Pháp, Đức nhấn mạnh vai trò tiên phong trong công cuộc xây dựng lại châu Âu
Pháp và Đức nên cùng nhau trở thành "những quốc gia tiên phong" trong công cuộc xây dựng lại châu Âu. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 22/1 đã đưa ra lời kêu gọi trên tại lễ kỷ niệm 60 năm Pháp và Đức ký hiệp ước hợp tác thời hậu chiến diễn ra ở thủ đô Paris.
Tổng thống Macron chỉ ra rằng với tư cách là những quốc gia tiên phong, nhiệm vụ đầu tiên của Pháp và Đức là cùng nhau xây dựng một mô hình năng lượng mới vượt qua sự khác biệt giữa hai nước. Ông cho rằng hai nước cần khuyến khích và đẩy nhanh các khoản đầu tư công và tư nhân cần thiết ở cấp độ châu Âu để phục vụ cho quá trình chuyển đổi sinh thái.
Ông đồng thời nhấn mạnh hai quốc gia đồng minh này phải hoàn tất việc đa dạng hóa các nguồn lực và khuyến khích sản xuất năng lượng không có carbon ở châu Âu.
Cũng theo ông Macron, Pháp và Đức cũng nên là những quốc gia tiên phong về sự đổi mới và công nghệ của tương lai để xây dựng sự thịnh vượng về sinh thái và xã hội gắn kết hai nước. Nhà lãnh đạo Pháp cũng vạch ra chiến lược công nghiệp đầy tham vọng của châu Âu "Made In Europe 2030", mà ông cho rằng sẽ đưa châu lục này dẫn đầu về công nghệ mới và trí tuệ nhân tạo.
Về phần mình, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho rằng tương lai của châu Âu phụ thuộc vào "động lực dẫn dắt" của Đức và Pháp. Ông nhấn mạnh quan hệ hợp tác Đức-Pháp luôn được bồi đắp và hoạt động hiệu quả, như một "cỗ máy được vận hành trơn tru".
Pháp và Đức đã ký Hiệp ước Elysee năm 1963 về quan hệ hợp tác song phương thời hậu Chiến tranh Thế giới thứ hai trong tất cả các lĩnh vực, từ hợp tác quân sự cho đến giao lưu thanh niên. Từ đó đến nay, Pháp và Đức thường hợp tác, tạo nền tảng cho các phản ứng chung của châu Âu trong các giai đoạn khủng hoảng.
Tuy nhiên, mối quan hệ đối tác lịch sử đang bị phủ bóng bởi những khác biệt trong một loạt vấn đề, trong đó có cách tiếp cận đối với cuộc khủng hoảng tại Ukraine. Ngay cả công chúng hai nước cũng cảm thấy có vấn đề trong quan hệ song phương, khi kết quả thăm dò dư luận của Ipsos tuần vừa qua cho thấy, 36% người trả lời tại Pháp và 39% người trả lời tại Đức cho rằng mối quan hệ Đức-Pháp đang trầm lắng.
Cùng ngày, cuộc họp của Hội đồng Bộ trưởng Pháp-Đức lần thứ 23 cũng đã được tổ chức tại thủ đô Paris với trọng tâm xoay quanh các chủ đề như kinh tế, chuyển đổi năng lượng, quốc phòng và chính sách châu Âu. Trong tuyên bố chung, hai nước nhất trí tăng cường hợp tác trong lĩnh vực không gian vũ trụ và không gian mạng.
Tuyên bố nhấn mạnh hai nước cần củng cố và thúc đẩy các mô hình chính trị, kinh tế và xã hội của mình, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng nhằm sớm đạt được mục tiêu trung hòa khí thải carbon. Hai nước cũng bày tỏ quyết tâm giải quyết các thách thức về năng lượng, môi trường, khí hậu, công nghiệp và đa dạng sinh học./.
- Từ khóa :
- đức
- pháp
- xây dựng châu âu
- tổng thống pháp
- thủ tướng đức
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Ngành hàng xa xỉ châu Âu sẵn sàng đón du khách Trung Quốc trở lại
20:13' - 22/01/2023
Sự trở lại của các du khách Trung Quốc đã khiến ngân hàng RBC điều chỉnh lại dự báo tăng trưởng của ngành xa xỉ phẩm trong năm 2023 từ 7% lên 11%.
-
Phân tích - Dự báo
Châu Âu sẽ lấy dầu diesel từ đâu khi không có Nga?
06:30' - 21/01/2023
Từ ngày 5/2 tới, châu Âu sẽ phải tìm lượng dầu diesel tương đương với 14.000 bể bơi Olympic để cung cấp cho thị trường của mình do việc áp dụng lệnh cấm nhập khẩu dầu diesel từ Nga.
-
Thị trường
Hóa đơn năng lượng của người tiêu dùng tại châu Âu vẫn cao
17:19' - 19/01/2023
Giá bán buôn giá khí đốt giảm đưa đến dự đoán về sự kết thúc của cuộc khủng hoảng năng lượng tại châu Âu, nhưng hóa đơn năng lượng và khí đốt của người tiêu dùng vẫn rất cao, khiến lạm phát phi mã.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Tôn trọng quyền kinh doanh của doanh nghiệp
18:29' - 23/11/2024
Ngày 23/11, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội nghe Tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
-
Ý kiến và Bình luận
Truyền thông Mỹ nhận định Việt Nam có cơ hội kinh doanh lớn trong thời gian tới
18:37' - 21/11/2024
Theo trang forbes.com (Mỹ), nhiều thập kỷ qua, Việt Nam đã mở cửa cho các tập đoàn lớn. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có cơ hội kinh doanh lớn hơn nữa dưới thời chính quyền Trump 2.0.
-
Ý kiến và Bình luận
Morgan Stanley: Chính sách thuế của Donald Trump sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ
06:00' - 21/11/2024
Ông Seth Carpenter, nhà kinh tế trưởng của ngân hàng Morgan Stanley, cho rằng các mức thuế mà Tổng thống đắc cử Donald Trump đề xuất sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ vào năm 2026.
-
Ý kiến và Bình luận
Công nghệ AI dự báo sẽ tạo ra 680 tỷ USD cho ngành viễn thông
18:18' - 20/11/2024
Trong 15-20 năm tới, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) ước tính sẽ mang lại tới 680 tỷ USD cho ngành viễn thông.
-
Ý kiến và Bình luận
UNICEF cảnh báo 3 yếu tố đe dọa sức khỏe trẻ em
08:23' - 20/11/2024
Sự biến động về nhân khẩu học, biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng và quá trình chuyển đổi công nghệ nhanh chóng có nguy cơ dẫn đến tương lai ảm đạm cho thanh thiếu niên vào giữa thế kỷ 21.
-
Ý kiến và Bình luận
Ukraine thông qua ngân sách 2025 với khoản chi kỷ lục cho quốc phòng
08:14' - 20/11/2024
Quốc hội Ukraine đã thông qua toàn bộ luật về ngân sách quốc gia năm 2025, trong đó chi ngân sách năm tới được quy định ở mức kỷ lục 3.940 tỷ hryvnia (hơn 95 tỷ USD).
-
Ý kiến và Bình luận
Australia: Dự luật giới hạn số lượng sinh viên quốc tế có nguy cơ thất bại
08:41' - 19/11/2024
Liên minh hai đảng Tự do và Quốc gia (Liên đảng) cùng đảng Xanh của Australia ngày 18/11 đã lên tiếng phản đối dự luật giới hạn số lượng sinh viên quốc tế.
-
Ý kiến và Bình luận
Mô hình nào cho phát triển kinh tế cửa khẩu?
20:41' - 18/11/2024
Thời gian tới cần định dạng lại mô hình khu kinh tế cửa khẩu thành mô hình khu kinh tế phát triển toàn diện đa chức năng.
-
Ý kiến và Bình luận
Albemarle: Phương Tây khó từ bỏ nguồn cung từ Trung Quốc
12:22' - 18/11/2024
Albemarle, nhà sản xuất lithium lớn nhất thế giới nhận định việc phương Tây xây dựng chuỗi cung ứng lithium riêng tại Bắc Mỹ và châu Âu để giảm lệ thuộc vào Trung Quốc là không khả thi về mặt kinh tế.