lớn nhất đối với sự ổn định tài chính, vượt qua cả vấn đề lạm phát cao dai dẳng.